4 thói quen chi tiêu khôn ngoan giúp cặp vợ chồng làm công ăn lương nghỉ hưu sớm ở tuổi 35 với tư cách triệu phú
Cặp vợ chồng này tin rằng chi tiêu khôn ngoan là một phần quan trọng để đạt được độc lập về tài chính.
Năm 2016 anh chàng người Mỹ tên Steve Adcock đã rời bỏ công việc kỹ sư phần mềm với mức lương 6 con số. Anh nghỉ hưu sớm ở tuổi 35 với tư cách một triệu phú tự thân.
Vợ anh – Courtney, cũng nghỉ hưu sau đó một năm. Chẳng bao lâu sau, cặp vợ chồng này rời nhà ở Tuscon, bang Arizona để đi khám phá khắp nơi trên chiếc xe du lịch dài hơn 9 mét.
Steve Adcock hiện tại sở hữu một blog với nhiều bài viết về tiết kiệm và quản lý tiền bạc. Anh cũng thường xuyên viết bài cho các tờ báo như Forbes, MarketWatch và Business Insider.
Vợ chồng Steve Adcock và Courtney.
Là những người không quá giỏi về đầu tư, Steve Adcock tin rằng chi tiêu khôn ngoan là một phần quan trọng để đạt được độc lập về tài chính. “Khi nghĩ về việc xây dựng sự giàu có, tôi coi nó như một phép tính: Sự giàu có = Thu nhập Đầu tư – Phong cách sống”, anh nói.
Để tăng thu nhập và học cách đầu tư, bạn sẽ mất khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên để thay đổi lối sống thì dễ dàng thực hiện hơn nhiều. Theo Adcock, độc lập tài chính rất đơn giản, chỉ cần bạn tuân theo những thói quen chi tiêu hữu ích dưới đây.
1. Không bỏ tiền vào những thứ không quan trọng
Adcock nói: ” Một trong các cách tốt nhất để xác định thứ quan trọng là rà soát lại tất cả những gì bạn có. Từ những bộ quần áo, đồ lặt vặt trong nhà cho đến máy tính, phụ tùng xe hơi…”.
Mục đích của việc làm này không chỉ đơn giản là thống kê và loại bỏ như lời khuyên của Marie Kondo. Nó sẽ khiến bạn chứng kiến tận mắt hậu quả của thói quen chi tiêu bừa bãi trong quá khứ.
Adcock chia sẻ: “Khi dành thời gian để xem xét mọi thứ mà mình sở hữu, chúng tôi bắt đầu hiểu ngay ra điều gì thực sự quan trọng và điều gì là không”.
Tuy nhiên ranh giới những món đồ bạn “cần” và “muốn” đôi khi khá mong manh. Chi tiêu nhiều hơn cho quần áo sẽ là chính đáng nếu bạn tin rằng việc mặc quần áo đẹp có ích cho sự thành công của bản thân. Ví dụ một luật sư mặc chiếc áo sơ mi 150 USD có thể gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng nhiều hơn so với khi mặc chiếc áo polo hay sơ mi rẻ tiền 15 USD.
Video đang HOT
2. Chi tiêu cho những gì làm bạn hạnh phúc
Tiết chế trong chi tiêu không có nghĩa là bạn quá hà khắc và keo kiệt với bản thân. Tiêu tiền cho những thứ mang lại niềm vui là quyết định mua sắm không lỗ, miễn là chúng ta đủ khả năng chi trả.
Sau đây là một số khoản chi tiêu mà Adcock và vợ nghĩ rằng chúng đánh giá để bạn bỏ tiền:
- Khoảng thời gian vui vẻ: “Đây là thời điểm mà vợ chồng tôi gác lại chiếc máy tính hoặc điện thoại di động để uống rượu cùng nhau. Điều đó quan trọng đối với cả hai chúng tôi. Bởi vậy mà khoản chi cho bia, rượu và một số loại đồ uống có cồn khác được coi là hợp lý”, Adcock chia sẻ.
- Bữa ăn mua tại nhà hàng: “Chúng tôi thích hỗ trợ cho các nhà hàng địa phương, nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid. Mua đồ ăn ở nhà hàng mang về 1 – 2 lần mỗi tuần khiến chúng tôi cảm thấy rất vui vẻ”, vị triệu phú tự thân này cho hay.
- Giáo dục: “Chúng tôi luôn nhất trí chi tiền cho sách điện tử, các khóa học và tài liệu đào tạo vì vợ và tôi đều thích học tập”.
- Thể dục: “Chúng tôi có một phòng tập thể dục tại nhà và thẻ thành viên của phòng tập thể dục bên ngoài để giữ gìn sức khỏe và vóc dáng”.
Một điểm quan trọng cần lưu ý khi chi tiền cho những thứ mang lại niềm vui, đó là chúng phải thực sự hữu ích và khoản chi ấy nằm trong phạm vi ngân sách. Mua một chiếc máy chạy bộ luôn là quyết định chi tiêu không được nhiều người khuyến khích. Tuy nhiên nếu bạn tập luyện thường xuyên, gần như sử dụng nó mỗi ngày để cải thiện tâm trạng và sức khỏe, vậy thì nó hoàn toàn xứng đáng để bạn bỏ tiền.
3. Bỏ qua khá nhiều lời khuyên về tiền bạc tưởng chừng là khôn ngoan
“Có rất nhiều lời khuyên về tài chính mà tôi tin rằng nó không chính xác, thậm chí là sai lầm” , Adcock chia sẻ. Một ví dụ điển hình đó là thẻ tín dụng rất xấu. Điều gì cũng có hai mặt. Nếu được quản lý đúng cách thì thẻ tín dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, bao gồm đặc quyền trong du lịch, hoàn tiền, bảo hành và cả chống gian lận…
Một quan niệm khác được khá nhiều người tán đồng đó là bạn không thể trở nên giàu có với một công việc văn phòng “9 giờ vào làm 5 giờ tan sở”. ” Điều đó thật vô lý”, Adcock khẳng định – “Đúng là bạn có thể không xây dựng được một khoản tiết kiệm 8 con số (USD)với công việc như vậy. Nhưng không có nghĩa là bạn chẳng thể xây dựng đủ tài sản để nghỉ hưu ở mức hài lòng”.
Bản thân vợ chồng Adcock chính là một minh chứng rõ nét nhất cho nhận định đó. Vợ chồng anh đã nghỉ hưu sớm với công việc hành chính làm công ăn lương, mà không phải làm giàu từ đầu tư.
Adcock cũng khuyên bạn nên bỏ qua suy nghĩ “theo đuổi đam mê của mình, rồi tiền sẽ đuổi theo bạn”. Anh tin vào sức mạnh, tiềm lực của mỗi người chứ không phải đam mê của họ. Dựa vào đam mê để kiếm sống sẽ là sai lầm, bởi rất có thể trong tương lai nó không còn là đam mê của bạn nữa.
4. Không bao giờ “đua đòi”
Nhiều người tiêu tiền chỉ để bản thân không cảm thấy kém cỏi hơn so với các đồng nghiệp, bạn bè.
Adcock nói: “Hàng xóm của bạn sẽ không thanh toán các hóa đơn ô tô hàng tháng cho bạn đâu. Người phải làm chính là bạn. Điểm tín dụng của người hàng xóm ấy cũng chẳng hề bị ảnh hưởng nếu bạn trả chậm khoản thanh toán. Bạn mới là người bị ảnh hưởng”.
Giảm chi tiêu đồng nghĩa với việc chúng ta phải trau dồi kỷ luật, kiểm soát tốt bản thân đồng thời nâng cao các kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch. Tuy vậy thì điều quan trọng nhất là bạn cần thành thật với chính mình. Trong quá trình thực hiện, hãy tiếp tục đánh giá các thói quen chi tiêu. “Bạn chỉ nên làm những việc thực sự mang lại hiệu quả, hãy bỏ qua những thói quen vô tác dụng”, Adcock nói.
Người sáng lập ra ứng dụng tài chính nổi tiếng đúc kết ngay 3 sai lầm cố hữu về tiền bạc ai cũng mắc, không sửa sớm thì khó mà giàu
Cuộc phỏng vấn của Sunni Israni - người sáng lập ứng dụng tài chính cá nhân Clasp với các bạn trẻ đã chỉ ra 3 sai lầm cố hữu về tiền bạc ai cũng mắc.
Sunni Israni là người sáng lập ứng dụng tài chính cá nhân Clasp. Tò mò về thói quen quản lý tiền bạc của thế hệ trẻ, anh đã lên đường phỏng vấn mọi người trên khắp nước Mỹ.
Cụ thể, Sunni Israni muốn biết điều gì làm nên sự khác biệt giữa những người trẻ tiêu tiền thông minh với những người còn lại.
Vì thế, cựu nhân viên giao dịch phố Wall này đã dành thời gian để đi phỏng vấn người trẻ trên khắp nước Mỹ về thói quen chi tiêu cũng như các mục tiêu tài chính giúp họ quản lý tiền tốt.
Anh phát hiện ra rằng yếu tố giúp người trẻ tiêu tiền thông minh không nằm ở thu nhập hay vị trí địa lý, mà là ở cách họ tư duy về tiền bạc.
Suốt quá trình nghiên cứu, Israni đã phát hiện ra 3 chướng ngại vật tâm lý khiến người trẻ gặp khó khăn trong việc quản lý tiền bạc.
Anh Sunni Israni.
Không biết tiền có ý nghĩa gì với mình
Israni cho biết, tư duy là thứ tác động nhiều nhất đến cách người trẻ tiêu tiền. " Khi nói chuyện với người trẻ, tôi có cảm giác họ đang miêu tả chính bản thân họ khi miêu tả thói quen quản lý tiền bạc. Giống như việc tiêu tiền có thể khẳng định được giá trị của bản thân vậy ", Israni nói.
Những người trẻ quản lý chi tiêu giỏi thường biết bản thân muốn gì và xác định được mục tiêu của mình.
"Tôi đã nói chuyện với một người có ý thức tiết kiệm tiền từ rất sớm. Anh ấy nhận thức rõ tiền có ý nghĩa ra sao với mình. Những người không biết quản lý tiền bạc thường không hiểu tiền có vai trò gì trong cuộc đời mình".
Điều này khiến họ nảy sinh thêm nhiều thói quen chi tiêu xấu. " Những người mông lung về giá trị của tiền bạc thường chẳng mấy khi đưa ra được những quyết định khôn ngoan ", anh nói.
Không đặt giới hạn cho việc chi tiêu xã giao
Một thói quen xấu khác mà người trẻ hay mắc là chi tiêu quá nhiều cho các tình huống giao tiếp xã hội. Chỉ những người khôn ngoan mới đặt ra giới hạn cho bản thân.
" Khi đi giao lưu với người khác, tâm lý mọi người thường chi tiêu mạnh tay hơn. Tuy nhiên, khi nhìn vào những người biết quản lý tiền bạc khôn ngoan, tôi thấy họ hiểu rõ vòng tròn bạn bè của mình và biết tham gia những sự kiện hay hoạt động phù hợp ", Israni nhận xét.
Việc bạn bỏ ra bao nhiêu tiền cho các hoạt động vui chơi, giao lưu xã hội không liên quan mấy đến niềm vui, niềm hạnh phúc mà bạn nhận được sau đó, Israni kết luận.
Trong khi đó, những người khác vẫn tiếp tục tiêu xài và không thành thực với bạn bè về khả năng chi tiêu của mình. Những người không giỏi quản lý tiền bạc ít khi nói với bạn bè về tình hình tài chính của mình.
Theo Israni, cắt giảm chi tiêu vui chơi, giao lưu xã hội không phải là giải pháp. Thay vào đó, bạn cần phải tự đặt ra giới hạn cho bản thân. Bạn nên tạo danh sách những thứ có thể làm mà không khiến mình rỗng túi và tình bạn không cần phải quá đắt đỏ.
Suy nghĩ theo kiểu "mặc kệ tất cả" và ngừng cố gắng
Israni nhận thấy rằng những người trẻ quản lý tiền bạc kém thường không nghĩ bản thân họ có thể thay đổi điều gì. Sau đó, họ sẽ ngừng cố gắng.
" Sau khi trải qua một số chuyện, họ chuyển sang trạng thái tâm lý 'mặc kệ tất cả' và cảm giác như mình không thể gượng dậy nữa. Những người này cảm thấy thua kém bạn bè đồng trang lứa đến mức họ chị muốn buông bỏ mọi thứ ".
Theo Israni, đây là một tư duy khá tiêu cực, đặc biệt với những người vốn đã có xuất phát điểm thấp. Chỉ khi thay đổi suy nghĩ thì họ mới có thể cải thiện tình hình tài chính của mình.
"Nếu vẫn duy trì tâm lý mặc kệ này, họ sẽ không bao giờ quản lý được tiền bạc của mình dù là bằng giấy tờ hay trên ứng dụng. Thậm chí họ còn chẳng đoái hoài đến tài khoản ngân hàng", anh cho biết. Israni chỉ ra rằng những người tiêu tiền khôn ngoan luôn có mong muốn cải thiện cuộc sống của mình. Họ không cho phép bi quan và khó khăn cản bước họ trên con đường hoàn thành các mục tiêu tài chính.
Triệu phú tiết kiệm 70% thu nhập và "tự do" ở tuổi 35: Đừng nghĩ đến việc nghỉ hưu sớm nếu bạn cứ tiếp tục lãng phí tiền bạc vào 7 điều này Năm 2016, khi sở hữu một số tiền lớn từ việc tiết kiệm và đầu tư, tôi từ bỏ tôi công việc sáu con số ở một công ty phát triển phần mềm và cùng vợ nghỉ hưu sớm ở tuổi 35. Steve Adcock là 1 chuyên gia về tài chính cá nhân có nhiều bài viết đăng trên MarketWatch, Forbes and Business...