4 sự thật về chân vòng kiềng: Hoàn toàn không phải do bế trẻ như nhiều người tưởng
Gần đây có một status làm hoang mang cộng đồng về việc không bế bé vì gây chân vòng kiềng cũng như không tập đi sớm vì trọng lượng cơ thể con khiến xương chân con bị cong.
Vòng kiềng do bế?
Đầu tiên bài này tôi đọc các tài liệu chỉnh hình với 90% lấy từ bài BS Huỳnh Mạnh Nhi khá nổi tiếng với chỉnh hình Nhi và tài liệu tiếng anh. Bản thân mình không phải bác sĩ chỉnh hình nên chỉ nêu lại ý kiến chuyên môn tôi góp nhặt được ở các bài giảng.
Chuyện chân vòng kiềng là hoàn toàn sinh lý vì 9 tháng hình thành trong tử cung bé nằm cuộn tròn và cấu trúc xương chân sẽ vòng kiềng.
Chân chữ X và chữ O theo sinh lý
Thực sự, nếu bế em bé khiến cho xương chân bé biến dạng thành hình vòng kiềng thì ông bà ta chắc giờ này chân vòng kiềng hết rồi vì ngày xưa toàn bế lên nương lên rẫy vừa làm vừa trông, làm gì có xe nôi như bây giờ… điều này chắc hẳn mọi người đã biết rõ từ xa xưa chứ không cần đợi đến bây giờ mới có một status làm hoang mang dư luận như vậy
Bên cạnh đó, bất kỳ bố mẹ nào có con cũng đều hiểu rõ một điều rằng nếu trẻ chưa sẵn sàng đi hay bò thì dù có bắt ép thế nào cũng chẳng bao giờ tập đi sớm được. Có nhiều bé mới 9 tháng tuổi nhưng đã đứng vững trên 10 đầu ngón chân nếu được người lớn giữ hai tay nếu vậy có nghĩa bé đó sẽ bị chân vòng kiềng?! Sai.
Nếu cấu trúc xương của con chưa chịu đựng được việc đi lại thì khi ba mẹ bé ép, bé sẽ khóc và bất hợp tác vì đau đớn.
Như thế nào là sinh lý?
(1) Genu VaRUM hay chân vòng kiềng hình chữ O là kiểu chân vòng kiềng sinh lý của nhóm trẻ 1-2 tuổi
(2) Genu ValGUM hay chân vòng kiềng chữ X là kiểu chân sinh lý của nhóm trẻ 3-4 tuổi
(3) Từ 6-7 tuổi thì trục chân sẽ thẳng như người lớn.
Nếu con bạn
Chân vòng kiềng kiểu đối xứng
Khoảng cách giữa 2 đầu gối hay 2 mắt cá trong không quá 8cm
Hình O hay X đúng theo tuổi ở trên thì nhiều khả năng đó là sinh lý bình thường.
Video đang HOT
Bất thường trên phim Xquang
Việc kết luận con bị chân vòng kiềng bệnh lý chỉ được kết luận bởi bác sĩ chấn thương chỉnh hình sau khi chụp XQuang xương chân con ghi nhận có “tổn thương mặt trong, đầu trên xương chày” – BS Huỳnh Mạnh Nhi (BS CTCH Nhi khoa nổi tiếng) từng cho biết.
Làm gì khi con bị chân vòng kiềng?
Hiện nay, hầu hết trẻ chân O hay X chỉ cần theo dõi mỗi 6 tháng để đo khoảng cách 2 gối hay 2 mắt cá.
Nhóm trẻ chân O hay chân X nên tránh tăng cân quá nhanh vì có thể thúc đẩy biến dạng trục xương.
Nếu theo dõi khi lớn 6-7 tuổi mà trục xương chưa về bình thường hay từ theo dõi mỗi 6 tháng ghi nhận khoảng cách ngày càng xa, đặc biệt lớn hơn 8cm, chụp Xquang ghi nhận trục xương lệch bất thường sinh lý và đặc biệt nếu có tổn thương mặt trong đầu trên Xương chày thì cần gặp ngay BS chuyên khoa để bó bột hoặc phẫu thuật.
Vì vậy, thứ nhất chân X hay O thường là do sinh lý và hầu hết tự ổn định sau 7 tuổi.
Thứ hai, chân kiềng chẳng liên quan việc bế nhiều hay tập đi sớm. Nếu bé chẳng muốn thì dù có ép đi sớm thì bé cũng sẽ không hợp tác, khóc lóc do đau đớn.
Thứ ba, nếu bé bạn chân O hay X thì chỉ cần theo dõi bởi bác sĩ chỉnh hình và tránh béo phì.
Thứ tư, rất ít trường hợp chân O hay X cần can thiệp phẫu thuật.
Thứ năm, một số bé ngồi sớm từ 3-4 tháng tuổi hay đứng vững dù mới 10 tháng…thì cũng đừng quá lo lắng. Mỗi bé có một tốc độ phát triển riêng, có bé sớm có bé chậm hơn, đừng so sánh với nhau rồi sinh hoang mang.
Nếu bé nhà bạn chân X hay O, hãy tìm 1 bác sĩ chỉnh hình và tái khám mỗi 6 tháng. Đừng đọc lung tung hay share lung tung rồi hoang mang hay đi điều trị nơi không đúng chuyên môn nhé.
Đến độ tuổi này mà con còn bị chân vòng kiềng, bố mẹ cần đưa đi khám ngay!
Hiện tượng trẻ nhỏ đi với dáng chân vòng kiềng rất phổ biến, nhưng điều bố mẹ lo lắng là con mình bị cong chân ở mức độ bình thường hay cần đi khám?
Chân vòng kiềng (chân chữ O) là dạng hai chân không thẳng, hai đầu gối không chạm được vào nhau mà bị cong ra phía ngoài. Tùy từng bé mà chân có hiện tượng cong nhiều hay cong ít. Theo nghiên cứu từ Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kì (AAP), hầu hết trẻ dưới 2 tuổi đều có cấu tạo khung xương chân vòng kiềng. Đây là hiện tượng hết sức bình thường do khi ở trong bụng mẹ không gian chật hẹp nên chân bé bị co lại.
Khi mới biết đi, chân trẻ bắt đầu duỗi thẳng ra. Nhưng nếu đến khoảng 3 tuổi mà bố mẹ để ý thấy chân con có hình dạng chữ O thì nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra. Bởi thông thường ở độ tuổi này, xương chân của bé sẽ bớt cong và dần về dáng thẳng.
Nếu trẻ đã 3 tuổi vẫn đi với dáng chân vòng kiềng, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám (Ảnh minh họa).
Nếu không nắn chỉnh, chân vòng kiềng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mĩ và tâm lý của trẻ. Theo bác sĩ CK II Trịnh Quang Dũng, Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương, việc nắn chỉnh chân vòng kiềng phải được thực hiện bởi các kĩ thuật viên, bố mẹ lưu ý không tự ý nắn bóp chân vòng kiềng cho bé. Việc tự ý nắn chỉnh chân vòng kiềng không những không có tác dụng cải thiện cấu trúc xương mà trái lại, nó sẽ khiến cho con bị bầm tím, viêm cơ, thậm chí trật khớp.
Hiện nay, nhiều bố mẹ có con bị chân vòng kiềng đặc biệt quan tâm đến việc đưa con đi khám ở đâu, điều trị như thế nào? Dưới đây là danh sách các địa chỉ uy tín có dịch vụ khám và điều trị dị tật này ở trẻ nhỏ:
HÀ NỘI
1. Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng - Bệnh viện Nhi Trung ương
Địa chỉ: số 18/879 La Thành, Đống Đa - Hà Nội
Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh Nhi cho trẻ em hàng đầu cả nước. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa điều trị các bệnh khác nhau của trẻ từ 0 - 15 tuổi, trong đó khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng là đơn vị đứng đầu trong cả nước trong lĩnh vực Phục hồi chức năng Nhi khoa.
Hiện nay, Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng có áp dụng các phương pháp, hình thức trị liệu chân vòng kiềng khác nhau, bao gồm: Điện trị liệu, ánh sáng trị liệu, thủy trị liệu, siêu âm, sóng ngắn, vận động trị liệu...
2. Khoa Nhi - Bệnh viện Phục hồi chức năng
Địa chỉ: Số 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội
Đây là bệnh viện công lập chuyên sâu và điều trị cho bệnh nhân bằng vật lý trị liệu đầu tiên ở khu vực phía Bắc, bố mẹ có thể cho trẻ tập phục hồi chức năng theo cả 2 hình thức nội trú hoặc ngoại trú. Đội ngũ bác sĩ là các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề từ Trường Đại học Y Hà Nội.
Khoa Nhi - Bệnh viện Phục hồi chứng năng là khoa lâm sàng chuyên sâu về các kỹ thuật phục hồi chức năng cho trẻ em (trẻ
Danh sách bác sĩ, phòng khám Nhi uy tín ở Hà Nội được nhiều mẹ tin tưởngĐỌC NGAY
3. Phòng khám xương khớp - cột sống ICCare
Địa chỉ: Số 5 Hàng Chuối, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Phòng khám ICCare là một bộ phận thuộc chuyên khoa thần kinh cột sống - cơ - xương - khớp. ICCare là đơn vị chuyên điều trị các chứng bệnh như thoát vị đĩa đệm, xẹp đốt sống, đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, các vấn đề về chân....
Thiết bị hiện đại được áp dụng vào điều trị chân vòng kiềng bao gồm Công nghệ Laser tần số giúp kích thích và nắn chỉnh những sai lệch ở vùng chân...
4. Phòng khám chuyên khoa Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ (ACC)
Địa chỉ: Số 44 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Các bố mẹ có thể tìm đến Khoa trị liệu thần kinh Cột sống và Vật lý trị liệu phục hồi chức năng này để được thăm khám và tư vấn điều trị tình trạng chân vòng kiềng cho bé.
Các phương pháp điều trị chân vòng kiềng được áp dụng tại phòng khám ACC bao gồm: Trị liệu bằng laser với cường độ cao; máy trị liệu vận động ATM2; phục hồi chức năng bằng phương pháp Pneumex.
TP HỒ CHÍ MINH
5. Khoa Ngoại chỉnh hình - Bệnh viện Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: số 341, Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Đây địa chỉ khám chữa bệnh chuyên khoa Nhi đầu ngành khu vực phía Nam với môi trường an toàn, thân thiện. Để khám và điều tị về cho các bé bị chân vòng kiềng, bố mẹ có thể đưa trẻ đến khoa Ngoại chỉnh hình.
6. Khoa Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 14, đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Q.1. TP Hồ Chí Minh
Bệnh viện Nhi đồng 2 là bệnh viện chuyên khoa Nhi hạng I trực thuộc Sở y tế TP.HCM. Nơi đây cũng là một trong các bệnh viện nhi hàng đầu trong cả nước. Bệnh viện khám chữa bệnh cho bệnh nhi từ 0 đến 16 tuổi, trong đó có khoa Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng chuyên khám và điều trị tật chân vòng kiềng.
7. Khoa Chỉnh hình Nhi - Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
Đây là bệnh viện chuyên khoa hạng I tại khu vực phía Nam, chuyên tiếp nhận và điều trị các vấn đề xương khớp, chấn thương, phục hồi chức năng... Bố mẹ ở khu vực phía Nam có thể đưa con đến Khoa Chỉnh hình Nhi của bệnh viện để khám và khắc phục, điều trị các vấn đề về xương khớp cho trẻ dưới 15 tuổi.
Chân vòng kiềng ảnh hưởng đến thẩm mĩ và tâm lý trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).
8. Phòng khám Chấn thương chỉnh hình cho trẻ em - Bệnh viện đa khoa Xuyên Á
Địa chỉ: 42, Qốc lộ 22, Ấp Chợ, Xã Tân Phú Trung, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh
Đây là phòng khám do chính BS.CK2. Phan Văn Tiếp (nguyên trưởng khoa CTCH Nhi - Bệnh viện CTCH Tp.HCM) trực tiếp phụ trách. Với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, bác sĩ sẽ khám và điều trị các bệnh lý xương khớp khác nhau, trong đó có dị tật Chân vòng kiềng (gối chữ O) và gối chữ X.
Thực phẩm tốt cho tuyến giáp Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ và điều chỉnh các chức năng cơ thể quan trọng như nhiệt độ, hô hấp, nhịp tim, trọng lượng cơ thể ... Sữa chua giàu vitamin D và probiotic, giúp đảm bảo sức khỏe cho tuyến giáp và giúp cân bằng vi khuẩn tốt trong ruột, thường bị xáo trộn do mất cân bằng tuyến giáp....