4 thuyền viên nhảy tàu bỏ trốn đã về Việt Nam
Bốn thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu cá Hsieh Ta, Đài Loan, bị ngược đãi, đánh đập, nợ lương phải nhảy tàu trốn thoát ở đảo Haiti vào ngày 8/8 đã về đến Việt Nam vào đêm 12/8. Hiện còn 7 thuyền viên Việt Nam đang làm việc trên tàu này.
Bốn thuyền viên bị ngược đãi tại tàu cá của Đài Loan nhảy tàu trốn đã về Việt Nam (Ảnh minh họa)
Cuối chiều 13/8, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB-XH đã có thông tin gửi các cơ quan báo chí, cho biết đã xác định được danh tính 4 thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu cá Hsieh Ta (Đài Loan) bị ngược đãi, đánh đập đã phải nhảy tàu trốn thoát ở đảo Haiti (quần đảo Polynesia thuộc Pháp ở Nam Thái Bình dương) vào ngày 8/8.
Bốn thuyền viên gồm Hoàng Văn Hậu, Lê Đình Anh (cùng ngụ huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An), Nguyễn Văn Hùng và Trần văn Dũng. Trong số này, 2 thuyền viên Hậu và Anh đươc Công ty Cổ phần XKLĐ, Thương mại và Du lịch (TTLC) ký hợp đồng đưa đi làm việc cho tàu cá Hsieh Ta, còn thuyền viên Hùng đi qua Công ty TNHH MTV Đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế (Nosco) và thuyền viên Dũng thuộc về Công ty Cổ phàn Đầu tư Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hà Nội (Servico Hanoi).
Ngay sau khi biết danh tính thuyền viên và doanh nghiệp phái cử, ngày 12/8, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản yêu cầu 3 doanh nghiệp trên liên hệ với các bên liên quan đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các lao động, làm thủ tục đưa người lao động về nước sớm và làm rõ nguyên nhân người lao động bỏ hợp đồng cũng như điều kiện làm việc và đời sống trên tàu Hsieh Ta.
Video đang HOT
Theo báo cáo ban đầu của TTLC, 2 thuyền viên Hậu và Anh được TTLC cung ứng cho tàu cá Hsieh Ta ngày 20/2/2012, gia đình đã nhận được 4 tháng tiền lương do chủ tàu chi trả thông qua TTLC.
Khuya 12/8, 4 thủy thủ nói trên đã về Việt Nam và được đại diện của DN hỗ trợ chi phí tàu xe về quê.
Theo báo cáo của TTLC, qua trao đổi ban đầu, các thuyền viên cho biết muốn trốn ở lại cảng Papeete để tìm việc làm khác.
Ngoài 4 thuyền viên này, hiện trên tàu Hsieh Ta còn 7 thuyền viên khác người Việt nam. Cục Quản lý lao động ngoài nước đang tiếp tục kiểm tra xác minh để làm rõ vụ việc.
Theo Duy Quốc (Người lao động)
Công ty Vinashinlines "ngóng" Chính phủ hỗ trợ giải cứu 18 thuyền viên mắc kẹt
"Việc 18 thuyền viên mắc kẹt tại Trung Quốc là hệ quả để lại mà chúng tôi tiếp nhận. Vì vậy, chúng tôi đã tìm mọi cách giải quyết nhưng thực sự bế tắc. Ngay cả chúng tôi cũng bị nợ lương", ông Nguyễn Văn Thoa, Giám đốc trung tâm thuyền viên cho biết.
Trước đề nghị trả lời về những thông tin liên quan đến việc 18 thuyền viên mắc kẹt tại Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Thoa - Giám đốc trung tâm thuyền viên - cho biết: "Phía Công ty TNHH MTV Viễn Dương Vinashin (Vinashinlines) đã và đang tìm mọi cách để giải quyết. Tuy nhiên, đây là hệ quả để lại. Chúng tôi đến sau tiếp quản lại và cũng đang bế tắc. Nếu như để các thuyền viên có thể về nước ngay thì chỉ còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ".
Đại diện Công ty Vinashinlines cho biết bế tắc trước việc giải cứu 18 thuyền viên.
Ông Thoa cho biết thêm: "Chúng tôi biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình nhưng thực sự công ty không có tiền để trả. Lương là hỗ trợ của Chính phủ. Công ty đã cố gắng xin Chính phủ, bán lỗ thuyền để trả lương cho thuyền viên trước, còn các khoản khác thì trả sau".
Cùng làm việc với gia đình các thuyền viên, ông Bùi Trường Mạnh - Phó chủ tịch công đoàn công ty Vinashinlines cũng phân trần: "Bản thân chúng tôi cũng bị công ty nợ lương chứ không riêng gì thuyền viên. Từ tháng 11 mới có lương trở lại nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ. Chính phủ quyết định bán được tàu nào là trả lương cho thuyền viên của tàu đó. Hiện mới bán được một tàu, các tàu khác phải đợi tiếp".
Trước trả lời của đại diện Công ty Vinashinlines, nhiều người thân của các thuyền viên vượt hàng trăm cây số đến trụ sở công ty vừa thất vọng vừa bức xúc.
Chị Chu Thị Kiên, người nhà của thuyền viên Chu Trọng Cường bất bình: "Phía công ty nói như vậy thì khác nào bỏ mặc con em chúng tôi bên xứ người. Giờ công ty chỉ nói rằng đang bế tắc thì các thuyền viên đang mắc kẹt biết trông cậy vào đâu.
Hàng chục thân nhân các thuyền viên tỏ ra thất vọng và bức xúc trước trả lời của phía công ty.
Chúng tôi vẫn kiên quyết yêu cầu công ty dù bán được hay không bán được tàu, công ty vẫn phải đưa thuyền viên về. Nhiều gia đình có thuyền viên đi đều rất khó khăn, rất khổ. Mẹ tôi đã 70 tuổi chờ con về hàng ngày".
Bố của thuyền viên Lê Thanh Hải nói: "Con tôi quá thời điểm hợp đồng hơn 1 năm, lương bổng thì 6-7 tháng không có. Gia đình, vợ con nheo nhóc ở nhà. Nhưng điều quan trọng hơn là sức khỏe, tinh thần và tính mạng các thuyền viên bị mắc kẹt đang bị đe dọa và không có gì để đảm bảo. Vậy bao giờ công ty mới bán được tàu để con tôi về nước?".
Câu hỏi của gia đình các thuyền viên vẫn không nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía công ty Vinashinlines.
Theo Dantri
Cuộc sống như tù binh trong 'cơ sở ngược đãi' Bữa sáng của công nhân chỉ có mì tôm, trưa và chiều ăn cơm với cá khô chiên. Khi ngủ họ bị khóa trái cửa nên có người đã phải gỡ tấm tôn trèo lên mái nhà để đi vệ sinh. Việc anh Rót chết đuối khi cố đào thoát khỏi 'cơ sở ngược đãi' của ông Phong đang được điều tra. Ảnh:...