4 quán cà phê hoài niệm
Bạn có thể lạc về quá khứ khi khám phá những bộ sưu tập đồ cổ, nghe các bản nhạc xưa tại Chuyện Cà Phê hay quán Nhỏ.
Có nhiều phong cách cà phê ở TP HCM và nếu đi tìm những những quán hoài cổ, bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây.
Chuyện Cà Phê
Tọa lạc tại cư xá Bình Thới, quận 11, quán được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Đặc biệt, nhiều người trong khu phố đến quán cho biết quán mang lại cảm giác ấm cúng, gần gũi…
Theo chủ quán, anh đã mất 2 năm để lên ý tưởng và đi tìm các món đồ cổ để bài trí theo phong cách riêng – hoài cổ nhưng không kém phần sáng tạo. Anh phải mua lại hay đi tìm từng cửa sổ cũ từ bãi phế liệu, mất thêm 2 – 3 tiếng chà rửa mỗi món đồ rồi mới đem bày.
Trong ảnh dưới là một góc ngồi cho những khách thích riêng tư, được bày cùng một số món đồ cũ như xe cub 81, máy hát giai đoạn 1985, máy quay phim thập niên 90, tủ đứng cao trước năm 1975.
Góc bày đồ sưu tầm ở quán. Ảnh: Thanh Thu
Thức uống có giá 18.000 – 35.000 đồng. Trong đó, món lipton cung đình vị thảo mộc và cà phê nguyên chất lấy từ Cầu Đất, Lâm Đồng được nhiều khách ưa thích. Quán mở cửa từ 6 đến 22h.
Video đang HOT
Cộng Sự
Nằm trên đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, tiệm cà phê là nơi thích hợp cho khách đi một mình hoặc cùng gia đình. Không gian quán yên tĩnh được chia ra nhiều góc, kết hợp các món đồ cổ như bàn ủi con gà, đèn dầu, bộ bàn ghế gỗ… cùng nhiều cây cảnh giúp khách tạm quên phố phường ồn ào bên ngoài.
Trong quán còn trang trí tranh dán tường hình khu phố Hào Sĩ Phường của người Hoa chợ Lớn. Mặt tiền là tiệm tạp hóa Tư Đời với đủ loại bánh kẹo, mứt, hạt, bán kèm đồ uống cho khách. Thức uống có giá 30.000 – 45.000 đồng một món. Quán mở cửa từ 6 đến 23h.
Thực khách tận hưởng góc riêng tư trong quán. Ảnh: Thanh Thu
Cà phê Nhỏ
Nếu đi tìm một Sài Gòn xưa, bạn có thể ghé quán cà phê trên đường Lê Văn Sỹ, quận Phú Nhuận. Không gian có phần chật hẹp vì bày rất nhiều đồ cổ như tivi, máy may, máy ảnh… được sưu tầm trong hơn 10 năm của chủ nhà. Trong đó từng thế hệ tivi được chủ quán sắp xếp ngay ngắn, thu hút khách đến quán từ cái nhìn đầu tiên.
Thi thoảng có đoàn tàu chạy qua gần đó làm ồn và gây khó chịu cho một số khách, nhưng số khác lại cho đó là điểm đặc biệt khi đến đây. Giá đồ uống 30.000 – 55.000 đồng một món. Quán mở tầm 7 đến 23h.
Bộ sưu tập ti vi cổ tại quán. Ảnh: Thanh Thu
Nhà của thời thơ ấu
Nằm trong con hẻm 280 đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 3, quán cà phê có cái tên khá ấn tượng. Khách đến quán chủ yếu là những người trẻ muốn giao lưu kết bạn với nhiều người cùng sở thích: chia sẻ kỷ niệm tuổi thơ. Khách tới đây sẽ thấy ngay những tủ ly chén cũ, bộ bàn ghế, rèm cửa, búp bê lật đật hoặc những chồng sách báo Hoa Học Trò, Văn học và Tuổi trẻ…
Chủ quán cho biết, nơi đây như một hội quán, là nơi để các bạn trẻ cùng nhau phát triển kỹ năng mềm thông qua các hoạt động diễn ra theo dịp kỷ niệm như tập kịch về Tết Nguyên Đán, Trung Thu hay tập hát… Giá mỗi đồ uống là 20.000 – 30.000 đồng. Quán mở từ 8 đến 22h.
Màu vàng hoài niệm bên trong tiệm. Ảnh: Nhà của thời thơ ấu.
Khách bị cấm chụp ảnh ở con hẻm trăm tuổi
Người dân trong hẻm Hào Sỹ Phường (quận 5) cấm khách đến chụp hình, quay phim để phòng chống Covid-19.
Từ tháng 8/2020, điểm check-in hoài cổ nổi tiếng ở TP HCM treo biển cấm quay phim, chụp hình. Tấm biển đầu tiên được viết tay, dán ở lối cầu thang trên tầng, ghi lý do là để phòng tránh nCoV. Biển cấm này chỉ áp dụng ở tầng trên của khu dân cư hẻm Hào Sỹ Phường.
Tầng trên của khu có 60 hộ, gồm khoảng 500 người sinh sống, phần nhiều là hình thức "ở ghép" trong các căn nhà chật hẹp. Hiên nhà tầng trên rộng khoảng 80 cm, vừa để một người lớn đi qua. Buổi chiều, đoạn hiên này tập trung người lớn tuổi và trẻ con ra ngồi hóng mát. Do đó, việc khách đến rồi đi qua lại khiến người dân không thoải mái.
Biển cấm ghi mức phạt 500.000 đồng một người, phần nào thể hiện sự bức xúc của người dân. Ảnh: Tâm Linh
Bà Phạm Thị Thu Tâm (60 tuổi), tổ trưởng khu dân cư trên tầng, là thế hệ thứ hai trong gia đình sống ở đây. Bà cho biết việc phòng Covid-19 là lý do chính đáng để tránh tình trạng tập trung đông người, và không muốn người lạ mang bệnh đến. Quyết định cấm chụp hình, quay phim được toàn thể bà con trong hẻm đồng tình.
Thực tế, người dân muốn cấm khách từ lâu, để lấy lại không gian sống yên bình vốn có. Trước đây, một số đoàn làm phim từng được Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, chính quyền địa phương cấp phép ghi hình tại con hẻm. Nhưng một thời gian người dân không thể chịu cảnh này, do hoạt động diễn xuất tập trung đông người, gây ồn ào, đạo cụ bừa bộn.
Sau những bộ phim, nhiều du khách biết đến địa điểm này. Khách chủ yếu là học sinh, sinh viên chụp kỷ yếu, các đôi chụp cưới. Đây cũng là những đối tượng gây ảnh hưởng nhất.
"Cả một lớp đông đúc, hay chụp mẫu, chụp cưới cũng kéo theo cả ê-kíp, gây mất trật tự làm xáo trộn bầu không khí ở đây", bà Tâm phàn nàn. Hiện khu này có khá đông người cao tuổi và trẻ nhỏ. Trong khi đó, nhiều hành động của du khách không phù hợp với góc nhìn của họ, như hôn nhau, thay phục trang giữa sân, cười nói ầm ĩ, đi lại vướng víu... Người dân thậm chí không có ý định thu tiền khách tham quan, chỉ muốn đừng ai đến gây phiền phức cho cuộc sống của họ, bà Tâm nói thêm.
Hẻm Hào Sỹ Phường là điểm chụp ảnh check-in ưa thích của các bạn trẻ. Ảnh: Di Vỹ
Hẻm Hào Sỹ Phường là nơi sinh sống của người Hoa nhưng sau này, nhiều gia đình chuyển đi nơi khác và bán lại nhà. Khu nhà này được xây dựng từ khoảng năm 1910.
Khám phá vẻ đẹp hoài cổ của chùa Bổ Đà Chùa Bổ Đà là một trong cái tên nổi bật nhất khi nhắc đến những ngôi chùa nổi tiếng của Bắc Giang. Không chỉ có kiến trúc độc đáo mà nơi này còn có tới 100 ngôi tháp cổ bằng gạch nung tuyệt đẹp mang vẻ đẹp mộc mạc và đặc trưng của vùng Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà ở xã Tiên...