4 sai lầm khi đi vệ sinh nhiều người mắc, có thể gây đột tử bất cứ lúc nào
Nếu không dần từ bỏ những thói quen xấu này khi đi vệ sinh thì sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng và kéo theo nhiều hệ lụy khác.
1. Thời gian đi vệ sinh quá lâu
Thời gian tốt nhất để đi đại tiện là khoảng 3 phút. Tuy nhiên, từ khi có điện thoại thông minh, thời gian đi vệ sinh nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thời lượng của bộ phim truyền hình hoặc thời gian của trận đấu game đang chơi… Nhưng ít người biết rằng, thời gian ngồi vệ sinh càng lâu, càng gây nguy hại cho sức khỏe.
Điện thoại là thủ phạm làm tăng thời gian đi vệ sinh
Đại tiện là quá trình “bài tiết phân”, tức là cơ thể liên tục dùng áp lực để phân được “đẩy” ra ngoài, đồng thời quá trình này cũng khiến đường ruột chịu áp lực. Vì vậy, thời gian dài đi đại tiện, tăng nguy cơ mắc các bệnh như trĩ, giãn niêm mạc trực tràng, sa tử cung… Nếu muốn cơ thể khỏa mạnh, bất luận là sách, báo, hay điện thoại di động, máy tính bảng,… tất cả đều không được mang vào nhà vệ sinh.
2. Dùng lực quá mức khi đi vệ sinh
Dùng lực quá mạnh khi đi vệ sinh thực ra không có chút lợi ích nào cho sức khỏe. Bởi vì cố gắng dùng toàn lực khi đi đại tiện, các cơ liên quan sẽ bị co thắt mạnh, không chỉ gây áp lực vùng bụng tăng cao, mà huyết áp cũng sẽ không ngừng tăng có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.
Dùng lực rặn quá mạnh khi đi đại tiện làm tăng nguy cơ đột tử
Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón. Thay vì cố rặn mạnh, những người bị táo bón nặng, cố gắng thay đổi thói quen sinh hoạt, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau quả và đi vệ sinh mỗi ngày. Nếu không có cải thiện, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thuốc hỗ trợ.
3. Lau chùi sai hướng
Bạn nghĩ rằng cứ dùng giấy hoặc khăn để vệ sinh sau khi đi vệ sinh là sạch sẽ? Thực tế có thể đúng là sạch sẽ nhưng nó cũng làm tăng hiểm họa nếu bạn dùng không đúng cách.
Nhiều người vẫn chưa biết cách lau chùi sau khi đi vệ sinh đúng cách
Nhiều người có thói quen lau chùi từ sau ra trước và thật không ngờ rằng đây lại là việc rất sai lầm. Luôn phải lau từ trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh. Lau từ sau ra trước có thể mang vi khuẩn từ trực tràng về phía niệu đạo và làm tăng nguy có nhiễm trùng âm đạo và đường tiết niệu.
Video đang HOT
Điều này đặc biệt quan trọng với người phụ nữ vì khoảng cách giữa hậu môn và niệu đạo rất ngắn nên vi khuẩn có thể dễ dàng đi vào bàng quang và gây nhiễm trùng tiểu.
4. Sau khi đi đại tiện rửa tay qua loa
Có câu nói, trước khi ăn cơm và sau khi đi đại tiện đều phải rửa tay. Mặc dù câu này được nói ra thường xuyên, nhưng rất nhiều người vẫn miễn cưỡng không thực hiện hoặc rửa tay qua loa cho xong. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật cho cơ thể. Do vậy, muốn cơ thể khỏe mạnh, sau khi đi vệ sinh cần phải rửa tay thật kỹ càng, sạch sẽ, để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Rửa tay đúng chuẩn để tránh vi khuẩn gây bệnh
Các bước rửa tay đúng chuẩn:
- Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
- Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).
- Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
- Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Thời gian rửa tay ít nhất là 30 giây, thời gian không đủ, hiệu quả làm sạch không tốt.
Hà Vũ ( Dịch theo Aboluowang)
Theo vietnamnet
Đọc vị 18 dấu hiệu của trẻ sơ sinh để biết ngay nhu cầu của trẻ - ai mới làm mẹ không thể bỏ qua
Bất cứ dấu hiệu, hành động lạ của trẻ sơ sinh cũng khiến cha mẹ lo lắng vì con chưa biết nói. Do đó các mẹ hãy phán đoán qua 18 dấu hiệu sau để biết bé muốn gì.
Mặc dù mỗi cha mẹ có cách hiểu và giải thích các dấu hiệu riêng của con mình nhưng các chuyên gia đã đúc rút ra một số quy tắc chung để nhận biết, phân biệt nhu cầu của trẻ. Theo đó, cha mẹ cần quan tâm đến tiếng khóc, âm thanh em bé tạo ra và hành động của bé. 18 dấu hiệu dưới đây sẽ cho bạn biết con của mình thực sự muốn gì.
Cách bé khóc
Khóc chính là cách bé thể hiện nhu cầu của mình khi chưa biết nói, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh. Nhưng làm thế nào để cha mẹ có thể hiểu liệu em bé khóc vì đói, đau, hay vì một lí do khác?
Khóc vu vơ: Nếu đứa trẻ ở một mình quá lâu và muốn sự chú ý của bố mẹ sẽ liên tục khóc trong 5-6 giây và sau đó tạm dừng trong 20 giây như thể đang chờ kết quả. Nếu cha mẹ không đáp ứng, chu kỳ này lặp lại nhiều lần cho đến khi tiếng khóc trở nên liên tục.
Khóc vì đói: Trẻ có thể bắt đầu bằng tiếng kêu nhưng nếu không được bế và cho ăn, tiếng khóc sẽ tiếp tục và trở nên cuồng loạn. Đứa bé tiếp tục ngọ nguậy, khóc to hơn và cho tay lên vào miệng.
Khóc vì đau: Tiếng khóc này sẽ đơn điệu, ồn ào và không đổi. Theo chu kỳ, sẽ có những tiếng khóc to hơn do cơn đau tăng lên. Tuy nhiên, nếu em bé bị ốm, tiếng khóc cũng có thể đơn điệu rồi yên lặng, vì chúng không có đủ sức để tạo ra tiếng khóc lớn.
Khóc khi đi vệ sinh: Ngay cả khi đi vệ sinh hoặc đánh hơi cũng có thể gây khó chịu ở trẻ. Kiểu khóc này giống như rên rỉ hoặc kêu ré lên.
Khóc vì buồn ngủ: Khi em bé muốn ngủ nhưng không thể ngủ được vì một lý do nào đó, tiếng khóc của chúng sẽ nghe như tiếng rên rỉ, sau đó là tiếng ngáp. Em bé cũng sẽ dụi mắt và tai.
Khóc vì khó chịu: Khi cảm thấy khó chịu, bé sẽ có tiếng khóc giống như bị kích thích và không liên tục, đi kèm với sự bồn chồn. Điều đó có nghĩa là đã đến lúc kiểm tra tã của bé hoặc có thể bé cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể khóc khi chúng muốn thay đổi môi trường hoặc khi chúng cảm thấy thất vọng hoặc buồn chán.
Những âm thanh phát ra
Bác sĩ Nhi khoa người Úc Priscilla Dunstan đã nghiên cứu về âm thanh trẻ sơ sinh phát ra trong hơn 20 năm qua. Hàng ngàn em bé thuộc các quốc tịch khác nhau đã tham gia vào thí nghiệm của cô. Priscilla tin rằng âm thanh này là ngôn ngữ và phản xạ chung của mọi đứa trẻ trên thế giới. Từ giai đoạn 4 tháng tuổi, các bé bắt đầu phát ra âm thanh tìm kiếm sự giao tiếp để đáp ứng các yêu cầu thể chất. Việc phát hiện và hiểu những âm thanh này kịp thời có thể ngăn chặn những cơn khóc của trẻ.
"Từ điển" của các âm thanh chính bao gồm:
'Neh' - Con đang đói!: Âm thanh này được tạo ra khi em bé đẩy lưỡi lên đến vòm miệng và được kích hoạt bởi phản xạ mút.
'Eh' - Con sẽ ợ!: Âm thanh này được hình thành khi không khí dư thừa bắt đầu đẩy ra khỏi thực quản và em bé cố gắng phản xạ nhả ra khỏi miệng.
' Owh' - Con buồn ngủ hay mệt mỏi!: Em bé tạo ra âm thanh mệt mỏi này bằng cách gập môi trước khi ngáp.
'Heh' - Con cảm thấy không thoải mái!: Cảm giác khó chịu sẽ khiến cho em bé di chuyển, và giật tay chân của chúng. Tất cả những chuyển động này góp phần tạo ra âm thanh 'Heh', đặc biệt là khi miệng của em bé hơi mở.
'Eairh' - 'Con đầy hơi và đau bụng!: Những âm thanh tạo ra bị bóp méo và biến thành tiếng rên rỉ khi một đứa bé đầy hơi và thở ra trong khi cố gắng thoát khỏi cơn đau.
Các hành động của bé
Ngôn ngữ cơ thể nói rất nhiều về sức khỏe của em bé:
Cong lưng: Trẻ dưới 2 tháng tuổi thường thực hiện động tác này khi phản ứng với cơn đau. Nếu em bé cong lưng sau khi ăn, điều đó có nghĩa là con đã no. Nếu bạn thường thấy bé thực hiện động tác này trong khi ăn, đó có thể là dấu hiệu của trào ngược. Nếu bé lớn hơn 2 tháng tuổi, động tác này thường biểu thị sự mệt mỏi và tâm trạng không tốt.
Quay đầu: Đây là một hành động làm dịu của em bé. Chúng có thể làm điều đó trước khi chìm vào giấc ngủ hoặc khi xung quanh có những người lạ mặt.
Nắm lấy tai: Trong hầu hết các trường hợp, chuyển động này cho thấy em bé đang tự khám phá cơ thể của mình. Bạn chỉ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu động tác này được thực hiện khi bé khóc và lặp lại thường xuyên. Rất có thể em bé đang không ổn với đôi tai của mình.
Nắm chặt nắm tay: Đây là một dấu hiệu cho thấy em bé bị đói. Nếu bạn kịp thời chú ý đến điều này, bạn có thể ngăn tiếng khóc do cơn đói gây ra cho bé.
Nâng chân lên: Đây là dấu hiệu đau bụng. Em bé đang cố gắng theo phản xạ làm dịu cơn đau.
Giật tay: Chuyển động này có nghĩa là em bé đang sợ hãi. Một âm thanh lớn, ánh sáng mạnh hoặc thức dậy đột ngột có thể gây ra phản xạ giật mình. Những lúc như thế, em bé cần được bố mẹ vỗ về, an ủi.
Theo afamily
Hy hữu: Sản phụ sinh con tại nhà rồi đến bệnh viện... sinh tiếp Một sản phụ mang thai lần 2 và song thai bé gái. Dù chưa đến ngày sinh nhưng sản phụ bất ngờ đau bụng. Khi đi vệ sinh thì sản phụ bất ngờ sinh một cháu, sau khi được đưa đến bệnh viện, sản phụ tiếp tục sinh cháu còn lại an toàn. Ngày 9/6, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (thị xã...