4 phương án đưa lao động Guinea Xích Đạo về nước
Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng các phương án đưa hơn 200 lao động ở Guinea Xích Đạo (Tây Phi) về nước.
Ngày 21/7, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho hay trong phương án một trình Chính phủ, Vietnam Airlines sẽ sử dụng một máy bay A350, bay từ Hà Nội đến Bata (thành phố lớn nhất của Guinea Xích Đạo) rồi trở về. Tuy nhiên, phương án này có khó khăn là sân bay Bata không có khả năng cung ứng nhiên liệu cho đến 10/8. Ngoài ra, cần bổ sung xe cứu hỏa tại sân bay nước sở tại để đảm bảo công tác cứu hỏa cho máy bay A350.
Phương án 2, sử dụng máy bay A350, hành trình Hà Nội đến Bata rồi đi Malabo (thủ đô của Guinea Xích Đạo), trở về Hà Nội. Phương án này áp dụng khi sân bay Bata không thể cung ứng nhiên liệu, nên phải bay đến Malabo để tiếp nhiên liệu.
Phương án 3 là sử dụng máy bay A350 với hành trình Hà Nội đến Malabo rồi trở về; dự kiến áp dụng trong trường hợp sân bay Bata không thể đáp ứng yêu cầu bổ sung xe cứu hỏa. Tuy nhiên, người lao động Việt Nam di chuyển đến sân bay Malabo khó khăn hơn so với đến thành phố Bata, do sân bay này nằm ngoài đảo.
Tổ bay của Vietnam Airlines trong lần giải cứu công dân Việt Nam ở tâm dịch Vũ Hán. Ảnh: VNA
Video đang HOT
Phương án 4, sử dụng hai máy bay A321, trong đó một máy bay chở khách dương tính Covid -19 (khoảng 120 người), một tàu chở khách bình thường với hành trình Hà Nội – Dubai (UAE) – Bata – Jeddah (Ả rập Xê út) – Ahnedabad (Ấn Độ) – Hà Nội. Phương án này thuận lợi khi giảm lây nhiễm trên tàu bay, tuy nhiên sẽ gặp khó khăn trong việc xin cấp phép bay qua nhiều nước.
Với 4 phương án bay nêu trên, Vietnam Airlines đang chờ đối tác cung cấp dịch vụ xác nhận về khả năng đáp ứng tại sân bay.
Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước, làm việc với chính quyền sở tại để sớm cấp phép bay cho các chuyến bay nhân đạo, đồng thời tập hợp hành khách vào địa điểm thống nhất.
Bộ Y tế xây dựng kịch bản đảm bảo phòng, chống dịch trên tàu bay và xử lý các tình huống có thể xảy ra đối với hành khách; cử đủ bác sỹ, nhân viên y tế đi cùng chuyến bay để chăm sóc người bệnh.
Đầu tháng 7, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan phối hợp tổ chức chuyến bay cứu hộ hơn 200 công dân ở Guinea Xích Đạo.
Theo Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, 219 lao động Việt Nam đang làm việc tại công trình nhà máy thủy điện Sendje, tỉnh Littorial (Guinea Xích đạo) theo hợp đồng với Công ty tổng thầu Duglas Alliance Ltd (Anh). Đến nay 112 lao động Việt Nam ở đây nhiễm nCoV, đang được chữa trị.
Mỹ triển khai oanh tạc cơ B-1 đến Guam
Không quân Mỹ điều hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer đến đảo Guam ở Thái Bình Dương, nhưng không tiết lộ thời hạn triển khai.
"Phi đội B-1B Lancer trở lại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hôm 17/7 để thực hiện các chiến dịch Lực lượng Oanh tạc cơ Đặc biệt (BTF) ở căn cứ Andersen trên đảo Guam. Các máy bay đã huấn luyện đánh chặn với tiêm kích F-15J của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản để tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu và phối hợp hiệp đồng", không quân Mỹ hôm qua ra thông cáo cho biết.
Lầu Năm Góc cho biết hai chiếc B-1B này thuộc biên chế Phi đoàn ném bom viễn chinh số 37, được triển khai từ căn cứ không quân Ellsworth, bang Nam Dakota, tới đảo Guam.
"Biên đội sẽ hỗ trợ nỗ lực huấn luyện của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương với các đồng minh và đối tác, cũng như làm nhiệm vụ răn đe nhằm củng cố trật tự quốc tế dựa trên thượng tôn pháp luật trong khu vực", thông cáo có đoạn viết.
Hai oanh tạc cơ B-1B Lancer trên bầu trời Guam hôm 17/7. Ảnh: USAF.
170 binh sĩ không quân cũng được điều chuyển từ căn cứ Ellsworth đến Guam để bảo đảm kỹ thuật cho hai chiếc B-1B. Không quân Mỹ không cho biết biên đội oanh tạc cơ này sẽ được triển khai ở Guam trong bao lâu.
Động thái diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tăng cường các hoạt động quân sự và ngoại giao nhằm tăng sức ép đối với yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Hai nhóm tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan cùng 12.000 binh sĩ đang phối hợp tiến hành các đợt diễn tập phòng không chiến thuật trên Biển Đông, nhằm bảo đảm năng lực chiến đấu và khả năng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/7 đăng tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo, trong đó bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Washington khẳng định Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý nào cho yêu sách "đường chín đoạn", cho rằng thế giới quan kiểu ức hiếp của Trung Quốc sẽ không có chỗ trong thế kỷ 21.
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định sẽ sát cánh cùng cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và phản đối mọi động thái sử dụng sức mạnh ở Biển Đông và khu vực. "Chúng tôi chia sẻ các lợi ích sâu sắc và mang tính ràng buộc với nhiều đồng minh và đối tác, những bên từ lâu đã ủng hộ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế".
Trong những năm gần đây, Trung Quốc phô diễn sức mạnh tại Biển Đông vượt xa ranh giới truyền thống. Trung Quốc nêu yêu sách phi lý với phần lớn diện tích khu vực Biển Đông, triển khai tên lửa cùng thiết bị gây nhiễu trên các đảo nhân tạo bồi đắp trái phép, gây khó khăn cho hoạt động của Mỹ cùng các đồng minh trong khu vực.
Trinh sát cơ Thổ Nhĩ Kỳ lao vào núi Một máy bay trinh sát đâm vào núi Artos, miền đông Thổ Nhĩ Kỳ sáng nay, khiến 7 nhân viên an ninh thiệt mạng. "Tôi được thông báo là 7 người đã hy sinh, trong đó có hai phi công", Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu hôm nay cho biết, nhưng không công bố chủng loại máy bay gặp nạn....