4 sai lầm khi cho trẻ ăn trứng ảnh hưởng đến sức khỏe của con, nhiều cha mẹ không biết vẫn áp dụng
Trứng là loại thực phẩm rất dễ ăn lại giàu dinh dưỡng nhưng có một số cách ăn trứng có thể gây hại, đặc biệt là đối với sức khỏe trẻ nhỏ.
Trứng rất giàu đạm và chất dinh dưỡng, trẻ nhỏ lại thích ăn nên các cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn. Hầu như nhà nào cũng trữ rất nhiều trứng, chục quả là ít, nhất là những nhà có con nít và bà bầu. Nhiều nhà còn cho rằng trứng lành tính nên ăn bao nhiêu cũng không phải lo ngại. Có khi còn cho bé ăn 3-4 quả trong ngày. Nhưng sự thật thì cách cho trẻ ăn trứng thế này không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Mặc dù trứng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng có một số sai lầm khi cho trẻ ăn trứng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé, không phải cha mẹ nào cũng biết.
Sai lầm 1: Trứng kết hợp với sữa đậu nành
Không nên ăn trứng kết hợp với uống sữa hoặc sữa đậu nành cùng lúc (Ảnh minh họa).
Nhiều bà mẹ sáng ra cho con ăn trứng chiên với cốc sữa đậu nành để đủ chất hoặc cho con uống sữa sau khi ăn trứng. Nhưng theo các nhà dinh dưỡng, sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất… nhưng protein trong trứng có thể kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân giải protein bị cản trở, giảm tỷ lệ hấp thụ protein, còn có thể gây ức chế hoạt động của hệ tiêu hóa.
Tương tự như vậy, cho trẻ ăn trứng cùng với uống sữa cũng không tốt cho hệ tiêu hóa. Nguyên nhân do trong sữa có đường lactose, loại đường này tiêu hóa dễ nhờ vào các men lactase ở màng ruột tiết ra. Trong trứng có nhiều protein, phân giải các axit amin. Khi ăn trứng và sữa cùng với nhau sẽ gây ra tình trạng khó tiêu do cơ thể không thể hấp thu được đường lactose trong sữa. Ở tình trạng nặng hơn uống sữa và ăn trứng cùng lúc có thể sôi bụng, tiêu chảy và đi ngoài phân chua.
Sai lầm 2: Kiêng ăn trứng khi trẻ ốm
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng, khi trẻ ốm không được ăn trứng, bởi trứng khó tiêu và không tốt cho sức khỏe. Thực tế khi ốm trẻ cần bổ sung protein, nếu lúc này trẻ vẫn ăn được thì trứng là lựa chọn tốt. Không nên cho trẻ đang ốm ăn trứng chiên mà nên chọn một số món canh trứng, không chỉ bổ sung dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời, khi trẻ ốm, cần phải cho trẻ uống nhiều nước hơn. Những hậu quả có thể gây ra khi trẻ ăn trứng lúc đang ốm chỉ là do ăn quá nhiều và dồn dập hoặc trẻ bị dị ứng trứng mà thôi.
Sai lầm 3: Cho trẻ ăn càng nhiều trứng càng tốt
Mặc dù trứng rất giàu protein và chất dinh dưỡng, nhưng không thể ăn quá nhiều. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, vì trứng tốt nên muốn cho trẻ ăn nhiều để cơ thể được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng đây là suy nghĩ sai lầm. Bời vì trẻ đang trong thời kỳ phát triển thể chất, các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa còn rất non yếu, ăn quá nhiều trứng sẽ khiến việc tiêu hóa rất khó khăn, gây khó tiêu, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Đối với trẻ bình thường, chỉ nên ăn 2 – 3 quả trứng mỗi tuần, vì cơ thể không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng, sẽ gây lãng phí. Ngoài ra, trẻ cần bổ sung chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm khác ngoài trứng.
Sai lầm 4: Để trứng luộc qua đêm
Không nên để trứng luộc qua đêm (Ảnh minh họa).
Thực tế không nên để bất cứ thức ăn gì qua đêm, kể cả trong điều kiện thời tiết mát mẻ và trứng không phải ngoại lệ. Khi để thực phẩm qua đêm, có thể nó không bị hỏng nhưng thức ăn để ngoài không khí quá 12 tiếng dễ bị vi khuẩn tấn công và mất đi dinh dưỡng.
Ngoài ra, nhiều người còn luộc trứng chưa kĩ, cho trẻ ăn trứng lòng đào, khi ấy trứng luộc để qua đêm là môi trường thuận lợi để vi trùng, vi sinh vật sinh sôi nảy nở. Nếu để qua đêm, sáng hôm sau trẻ ăn vào dễ bị ngộ độc nặng hoặc gây hại cho dạ dày, đường ruột.
Khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn trứng tươi, trứng mới luộc.
Ăn trứng gà kiểu này chẳng khác nào tự hại mình, biết để tránh ngay còn kịp
Trứng gà cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, ăn trứng gà thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.
Ăn trứng gà không đúng cách sẽ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng - Ảnh: Minh họa
Dưới đây là những cách ăn trứng gà gây hại đến sức khỏe.
- Ăn quá nhiều
Trứng gà là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng ăn nhiều dễ gây ra dư thừa dinh dưỡng, dẫn đến béo phì, tăng thêm gánh nặng cho gan và thận.
- Trứng gà sống
Trong trứng gà chưa được nấu chín có hai hợp chất rất khó phân giải, gây ảnh hưởng không tốt đến việc cơ thể hấp thụ và tiêu hóa protein có trong trứng gà.
Trong quá trình hình thành, trứng gà đã mang một số vi khuẩn gây bệnh nên khi chưa được nấu chín, các vi khuẩn này sẽ không bị tiêu diệt, rất dễ gây nên bệnh tiêu chảy.
Bên cạnh đó, các protein trong trứng gà sống có kết cấu hóa học rất chặt chẽ, cơ thể con người hầu như không thể hấp thụ. Các protein này gây ức chế cho trung khu thần kinh và cản trở cơ thể tiết nước bọt, dịch vị dạ dày và dịch vị của ruột, khiến cho bạn ăn không ngon và tiêu hóa kém.
- Hâm lại trứng
Việc hâm lại trứng đã chín khiến nó không chỉ mất đi protein mà còn trở nên độc hại và gây ra các vấn đề tiêu hóa. Đặc biệt bạn không nên hâm nóng trứng luộc và trứng ốp lết.
- Ăn trứng gà và đậu tương
Nhiều người thường chọn trứng gà và sữa đậu nành cho bữa sáng. Tuy nhiên, điều này là không nên vì men phân giải protein trong đậu tương khiến cơ thể không hấp thu được giá trị dinh dưỡng.
- Ăn trứng gà và đường
Trứng gà cho thêm đường và được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một chất "tiêu diệt" các axit amin có lợi chơ cơ thể. Hơn nữa, chất này làm máu đông, khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ gây nên mối nguy hại tiềm tàng, khiến máu trong cơ thể dễ bị đông đặc.
Lưu ý khi mua và bảo quản trứng
Khi mua trứng, nên chọn những quả có lớp vỏ bên ngoài sạch sẽ và còn tươi (mới) từ khu vực quầy hàng đông lạnh. Không mua những quả trứng có nhiều vết bẩn, bị nứt hoặc có lỗ thủng dễ bị nhiễm khuẩn.
Sau khi mua về, cần nhanh chóng cho trứng vào tủ lạnh. Đặt trứng trong hộp đựng làm bằng giấy carton hoặc nhựa mềm vì trứng rất dễ hấp thu mùi của tủ lạnh. Trứng tươi có thể để lạnh được khoảng 5 tuần sau khi được đóng gói. Nếu trên bao bì của hộp trứng không ghi rõ ngày đóng gói, có thể giữ lạnh chúng trong khoảng 3 tuần kể từ khi mua về.
Phải luôn rửa tay, dụng cụ nấu nướng và mặt kệ bếp thật sạch sẽ sau khi chế biến xong các món có sử dụng trứng. Món trứng nóng cần được ăn ngay khi vừa nấu xong.
Chế độ ăn kìm hãm sự tiến triển của xơ gan Xơ gan là bệnh lý về gan khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh thường gặp ở những người mắc viêm gan B, C, người thường xuyên sử dụng rượu bia... Xơ gan có mấy giai đoạn? Gan là cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể, chúng thực hiện một số chức năng thiết yếu như: - Thanh lọc...