4 quy định khác Luật sẽ được áp dụng để phòng, chống COVID-19
4 nội dung khác quy định của pháp luật hiện hành hoặc thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được áp dụng để phòng, chống COVID-19.
Cuối giờ chiều 6/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp khẩn cấp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.
Tối qua, 5/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công văn số 1067 xin ý kiến góp ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về các giải pháp cấp bách phòng chống COVID-19 và hôm nay 6/8, Chính phủ tiếp tục có Tờ trình xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép Chính phủ quyết định các giải pháp cấp bách khác quy định của Luật.
Từ tối qua tới chiều nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì các cuộc họp với các Uỷ ban liên quan thảo luận về các nội dung trình của Chính phủ theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại cuộc họp này.
Các ý kiến của các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đều bày tỏ đồng tình với các nội dung đề xuất của Chính phủ, đặc biệt là 4 nội dung mới khác quy định của pháp luật hiện hành hoặc thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, theo quy định của Nghị quyết số 30 của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp.
Cụ thể, cho phép các bộ Y tế, Quốc phòng, Công an, UBND các tỉnh quyết định thành lập cơ sở thu dung, điều trị người mắc COVID-19 đồng thời là giấy phép hoạt động và đề nghị bổ sung thời hạn hiệu lực của nội dung này (đến hết năm 2022) và chỉ áp dụng trong trường hợp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo kịch bản ứng phó dịch và điều kiện thực tiễn tại mỗi địa phương.
Giao Bộ Y tế được quy định các thủ tục hành chính trong thông tự theo thủ tục rút gọn để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch là khác với quy định tại khoản 4 Điều 14 và khoản 3 Điều 147 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,chỉ giới hạn phạm vi ban hành thủ tục hành chính ở các nội dung được nêu trong dự thảo Nghị quyết.
Video đang HOT
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với dự thảo Nghị quyết quy định: “Việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 (bao gồm cả chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị COVID-19) do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi.
Tuy nhiên, UBTVQH đề nghị đối với bệnh nhân mắc COVID-19 có các bệnh nền khác (như tiểu đường, tim mạch, thận…) thì việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh đối với các bệnh này phải thực hiện theo quy định Luật Bảo hiểm y tế và các quy
Cuối cùng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giao Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất để bảo đảm phù hợp với bối cảnh rất nhiều địa phương đang phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt như hạn chế tập trung đông người, thực hiện giãn cách xã hội.
Song Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra chặt chẽ của cấp ủy ở các địa phương trong quá trình thực hiện, tránh việc làm dụng quy định này để quyết định các nội dung không thực sự cấp bách, không trực tiếp liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá việc Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị quyết đã triển khai thực hiện kịp thời Nghị quyết số 30 của Quốc hội, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố, nhất là các địa phương phía Nam và đặc biệt là TP.HCM.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
“Trong dự thảo nghị quyết không nên sử dụng các từ ngữ không rõ về nội hàm như sớm hơn, cao hơn, tránh hiểu không thống nhất gây lúng túng cho địa phương trong áp dụng, thậm chí có thể tạo ra sự tùy tiện. Thực tiễn cho thấy, khung chính sách thì rất đúng, nhưng đôi khi địa phương lại thực hiện máy móc, địa phương này làm một đằng, địa phương kia làm một nẻo. Cuối cùng tắc về vấn đề lưu thông hàng hóa và vấn đề đi lại của người dân, nhất là luồng xanh, luồng đỏ.
Thời gian tới, đề nghị Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu ban hành các văn bản phân định rõ những nội dung thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ, của Thủ tướng. Xem xét phân cấp mạnh hơn cho địa phương, nhất là trong tổ chức thực hiện. Những vấn đề liên quan đến khung, dứt khoát phải thống nhất. Trong điều kiện tình trạng khẩn cấp, thì lãnh đạo chỉ đạo một cách tập quyền là hết sự cần thiết. Đặc biệt trong khâu tổ chức thực hiện, hoặc những vấn đề mà Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành, tránh chuyện “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” , Chủ tịch Quốc hội nói.
Tại cuộc họp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của UBTVQH đồng ý với 4 nội dung trên trong dự thảo Nghị định của Chính phủ. Với các quy định khác trong dự thảo, Chính phủ chủ động triển khai trong thực tiễn.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ nhanh chóng tổ chức thực hiện các quy định mới, trong quá trình đó có đánh giá, tổng hợp, rút kinh nghiệm để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội tại các phiên họp, Kỳ họp sắp tới.
Thủ tướng: 'Cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại'
Người đứng đầu Chính phủ mong nhân dân vững tin, tự giác chấp hành quy định chống dịch, hy vọng và tin tưởng "bình minh của cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại".
Chiều 28/7, phát biểu tại Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ nguyện cống hiến hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân...
Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV quyết tâm tiếp tục xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước các cấp đoàn kết, liêm khiết; vì dân, gần dân, trọng dân..., thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và các Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trong chiều 28/7. Ảnh: VGP
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến rất phức tạp trên toàn cầu và nhất là trong khu vực do biến thể mới hoành hành, Chính phủ xác định hai nhiệm vụ trọng tâm là chống dịch hiệu quả và thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho nhân dân.
Phòng chống Covid-19 được coi là công việc quan trọng, cấp bách nhất hiện nay. Do đó, Chính phủ sẽ cùng cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng nhau kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh bằng cách thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch và nhất là thực hiện Chiến lược vaccine. Chính phủ quyết tâm thực hiện hiệu quả Chiến lược vaccine với ba mũi nhọn: mua được vaccine nhiều nhất, nhanh nhất có thể.
Chính phủ cũng sẽ thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để chủ động sản xuất vaccine trong nước và tiêm chủng miễn phí cho toàn dân kịp thời, an toàn và hiệu quả. Mục tiêu đầu năm 2022, Việt Nam cố gắng đạt được tỷ lệ tiêm tạo miễn dịch cộng đồng và không để lỡ nhịp so với các nước khác trong quá trình phục hồi kinh tế sau dịch bệnh.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định và chúc mừng các Phó Thủ tướng. Ảnh: Giang Huy
Theo Thủ tướng, Chính phủ "hết sức thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ với những khó khăn về tinh thần và vật chất mà nhân dân phải đối mặt hơn một năm qua do Covid-19 gây ra". Từ thành thị tới nông thôn, những con đường vắng người qua lại. Những khu chợ sầm uất, sân bay, bến cảng, sân trường, nhà máy, xí nghiệp... náo nhiệt giờ lặng lẽ. Những chung cư, sân vận động, nhà thi đấu, ký túc xá, doanh trại quân đội bất đắc dĩ trở thành bệnh viện dã chiến, thành khu cách ly. Sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực, thu nhập, tích lũy của người dân giảm sút... "Đám mây đen Covid-19 đã phủ nghịch cảnh lên cuộc sống của chúng ta".
"Lửa thử vàng, gian nan thử sức", Chính phủ mong nhân dân vững tin, đoàn kết, tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định chống dịch, để không phụ sự vất vả của các lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhất là đội ngũ y, bác sĩ. Chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng, bình minh của cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại", ông nói.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ chú ý giải quyết hết các vấn đề liên quan tới cuộc sống người dân.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các thành viên Chính phủ, các đại biểu tại buổi lễ, chiều 28/7. Ảnh: Giang Huy
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng ông Phạm Minh Chính đã được Quốc hội bầu giữ chức Thủ tướng, chúc mừng các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ nhiệm kỳ 2021-2026 đã được Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước có Quyết định bổ nhiệm.
Ông đánh giá, từ thời điểm kiện toàn các chức danh lãnh đạo Nhà nước đến nay, tuy mới gần 4 tháng nhưng tập thể Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính đứng đầu đã bắt nhịp, kịp thời triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành; tiếp tục thể hiện một tập thể năng động, quyết liệt hành động.
"Chỉ có tinh thần đoàn kết, quyết tâm mới thành công. Chỉ có khát vọng trong suy nghĩ và hành động mới đưa đất nước tiến lên nhanh hơn, bền vững hơn", ông Phúc nói.
4 Phó Chủ tịch ra mắt Quốc hội khóa XV Trong số 4 nhân sự vừa được Quốc hội bầu giữ chức Phó Chủ tịch khóa XV có 3 người tái cử là các ông Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải; một nhân sự mới là ông Trần Quang Phương. Sau lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chiều nay, 20/7/2021, Quốc hội thực...