4 tác dụng tuyệt vời của vừng đen với sức khỏe và sắc đẹp
Vừng đen hay còn gọi với cái tên là mè đen, không chỉ nấu được nhiều món ăn ngon mà còn nhiều lợi cho sức khỏe của bạn.
Tác dụng bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp của hạt vừng đen được phát hiện và sử dụng từ xa xưa. Dưới đây là những tác dụng điển hình mà loại hạt nhỏ bé này mang lại.
Vừng đen có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. (Nguồn: Epochtimes)
Hạt vừng đen rất giàu canxi, magie, kẽm và các khoáng chất khác có tác dụng rất tốt cho hệ xương khớp và ngăn ngừa loãng xương. Loại thực phẩm này đặc biệt tốt cho sức khỏe xương khớp của những người ở độ tuổi trung niên, người già.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, vừng đen vị ngọt nhẹ, lợi về kinh gan, thận, đại tràng nên có tác dụng bổ thận, bổ tỳ, bồi bổ dạ dày. Hạt vừng đen không chỉ có lợi cho sức khỏe của thận, nuôi dưỡng thận, mà còn có thể ngăn ngừa và cải thiện các vấn đề khác nhau do thận khí không đủ gây ra.
Tăng cường trí nhớ
Lecithin trong hạt vừng đen có tác dụng nuôi dưỡng hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ, cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy giảm trí nhớ. Những người thường xuyên làm việc mệt mỏi, căng thẳng não bộ có thể bổ sung vừng đen vào chế độ ăn. Kiên trì ăn loại thực phẩm này não bộ sẽ vô cùng cảm ơn bạn.
Đen tóc, chống lão hóa
Vitamin E trong hạt mè đen có thể chống lại quá trình oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp duy trì độ đàn hồi của da và ngăn ngừa sự xuất hiện của nếp nhăn. Cách đơn giản để chế biến loại thực phẩm này là nấu thành cháo, có thể thêm chút đường để dễ ăn.
Video đang HOT
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng tóc là phần dư thừa của huyết, nghĩa là khi cơ thể đủ máu thì sẽ có nhiều năng lượng hơn để nuôi dưỡng tóc, ngược lại khi cơ thể thiếu máu tóc sẽ dễ gãy rụng.
Hạt vừng đen có hàm lượng sắt cao, tác dụng bổ máu, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tóc, làm đen và sáng tóc. Sesamin và biotin trong vừng đen cũng giúp dưỡng tóc, ngăn ngừa sự xuất hiện của tóc bạc.
Nhuận tràng, chống táo bón
Hàm lượng chất xơ, hàm lượng dầu trong hạt vừng đen rất cao, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
Ăn vừng đen thường xuyên có thể thúc đẩy quá trình bài tiết của đường ruột, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng táo bón. Đối với một số người hay gặp tình trạng táo bón, có thể bổ sung vừng đen vào chế độ ăn uống của mình.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ
Chuyên gia cho biết khoảng 30 đến 40% các trường hợp sa sút trí tuệ có liên quan đến các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của một người.
Chuyên gia cho rằng những gì tốt cho trái tim cũng tốt cho bộ não. (Nguồn: Ảnh do AI tạo ra từ Bing Image Creator)
Những gì tốt cho trái tim của bạn cũng tốt cho bộ não của bạn. Đây là thông điệp được nhiều chuyên gia chia sẻ, trong đó có Tiến sỹ Albert Hofman, Trưởng khoa dịch tễ học Trường y tế công Harvard T.H. Chan (Mỹ).
Ông giải thích theo cách đơn giản là "không có tuần hoàn máu thì não sẽ không hoạt động," mặc dù mối quan hệ phức tạp hơn.
Hofman và nhóm của ông đã tiết lộ những tin tức đáng mừng về chứng mất trí nhớ. Họ đã theo dõi sức khỏe của gần 50.000 người trên 65 tuổi ở Bắc Mỹ và châu Âu để tìm hiểu về sự thay đổi của tỷ lệ mắc chứng mất trí nhớ trong 1/4 thế kỷ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trong 25 năm qua, tỷ lệ này đã giảm 13% qua mỗi thập kỷ. Hofman cho rằng điều này là do sức khỏe tim mạch của con người đang tốt hơn và đặc biệt là sự cải thiện nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Tiến sỹ Hofman cho biết khoảng 30 đến 40% các trường hợp sa sút trí tuệ có liên quan đến các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của một người.
Nghiên cứu của ông cho thấy tình trạng trên có thể được ngăn ngừa bằng cách dùng thuốc kiểm soát huyết áp và cholesterol, chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất đầy đủ và đặc biệt là không hút thuốc.
Tình trạng cải thiện sức khỏe tim mạch được chứng minh qua sự sụt giảm đáng kinh ngạc của các cơn đau tim gây tử vong.
Nghiên cứu của Đại học Rutgers, bang New Jersey, Hoa Kỳ, phát hiện ra rằng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch vành ở những người từ 25 đến 84 tuổi ở Mỹ đã giảm từ 397.623 trường hợp của năm 1990 xuống còn 236.953 trường hợp của năm 2019.
Điều này trùng hợp với xu hướng giảm của tỷ lệ hút thuốc toàn cầu từ năm 1990 - giảm 27% đối với nam và 38% đối với nữ. Chuyên gia cho rằng đây không phải điều ngẫu nhiên, đặc biệt là ở Mỹ, quốc gia đầu tiên triển khai các chiến dịch y tế công cộng nhằm cảnh báo người dân về tác hại của thuốc lá.
(Nguồn: Ảnh do AI tạo ra từ Bing Image Creator)
Theo chuyên gia, hiện nay chúng ta đang thấy tác động tích cực của những cảnh báo trên bao thuốc lá và lệnh cấm hút thuốc, một hoặc hai thế hệ sau khi các chiến dịch đó diễn ra.
Trong khi đó, kết quả của một nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học Y tế Trung Quốc và Trường Cao đẳng Y tế Liên minh Bắc Kinh, được công bố trên JAHA, Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cho thấy những ảnh hưởng xấu đến não của bệnh tim mạch vành.
Theo nghiên cứu, nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn nhiều ở những bệnh nhân mắc bệnh tim sớm: từ 45 đến 59 tuổi, nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 32%, trong khi những người được chẩn đoán trước 45 tuổi có nguy cơ cao hơn 71%.
Tiến sỹ Hofman cho biết đột quỵ cũng có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể lên não, do vậy đó là nguyên nhân trực tiếp quan trọng gây ra chứng mất trí nhớ.
Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy gần 20% số người bị đột quỵ sẽ bắt đầu phát triển các dấu hiệu sa sút trí tuệ trong vòng một năm.
Tiến sỹ Hofman cho biết nhận thức được các vấn đề sức khỏe cộng đồng, chẳng hạn như hút thuốc và giải quyết chúng thông qua việc thay đổi chính sách sẽ cho thấy những tác động lớn nhất.
Tiến sỹ Hofman nói một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất chính là việc mọi người tin rằng chứng mất trí nhớ là một căn bệnh không thể tránh khỏi của tuổi già. Ông nói chúng ta phải thay đổi hành vi để tránh điều đó.
Hofman chỉ ra "thành công to lớn trong nửa cuối thế kỷ trước và đầu thế kỷ này trong việc ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ" và nói rằng chúng ta có thể đạt được thành công tương tự trong việc ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
Ông nói chúng ta có thể không loại bỏ được chứng mất trí nhớ. Nhưng nếu chúng ta có thể đẩy lùi sự khởi phát của nó, con người có thể sẽ có nhiều năm sống chất lượng hơn và có thể "có một cái chết không đau khổ."
Tiến sỹ Albert Hofman. (Nguồn: Đại học Harvard)
Hofman cho biết mọi người từng sợ ung thư phổi, "nhưng nỗi sợ ung thư đã được thay thế bằng nỗi sợ chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer, và sự thật đúng là như vậy."
Mặc dù có những loại thuốc đang được sử dụng có thể giúp loại bỏ nguy cơ trực tiếp của các mảng bám và rối loạn liên quan đến chứng mất trí nhớ, nhưng Hofman cho biết việc điều trị không phải là giải pháp.
"Phòng ngừa là số một. Tôi hy vọng chúng ta có thể đánh bại thái độ tin vào định mệnh. Và chứng mất trí nhớ không phải là một phần tất yếu của quá trình lão hóa," Hofman nói.
Hofman nhắc nhở rằng chất lượng cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều, không phân biệt tuổi tác khi bạn có sức khỏe tốt. Vì vậy, điều cần thiết là chúng ta phải hiểu được giá trị của việc phòng ngừa.
Cải cúc dưỡng tim, bổ phổi nhưng không nên ăn nhiều Cải cúc giàu vitamin C, dưỡng tim, bổ phổi, tốt cho trí não. Tuy nhiên, có những người không nên ăn loại rau này. Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), cải cúc có nhiều tên gọi khác nhau như rau tần ô, cúc tần ô... Đây là loại rau phổ biến vào mùa đông, được nhiều người yêu...