4 tháng đầu năm 2020: Không có doanh nghiệp nào cổ phần hóa
Bộ Tài chính cho biết, tiến độ cổ phần hóa tại các doanh nghiệp nhà nước hiện khá chậm khi 4 tháng đầu năm không có doanh nghiệp nào cổ phần hóa.
Tiến độ cổ phần hóa đang diễn ra rất chậm. Ảnh: Internet
Cũng trong thời gian này, Bộ Tài chính nhận được báo cáo cổ phần hóa của 3 đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Hậu Giang (đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa trong năm 2019).
Video đang HOT
Lũy kế giai đoạn 2016 – tháng 4/2020, đã có 174 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.126 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.748 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong 174 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 36/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 28% kế hoạch), số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch tính đến hết năm 2020 là 92 doanh nghiệp.
Về tình hình thoái vốn, trong 4 tháng đầu năm nay, có 6 doanh nghiệp thuộc danh mục phải thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị 84 tỷ đồng, thu về 241 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty thực hiện thoái vốn với giá trị 318 tỷ đồng, thu về 551 tỷ đồng.
Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 – tháng 4/2020: thoái 25.172 tỷ đồng, thu về 171.865 tỷ đồng. Trong đó: thoái vốn nhà nước tại 98 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị 4.788 tỷ đồng, thu về 9.206 tỷ đồng.
Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị lớn là: Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng (còn phải thoái vốn tại 8/11 tổng công ty cổ phần); TP. Hà Nội (còn phải thoái vốn tại 31/34 doanh nghiệp).
Lũy kế từ năm 2017 đến tháng 4/2020: cả nước đã thoái 3.785 tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco) tại các doanh nghiệp ngoài Quyết định số 1232/QĐ-TTg. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 16.597 tỷ đồng, thu về 52.266 tỷ đồng.
Gần 71.000 tỷ đồng huy động qua kênh trái phiếu trong 4 tháng đầu năm
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 4/2020. Theo đó, có 29 doanh nghiệp phát hành thành công với tổng giá trị đạt 30.121 tỷ đồng, chiếm 62,75% tổng giá trị đăng ký.
Ảnh Internet
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2020, có 85 doanh nghiệp phát hành với tổng số vốn huy động được là 70.099 tỷ đồng qua 435 đợt phát hành (đăng ký là 475 đợt), kỳ hạn bình quân 3,96 năm.
Trong tháng 4/2020, nhóm ngân hàng vươn lên dẫn đầu với giá trị phát hành đạt 14.407 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng 47,83%. Trong đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phát hành 9 lô trái phiếu với tổng giá trị khoảng 5.900 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) phát hành 2 lô trái phiếu với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng...
Tiếp đến là lĩnh vực bất động sản với tổng giá trị phát hành gần 9.650 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,04%.
Có doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu ở mức rất cao, gấp 30-47 lần vốn tự có Theo Bộ Tài chính, dư nợ phát hành trái phiếu của một số doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản ở mức cao. Một số doanh nghiệp ở mức rất cao, gấp từ 30 - 47 lần vốn tự có. BTC cũng bác bỏ thông tin có doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất lên tới 19,5%. Bọ Tài chính mới...