4 thực phẩm ‘đáng ngạc nhiên’ có thể làm tăng đường huyết
Tiến sĩ Charlotte Norton, Giám đốc Y tế của The Slimming Clinic, hệ thống phòng khám lớn nhất Anh, đã nói về những cân nhắc trong chế độ ăn uống trong việc quản lý lượng đường trong máu.
Đối với người bị tiểu đường loại 2, cần phải biết những thực phẩm tốt nhất và tồi tệ nhất đối với đường huyết, theo Express.
Tiến sĩ Norton cho biết, nói đến kiểm soát bệnh tiểu đường, đồ ngọt như ngũ cốc có đường và nước tăng lực là những thứ hầu như mọi người đều biết là cần phải tránh.
Sữa chua có đường hương vị trái cây là một trong những món người bệnh tiểu đường nên tránh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, điều nhiều người có thể không biết là có những loại thực phẩm không ngờ có thể làm tăng lượng đường trong máu. Như sữa chua có đường hương vị trái cây là một trong những món người bệnh tiểu đường nên tránh, theo Express.
4 loại thực phẩm người bệnh tiểu đường cần tránh
4 loại thực phẩm người bệnh tiểu đường cần tránh hoàn toàn bao gồm:
Sữa chua có đường hương trái cây
Trái cây sấy khô
Bánh mì trắng
Video đang HOT
Gạo trắng.
Tiến sĩ Norton cho biết: “Trái cây thường bị hiểu lầm đối với bệnh tiểu đường. Trong khi trái cây sấy khô không tốt cho mức đường huyết, một số trái cây tươi có thể là nguồn chất xơ tuyệt vời”.
Trái cây sấy khô không tốt cho mức đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Norton nhấn mạnh: “Chất xơ có vai trò rất quan trọng đối với đường huyết. Tiêu thụ chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa chậm lại, nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu”, theo Express.
“Các loại thực phẩm như các loại đậu, bông cải xanh, bơ và táo đều là những nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời”.
Vì nghiên cứu chứng minh rằng hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiểu đường có “liên quan chặt chẽ” đến chế độ ăn uống, tiến sĩ Norton khẳng định những gì mọi người chọn để tiêu thụ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nguy cơ trẻ béo phì sau giãn cách
Thiếu vận động, ăn thừa tinh bột, thực phẩm và đồ uống ngọt... trong các tháng giãn cách khiến nhiều trẻ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì.
Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc An Pha - Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết, các thống kê cho thấy khi Covid-19 diễn ra, tỷ lệ trẻ em bị thừa cân béo phì có xu hướng tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Theo báo cáo của các nhà khoa học Mỹ đăng tải trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ - JAMA vào tháng 8/2021, tỷ lệ trẻ 5-11 tuổi thừa cân, béo phì tăng từ 36,2% lên 45,7% sau đại dịch.
"Ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể song qua thực tế thăm khám tại Nutrihome, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ trẻ đến khám dinh dưỡng vì tăng cân, béo phì gần đây cũng tăng lên đáng kể khoảng 17%", bác sĩ An Pha cho biết.
Nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì
Bé Hoàng Khanh (11 tuổi, TP Thủ Đức) được mẹ đưa đến Nutrihome khám dinh dưỡng và phát hiện con đã tăng 8 kg trong vòng 3 tháng qua. Hiện bé vượt hơn 5 kg so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). "Mẹ bé Khanh không nhận ra con mình đang bị thừa cân. Nhiều phụ huynh khi đưa con đi khám cũng rơi vào tình cảnh tương tự", bác sĩ An Pha nói.
Thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương - nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia; bác sĩ Trưởng Nutrihome, nhận định, tình trạng trẻ bị tăng cân sau thời gian dài giãn cách là vì nhiều phụ huynh lo lắng con mình không đủ sức khỏe để phòng chống dịch bệnh, do đó, có xu hướng bồi bổ quá mức cho con.
Ngoài ra, chế độ ăn thiếu chất xơ nhưng lại quá nhiều tinh bột, đường, chất béo và các chất bổ dưỡng khác, đồng thời thiếu vận động, chỉ quanh quẩn trong nhà khiến cân nặng của nhiều trẻ tăng lên. Có trẻ tăng gần 10 kg trong vòng vài tháng ở nhà, bác sĩ Hương cho biết.
Sau giãn cách nhiều phụ huynh đưa trẻ đi khám dinh dưỡng tại Nutrihome. Ảnh: Nutrihome.
Cách nhận biết trẻ thừa cân, béo phì
Bác sĩ Hương cũng hướng dẫn cách nhận biết trẻ bị thừa cân béo phì căn cứ vào bảng chuẩn tăng trưởng chiều cao - cân nặng của WHO như sau:
- Đối với trẻ từ 60 tháng tuổi đến 19 tuổi: sử dụng BMI theo tuổi với công thức tính là BMI = cân nặng/(chiều cao x chiều cao). Cụ thể, khi đối chiếu với với bảng chỉ số BMI trẻ 5-19 tuổi, nếu BMI = -1SD đến 1SD là bình thường; BMI = 1SD đến 2SD là thừa cân; BMI => 2SD là béo phì.
- Đối với trẻ dưới 60 tháng tuổi: dùng chỉ số zcore đánh giá cân nặng theo chiều dài hoặc chiều cao. Chiều dài được tính đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi và chiều cao đối với trẻ từ 24 tháng trở lên. Cụ thể, khi đối chiếu với bảng cân nặng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi, nếu zcore = -1SD đến 2SD là bình thường; zcore = 2SD đến 3SD là thừa cân; zcore => 3SD là béo phì.
Bác sĩ Hương cho biết, thừa cân béo phì được định nghĩa là sự vượt ngưỡng về cân nặng theo chuẩn so với chiều cao. Đây là tình trạng tích tụ mỡ một cách quá mức và bất thường dưới dạng cục bộ hoặc toàn thân và có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Thừa cân, béo phì ở trẻ em có thể gây ra một số bệnh như: rối loạn chuyển hóa gây bệnh đái tháo đường (tiểu đường), tăng huyết áp...; nguy cơ dậy thì sớm kéo theo khả năng phát triển chiều cao bị hạn chế; bị béo phì khi trưởng thành và đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, mỡ máu, chứng ngừng thở khi ngủ...
Bác sĩ An Pha nhận định, thừa cân béo phì ở trẻ còn khiến trẻ đối diện với nguy hiểm trong đại dịch nếu bị nhiễm bệnh. Thừa cân béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ tiến triển nhanh, nặng các triệu chứng Covid-19 (với biến thể Delta) buộc trẻ phải nhập viện điều trị.
Nếu bị mắc Covid-19, trẻ thừa cân béo phì dễ đối mặt với các triệu chứng nặng. Ảnh: Shutterstock.
Bác sĩ Hương khuyên để giảm cân và kiểm soát cân nặng hợp lý, trẻ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học. Các phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau giúp con vừa giảm cân vừa đảm bảo sức khỏe, hấp thu đủ các dưỡng chất để phát triển chiều cao, thể trạng nói chung.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng để tránh trẻ bị thiếu chất. Mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đầy đủ, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính (chất bột đường, chất béo tốt, chất đạm, vitamin và khoáng chất) và đa dạng các thực phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe. Trong đó, trẻ cần được bổ sung các loại trái cây tươi, rau xanh, sữa, trứng, thịt, cá, hải sản... để tăng cường cung cấp vitamin (vitamin C, D), khoáng chất (sắt, kẽm, đồng, selen, magie...), chất xơ cho cơ thể.
Bố mẹ hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm giàu đạm, chất bột đường vượt quá nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng; các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, đường, chất tạo ngọt; ăn bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt có ga...
Tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, không bỏ bữa (nhất là bữa sáng và bữa trưa), hạn chế cho trẻ ăn sau 20h. Khi chuẩn bị bữa ăn cho trẻ cần ghi nhớ công thức: ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa, giảm ăn vào buổi tối. Phụ huynh nhắc nhở trẻ nên ăn trong vòng 30 phút, ngồi vào bàn ăn nên tập trung ăn, không xem tivi, điện thoại hay chơi ipad.
Trẻ được tư vấn dinh dưỡng tại Nutrihome. Ảnh: Nutrihome.
Phụ huynh nên khuyến khích trẻ vận động thể chất, chơi các môn thể thao nhẹ trong nhà hoặc ngoài trời. Trẻ nên tập tối thiểu 30-60 phút mỗi ngày các môn như chạy bộ, leo cầu thang, bơi lội, bóng đá... Việc tập luyện, vận động giúp trẻ giảm nguy cơ thừa cân béo phì, tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh.
Nếu tình trạng thừa cân béo phì của trẻ không cải thiện, phụ huynh không nên cho trẻ ăn uống thỏa thích, thay vào đó đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống. Điều này giúp trẻ giảm cân nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho sự phát triển thể chất, học tập và vui chơi vận động.
Cải thảo, thực phẩm cực tốt cho sức khỏe mùa thu Cải thảo có giá thành rẻ, giá trị dinh dưỡng cao lại dễ chế biến nên là thực phẩm quen thuộc trong mỗi căn bếp. Không những thế, cải thảo còn có nhiều công dụng rất tốt đối với sức khỏe. Cải thảo chứa rất ít calo, nhưng là một nguồn dinh dưỡng dồi dào đối với sức khỏe. Trong 100g cải thảo...