4 thủ thuật giúp dân công sở bình tâm vượt qua các giai đoạn khủng hoảng trong công việc và cuộc sống
Chúng ta đều hiểu rằng cuộc sống luôn tràn đầy bất ngờ và không phải lúc nào những dự định cũng diễn ra như những gì ta mong đợi.
Bạn có thể buồn, cũng có thể khóc hoặc thất vọng nhưng chỉ cần tự nhủ với bản thân 4 điều dưới đây, bạn sẽ luôn có một cái nhìn tích cực về mọi chuyện.
Tôi tin rằng giống như tôi, nhiều người cũng cảm thấy bản thân đang phải trải qua một khoảng thời gian kỳ lạ. Kỳ lạ bởi có lẽ chẳng ai hình dung được sẽ có ngày bản thân buộc phải nghỉ làm, hoặc phải rời công ty và mang hết công việc về nhà giải quyết.
Nhiều người có thể đã từng thất nghiệp, đã từng lựa chọn trở thành một người làm nghề tự do (freelancer) thay vì gắn bó ổn định với một công ty, tổ chức nào đó. Nhưng những lựa chọn của chúng ta khi ấy là do chúng ta chủ động, không giống như lúc này. Mọi thứ xảy ra ngoài dự kiến và cũng không cho chúng ta nhiều quyền quyết định.
Hơn lúc nào hết, có lẽ thời điểm hiện tại và dịch Covid-19 đã buộc chúng ta phải tìm ra cách để tự ổn định, không chỉ cuộc sống mà còn cả tinh thần của chính mình khi mọi chuyện diễn ra không như những gì chúng ta kỳ vọng.
Theo Brianna Wiest – Tác giả cuốn sách “101 essays that will change the way you think” (Tạm dịch: 101 bài viết sẽ thay đổi cách nghĩ của bạn) đã chia sẻ 4 lối suy nghĩ giúp bạn duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan trong những lúc mọi chuyện có vẻ như chẳng mấy tích cực:
1. Đừng trầm trọng hóa những “khoảng trầm” của bạn
Thư giãn trong khi cuộc đời không có biến cố là việc tất cả chúng ta đều có thể làm được mà chẳng cần chút nỗ lực hay cố gắng nào. Nhưng ngược lại, khi cuộc sống của bạn có một bất trắc nhỏ, việc thư giãn lúc này bỗng trở nên khó khăn.
Thông thường, mọi người có xu hướng suy nghĩ rằng việc nghỉ ngơi một chút khi mọi thứ đang không ổn là điều sai trái. Vì thế họ càng dốc sức làm việc nhiều hơn, loay hoay tìm cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, khi tinh thần đang ngấp nghé ở ngưỡng khủng hoảng, việc ép bản thân phải làm gì đó có thể phản tác dụng. Vì vậy, giải pháp đầu tiên để làm dịu cơn lo âu hoặc căng thẳng của bản thân chính là hãy dành ít nhất một ngày “không làm gì” cả. Hãy ngủ nướng đến bất cứ lúc nào bạn muốn, ăn đồ ngọt nếu bạn thấy thèm,…
Tâm trí cũng giống cơ thể, chúng đều cần được nghỉ ngơi.
2. Bạn không cần phải đạt được một thành tựu to lớn để có quyền được thư giãn
Video đang HOT
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng thư giãn chỉ là việc chính đáng sau khi bản thân đã hoàn thành được một công việc hay đạt được một thành tựu gì đó. Đây chính là một cái bẫy tinh thần đẩy bạn vào trạng thái lo lắng khó kiểm soát.
Hãy nghĩ đơn giản rằng thư giãn là việc bạn nên làm hàng ngày và nó chẳng phải một điều gì thực sự to tát để trở thành một phần thưởng. Nghỉ ngơi hoặc thư giãn cũng giống như việc ăn uống vậy. Bạn cần phải ăn hàng ngày để nạp năng lượng cho cơ thể. Tương tự, sự thư giãn là món ăn cần thiết của tâm trí.
3. Thay đổi góc nhìn về cách những người xung quanh bạn sử dụng thời gian
Nhiều người có thói quen tham khảo cách phân bổ thời gian làm việc – thư giãn của những người xung quanh để áp dụng cho cuộc sống của chính mình. Điều này không hẳn xấu, nhưng nếu không biết cách kiểm soát, nó có thể tạo ra những cảm xúc không mấy tích cực cho bạn.
Có thể bạn sẽ nghĩ “ Một ngày cô ấy làm đến 3 công việc cùng lúc mà cũng đâu có cần nghỉ ngơi. Trong khi đó, mình chỉ làm 1 việc mà cũng không đâu vào đâu.“, hoặc “ Trong khi người ta đang kiếm tiền thì mình lại ngồi đây ăn bỏng ngô và xem phim giết thời gian thế này, thật vô dụng!“
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi người đề cao năng suất làm việc của một người hơn là khả năng họ có thể tự cân bằng cuộc sống. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tách mình ra khỏi dòng chảy ấy.
Bạn có thể không kiếm hàng chục, hàng trăm triệu một tháng. Nhưng bạn không bị chứng khó ngủ và rối loạn ăn uống. Đó cũng là một thành tựu.
4. Nếu bạn không nghỉ ngơi, sẽ đến lúc cuộc đời buộc bạn phải làm điều đó
Chúng ta có lẽ đều biết rằng sức khỏe không phải là thứ vô biên, đặc biệt là khi bạn không biết tự chăm sóc cho bản thân. Tuy nhiên, chẳng mấy ai tin điều đó cho tới khi họ bị ốm. Việc cho phép bản thân nghỉ ngơi, thư giãn cũng vậy.
Nếu bạn không chủ động làm điều đó, sẽ đến lúc cuộc đời buộc bạn phải nghỉ ngơi bằng một trận ốm nhớ đời, hoặc một cơn trầm cảm kéo dài tới vài tháng.
Hãy nhớ rằng, bạn không phải một con robot. Bạn không được sinh ra với một năng suất làm việc luôn ở mức độ cao không đổi. Bạn cũng không được lập trình sẵn để luôn thành công hay luôn khỏe mạnh.
Chính vì thế, hãy nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy mệt dù cho lúc đó mọi chuyện có đang như ý bạn hay không. Bởi cuộc sống sẽ chỉ thực sự ổn hơn khi bản thân bạn cũng như vậy mà thôi.
AMT
Để không phải "đón bão" ăn vạ của con, bố mẹ cần lưu ý khi những dấu hiệu sau vừa nhen nhóm
Ăn vạ là bước tiếp theo sau sự nổi giận. Nó là đỉnh điểm của tức giận, kiệt sức, bị kích thích hoặc phấn khích quá mức mà trẻ đang phải chịu đựng.
Theo các nhà tâm lý học, mặc dù đều là hành vi bộc phát cảm xúc khi trẻ không thể nói ra những gì mà con đang cảm thấy, nhưng sự giận dữ (Tatrums) và sự khủng hoảng (Meltdowns) không hề giống nhau.
Thực chất đây là hai bước nối tiếp nhau trong quá trình bùng nổ cảm xúc của trẻ. Và dù đang ở bước nào thì chắc chắn hành vi này cũng là một thử thách kiên nhẫn đối với các bố mẹ. Song nếu hiểu rõ con đang ở giai đoạn nào thì bố mẹ vẫn dễ dàng xử trí hơn.
Con nổi giận để đạt được thứ mà mình muốn
Cơn giận dữ của trẻ bắt đầu xuất hiện khi con chập chững biết đi cho đến độ 3 tuổi. Nó thường xảy ra khi trẻ muốn một thứ gì đó mà không được. Những lý do gây nên cơn thịnh nộ đôi khi nhỏ như con kiến, chẳng hạn như muốn chiếc cốc màu xanh mà không được, không được phép ở lại sân chơi thêm vài phút, hoặc không được mua đồ chơi mà con đã chọn.
Giận dữ là một chiến thuật để trẻ thử xem bố mẹ có cho những gì mà mình muốn hay không (Ảnh minh họa).
Bà Amori Mikami, phó giáo sư Khoa Tâm lý học thuộc Đại học British Columbia (Canada), cho biết: "Giận dữ là một chiến thuật để trẻ thử xem bố mẹ có cho những gì mà mình muốn hay không".
Vì thế, trong cơn giận dữ, con sẽ la, khóc, đánh bố mẹ... nhưng điều quan trọng bố mẹ cần nhận ra là con hoàn toàn có thể kiểm soát được cảm xúc và hành động của mình. Bằng chứng là sau khi đạt được thứ mình muốn, con sẽ vui vẻ ngay, hoặc biến tình hình ngày càng tồi tệ hơn khi đòi mãi mà không được.
Trong trường hợp này, bà Amori khuyên rằng: "Bố mẹ nên giải thích qua một lần cho con nghe rằng 'Con không được mua (hoặc làm) điều đó, bởi vì...'. Sau đó hãy phớt lờ con. Khi thấy bố mẹ không còn phản ứng nữa thì hầu như trẻ sẽ bỏ cuộc vì mệt mỏi".
Nghĩa là nếu bố mẹ kiên định, con sẽ biết những cơn giận không mang lại hiệu quả và con sẽ ngừng sử dụng chiêu này. Mặt khác, đây cũng là cách để bố mẹ không nuôi tính thao túng người khác bằng những cơn giận dữ của con.
Ăn vạ là kết quả khi sự bùng nổ cảm xúc lên đỉnh điểm
Khi sự tức giận lên đến đỉnh điểm thì trẻ sẽ bước qua giai đoạn khủng hoảng (Ảnh minh họa).
Cơn khủng hoảng là bước tiếp theo sau tức giận. Nó là đỉnh điểm của sự tức giận, kiệt sức, bị kích thích hoặc phấn khích quá mức mà trẻ đang phải chịu đựng. "Lúc này, trẻ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, thậm chí chính trẻ cũng không biết mình muốn gì. Và mọi việc trẻ làm không vì mục đích nào cả", bà Amori nói.
Bố mẹ có thể cảm thấy bất lực khi con ăn vạ, vì dù có làm gì hay nói gì thì cũng vô ích. Con vẫn sẽ cứ la hét, khóc lóc, đánh bố mẹ hoặc bỏ chạy. Cuộc khủng hoảng chỉ kết thúc khi con đã kiệt sức hoặc con được đưa ra khỏi tình huống hay môi trường căng thẳng.
Bà Amori cho biết: "Mỗi đứa trẻ đều có những phản ứng khác nhau trong cuộc khủng hoảng. Một số bố mẹ đã gọi đúng tên cảm xúc của con và biến nó thành lời nói, sau đó ôm con để xoa dịu. Trong khi có nhiều ông bố bà mẹ khác cho rằng nên để con được yên tĩnh một mình là cách làm tốt nhất. Thật ra, cách làm nào cũng tốt. Nếu tâm trí bạn đang quay cuồng trong hỗn độn thì một cái ôm hoặc ở trong không gian yên tĩnh cũng giúp bạn tĩnh tâm lại".
Khi con lớn hơn, bố mẹ có thể dạy con cách tự điều chỉnh cảm xúc như hít thở sâu hoặc nói thầm câu thần chú " Mình đang tức giận nhưng mình sẽ vượt qua". Tuy nhiên, việc bố mẹ cần làm nhất là ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngay từ khi nó mới bắt đầu nhen nhóm bằng cách nhận ra những dấu hiệu sau:
- Con gặp khó khăn trong việc mô tả nhu cầu của mình.
- Lặp đi lặp lại những câu hỏi.
- Từ chối không làm theo lời hướng dẫn của bố mẹ.
- Bỏ chạy.
- Than mệt, chóng mặt, khó thở tim đập nhanh.
Bà Amanda Morin, chuyên gia tư vấn giáo dục sớm tự do khuyên: "Nếu bố mẹ 'đánh hơi' được cuộc chiến sắp đến thì bạn có thể giúp con bình tĩnh lại trước khi con bị mất kiểm soát".
Và cho dù không hề muốn tiếp nhận những cơn giận dữ cũng như cuộc khủng hoảng của con, thì bố mẹ nên hiểu một điều rằng đây là một phần trong sự phát triển xã hội của con. Thay vì áp lực căng thẳng, bố mẹ hãy thả lỏng mình ra, hít thở thật sâu và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng "đón bão". Đồng thời hãy niệm thần chú rằng "Cơn bão nào rồi cũng sẽ tan".
Nguồn: Parenting
Lý do Italy 'vỡ trận' nCoV có thể đã xâm nhập Italy từ trước khi ca bệnh đầu tiên được phát hiện, dẫn tới hình thành những chuỗi lây nhiễm không thể kiểm soát. Italy đến nay ghi nhận hơn 35.000 ca nhiễm nCoV và hơn 2.900 ca tử vong. Số người chết vì nCoV ở Italy chiếm hơn 1/3 số ca tử vong toàn cầu. Nước này...