4 thói quen ngừa bệnh tiểu đường
Theo các chuyên gia y tế, hơn 90% các trường hợp bệnh tiểu đường loại 2 có thể phòng ngừa được bằng các thói quen tốt thường nhật.
Những thay đổi đơn giản trong cách sinh hoạt hàng ngày có thể giúp bạn hạn chế bị bệnh tiểu đường “tấn công”.
Bệnh tiểu đường có liên quan đến thừa cân và béo phì. Người mập có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Do đó, nếu bạn muốn giảm trọng lượng, cần xem lại chế độ ăn uống hiện tại và tìm cách hạn chế lượng calo đưa vào cơ thể.
Hơn nữa, theo các chuyên gia sức khỏe, ngay cả khi trọng lượng cơ thể khá ổn, bạn vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường nếu sở hữu vòng eo rộng (77 cm hoặc lớn hơn đối với phụ nữ và 89 cm hoặc lớn hơn đối với nam giới). Một vòng eo phì nhiêu cảnh báo lượng chất béo nội tạng, mỡ bụng đang bị dư thừa, có thể làm tăng nguy cơ đề kháng insulin của cơ thể. Vì vậy, bạn cố gắng giữ được thể trạng cân đối.
Để thu nhỏ vòng eo, bạn nên tránh tiêu thụ các loại đường, chất béo động vật và carbohydrate tinh chế, đồng thời chọn ngũ cốc nguyên hạt để thay thế. Ngoài ra, bổ sung chất béo không bão hòa đơn lành mạnh như trái bơ, dầu ô liu và các axít béo omega 3 (được tìm thấy trong nhiều loại cá) vào chế độ ăn uống một cách thường xuyên.
Video đang HOT
Kiểm soát stress
Các kết quả nghiên cứu khoa học đều cho thấy, stress mãn tính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. Nếu bạn liên tục cảm thấy mệt mỏi và lo lắng, hãy tập thói quen hít thở sâu, thả lỏng cơ thể, thư giãn đầu óc với các bản nhạc êm dịu, hoặc tạo hương thơm mát trong phòng làm việc…sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần rất hiệu quả.
Luyện tập thể thao
Lười vận động không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì hoặc bệnh tim mạch, mà còn là nguyên nhân lớn làm phát triển bệnh tiểu đường. Khi vận động, các tế bào nhạy cảm hơn với insulin và có thể xử lý lượng đường trong máu hiệu quả hơn.
Khi cơ thể không hoạt động, các tế bào có nhiều khả năng trở nên kháng insulin (có nghĩa là cản trở insulin vào các tế bào), điều này làm lượng đường trong máu tăng lên. Do đó, hãy tập thói quen hoạt động thể chất tối thiểu 30 phút mỗi ngày để ngăn chặn cơ chế phát triển bệnh tiểu đường, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giữ cho vóc dáng săn chắc và khỏe đẹp hơn..
Thêm gia vị thơm vào món ăn
Các loại gia vị như tiêu đen, cỏ xạ hương, quế, nghệ, gừng…đều có tác dụng làm giảm lượng đường huyết rất tốt cho các bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Do đó, chúng thường được ngành y học cổ truyền Ấn Độ dùng làm bài thuốc trị viêm nhiễm, cũng như củng cố sức khỏe tim mạch trong nhiều thập kỷ qua. Các chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta nên thêm các loại gia vị thơm này vào món ăn, vừa kích thích vị giác ngon miệng, lại vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo Phunuonline
Lối sống lành mạnh giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Kiểm soát bệnh tiểu đường, bỏ thuốc lá, kiểm soát huyết áp, tập thể dục và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.
Ảnh minh họa
Báo cáo quốc tế về bệnh Alzheimer 2014 cho thấy tiểu đường có thể làm tăng 50% nguy cơ bị sa sút trí tuệ. Trong khi đó béo phì, cao huyết áp, lười vận động là các yếu tố nguy cơ gây tiểu đường.
Nhóm nghiên cứu gợi ý rằng sa sút trí tuệ nên được đưa vào các chương trình phát hiện và phòng ngừa y tế công cộng quốc gia cùng với các bệnh không lây nhiễm khác như ung thư và bệnh tim.
Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng không bao giờ là quá muộn để thực hiện những thay đổi lối sống lành mạnh.
Ngay cả những người đã bị sa sút trí tuệ hoặc có các dấu hiệu bị bệnh cũng có thể thực hiện những thay đổi lối sống để làm chậm tiến triển của bệnh.
Theo L.Linh
An ninh thủ đô
Tiểu đường không chỉ vì ăn ngọt Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không vô cớ đã nhiều lần lên tiếng báo động về mối đe dọa của bệnh tiểu đường ở các nước trong vùng Đông Nam Á như căn bệnh đáng ngại nhất trong thập niên trước mắt. Ảnh minh họa: Internet Gia tăng số bệnh nhân Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam...