4 tàu hàng Trung Quốc bị bắn tên lửa trên sông Mê Kông
Người phụ trách khu vực an ninh số 11 thuộc cảnh sát đường sông Thái Lan hôm qua (5/11) cho hay, tàu tuần tra của Myanmar và tàu hàng của Trung Quốc đã bị tấn công trên sông Mê Kông vào hôm 4/1.
Ttheo báo cáo của Cục cảnh sát đường sông Thái Lan, sáng sớm ngày 4/1 vừa qua, một nhóm vũ trang bất hợp pháp đã phóng tên lửa vào tàu tuần tra của Myanmar và tàu hàng của Trung Quốc gần bến cảng của Myanmar, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông trên sông Mê Kông.
Theo báo cáo của cảnh sát Thái Lan, một nhóm vũ trang bất hợp pháp đã bắn tên lửa M79 về phía 5 tàu thuyền, trong đó có 4 tàu hàng của Trung Quốc và 1 tàu tuần tra của Myanmar. Rất may, tên lửa thứ nhất đã rơi xuống nước, tên lửa thứ hai thì phát nổ ngay cạnh tàu tuần tra Myanmar.
Do sự việc xảy ra vào ban đêm, mục tiêu không rõ nên tàu tuần tra Myanmar đã không có hành động đáp trả.
Dù không có tàu nào bị trúng đạn, nhưng rất nhiều thuyền viên tỏ ra lo ngại về vấn đề an ninh khi di chuyển trên sông Mê Kông.
Video đang HOT
Được biết, ngày 5/10/2011, tàu hàng của Trung Quốc cũng đã bị tấn công khiến 13 thủy thủ đoàn thiệt mạng, vụ việc hiện vẫn đang trong quá trình xét xử. Phó Thủ tướng Thái Lan cho biết, tuy các nghi phạm không nhận tội, nhưng cảnh sát Thái Lan đã có đầy đủ chứng cứ.
Theo VTC
Lũ lớn đang tàn phá các vựa lúa của châu Á
Lũ lớn đang tàn phá các vựa lúa của châu Á ở hạ nguồn sông Mê Kông. LHQ cảnh báo tình hình này sẽ đẩy giá lúa tăng mạnh, đặt thêm gánh nặng lên vai người nông dân vốn đã nằm trong số những người nghèo đói nhất ở khu vực.
Một cậu bé dùng thau làm thuyền ở Campuchia.
Khoảng 1,5 triệu hecta diện tích trồng lúa ở Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào đã bị dìm trong biển nước với những trận lụt được cho là nặng nề nhất từ nhiều năm nay.
Thái Lan, nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, bị thiệt hại nặng nề nhất. Tiếp đến là Campuchia, Việt Nam và cuối cùng là Lào.
Tại Thái Lan, đã có 244 người thiệt mạng vì các trận lũ lụt kéo dài từ hai tháng nay và khoảng 1 triệu hecta, tương đương với 10% tổng diện tích trồng lúa của vương quốc này, đã bị tàn phá trong nước lũ.
"Cả khu vực giờ đây sẽ phải gánh chịu tình trạng giá lương thực tăng cao vì rất nhiều diện tíchmùa màng dự tính thu hoạch đã bị tàn phá. Thiệt hại sẽ rất nghiêm trọng trong năm nay và cần phải có thêm nhiều thời gian trước khi mọi người có thể trở lại cuộc sống bình thường", bà Margareta Wahlstrom, đại diện Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phụ trách vấn đề phòng chống thiên tai, cảnh báo.
Thiệt hại đáng kể ở Thái Lan sẽ góp phần đẩy giá gạo trên thị trường quốc tế lên cao, nhất là khi chính quyền Bangkok đã thông báo ý định hỗ trợ nông dân để giúp họ nâng giá lúa gạo.
Trong khi đó, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới và vùng châu thổ sông Mê Kông ở miền Nam chiếm một nửa sản lượng lúa gạo của cả nước cũng bị ngập nặng.
Hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ mùa lũ năm nay. Theo các quan chức Việt Nam, đã có ít nhất 11 người chết, khoảng 27.000 ngôi nhà bị ngập và gần 6.000 ha lúa đã bị mất trắng. Bên cạnh đó, còn có gần 100.000 hecta khác bị đe dọa.
Nguyên nhân khiến cho vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt là các trận mưa lớn bất thường tại các nước như Lào và Thái Lan ở khu vực phía trên dòng Mê Kông.
Tại Campuchia, đã có hơn 160 người thiệt mạng vì lũ lụt, hơn 330.000 ha ruộng lúa bị ngập, trong đó có hơn 100.000 ha bị phá hủy hoàn toàn.
Bộ Nông nghiệp Campuchia cho rằng mất mát lớn này có thể ảnh hưởng chỉ tiêu dôi ra được 3 triệu tấn gạo trong năm nay.
Lào cũng đã phải gánh chịu hậu quả của mưa lũ. Về nông nghiệp, hơn 60.000 hecta lúa bị phá hủy.
Theo Dân Trí
Việt Nam có biển báo giao thông "lạ" Đã xuất hiện ở Việt Nam từ giữa năm 2010 nhưng biển AH vẫn là một "bí ẩn" với nhiều lái xe. Biển giao thông này có ý nghĩa gì? Thượng tá Trần Sơn, Phó Phòng Hướng dẫn luật và Điều tra, xử lý sai phạm, Cục Cảnh sát đường bộ cho biết: Biển báo AH là biển báo đường bộ đối ngoại...