4 phát hiện “sốc” về tình dục không phải ai cũng biết
Có phải đàn ông “dê” hơn phụ nữ? Liệu có độ tuổi “cứng” nào cho tình trạng mãn dục? Những hiểu biết về tình dục sai lệch có thể gây ra sự hiểu lầm trớ trêu…
Tình dục đã trở thành vấn đề không còn quá xa lạ đối với con người trong xã hội hiện nay. Tình dục xuất hiện từ thuở sơ khai của con người và dần thay đổi cùng với sự phát triển xã hội… Trong giai đoạn phát triển đó, các nhà khoa học đã chỉ ra một vài quan điểm gây ảnh hưởng đáng kể đến tình dục.
Cùng điểm lại một vài phát hiện có phần sai lệch đó qua bài viết dưới đây của bác sĩ nam khoa Nguyễn Thế Lương (Phòng khám Nam khoa Andos Hà Thành).
1. Có phải đàn ông “dê” hơn phụ nữ?
Vào năm 1966, hai nhà nghiên cứu về tình dục học William Masters và Virginia Johnson đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “Phản ứng tình dục ở con người”.
Cuốn sách được đón nhận một cách rộng rãi này có nêu ra một lý thuyết về bốn giai đoạn trong phản ứng tình dục của con người, đó là: kích thích, cao trào, cực khoái và thoái trào. Bốn giai đoạn này giống nhau ở cả nam và nữ giới.
Ở nam giới, sự kích thích là giai đoạn xảy ra ở cả thể chất và tinh thần, dẫn đến sự cương cứng ở “cái ấy”. Lúc này, máu sẽ lưu thông dọc theo chiều dài của quý làm tăng kích thước.
Video đang HOT
Trong giai đoạn 2, tinh hoàn sẽ nở rộng đến 50%, đi kèm với đó là nhịp tim, huyết áp tăng mạnh, hơi thở dồn dập, đùi và mông sẽ thắt chặt thể hiện người đàn ông chuẩn bị đến giai đoạn thứ 3 – cực khoái.
Khi ở giai đoạn thứ 3, nam giới sẽ xuất hiện một loạt các cơn co thắt niệu đạo dẫn đến hiện tượng xuất tinh. Sau khi xuất tinh, người đàn ông sẽ ở giai đoạn thoái trào. Đó là lúc họ đạt được sự thỏa mãn hoàn toàn, “cậu bé” thu nhỏ lại, hơi thở và nhịp tim cũng dần điều hòa trở lại.
Việc phân tích và hiểu rõ các giai đoạn của quá trình này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các cặp vợ chồng hiểu và hòa hợp nhau hơn trong chuyện chăn gối, đồng thời sẽ giúp giảm bớt tỷ lệ ly dị do không hợp nhau (phần lớn những vụ ly dị đều bắt nguồn từ việc không hợp nhau trong chuyện chăn gối).
Bên cạnh đó, cuốn sách cũng chỉ ra rằng phụ nữ có thể ở giai đoạn cao trào nhiều lần hơn trong khi đàn ông thì chỉ một lần. Đây giống như một lời bác bỏ cho quan điểm đàn ông “dê” hơn phụ nữ vẫn tồn tại trong xã hội từ trước đến nay.
2. Tình dục đồng tính có phải là một bệnh?
Giới tính luôn là một vấn đề nhạy cảm và được nhiều người bàn tán, tranh luận. Có rất nhiều câu hỏi được đưa ra và một trong số đó là quan điểm liệu đồng tính (trong đó có việc quan hệ tình dục đồng tính) có phải là một bệnh hay không?
Chúng ta biết rằng, bất kỳ tế bào nào của cơ thể người cũng đều có 22 cặp nhiễm sắc thể (NST) thường và 1 cặp NST giới tính. Ở nữ, NST quy định giới tính là XX, còn ở nam là XY. Chính đôi NST này là nhân tố quyết định sự khác biệt giữa nam và nữ, thể hiện ra ngoài chính là bộ phận sinh dục.
Bên cạnh đó, não của họ cũng có những điểm không giống nhau. Ở não có một vùng gọi là hạ đồi, tiết ra nội tiết tố kích thích tinh hoàn hoặc buồng trứng sản sinh ra hormone giới tính. Nhưng quan trọng hơn, nó có tác dụng xác định đối tượng tình dục của chủ thể. Nếu vùng hạ đồi này gặp trục trặc, rất có thể nó sẽ đưa ta đến tình trạng yêu người đồng giới.
Từ cách đây rất lâu, trong con mắt của đại đa số các chuyên gia, đồng tính và chuyện quan hệ tình dục đồng tính bị coi là một bệnh vì chỉ có 5% loài người mắc “bệnh” đó. Những người đồng tính và có quan hệ tình dục đồng tính thường bị dè bỉu và tránh xa
Ban đầu, nó được Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xếp vào loại “lệch lạc tình dục” và cần phải chữa trị (theo bảng DSM – bảng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần). Đến năm 1973, cũng chính tổ chức này đã điều chỉnh lại và xếp nó vào “rối loạn định hướng tình dục” – nhẹ hơn loại trên nhưng vẫn cần chữa trị.
Tuy nhiên, dù đã cố gắng nhiều nhưng các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được bất kỳ một kết quả khả quan nào chứng minh “bệnh” này có thể khỏi. Sau một thời gian dài đều thất bại, các chuyên gia dần nhận thấy, đây không phải là một bệnh mà không phải bệnh thì không thể chữa được.
Từ thời điểm đó – năm 1994, đồng tính đã được loại hoàn toàn khỏi bảng DSM và không bị coi là một bệnh nữa. Đây là tín hiệu đáng mừng cho những người đồng tính, giúp họ không bị kỳ thị và sống thoải mái trong xã hội của mình.
3. Thủ dâm có gây bệnh tâm thần hay không?
Cho đến giữa thế kỷ XX, nhiều người vẫn quan niệm thủ dâm là một căn bệnh và nó rất xấu. Thậm chí có những bác sĩ còn cho rằng, thủ dâm có thể gây ra tâm thần, động kinh, mụn trứng cá, giảm cân, giảm khả năng trí tuệ, yếu kém, chết sớm… Đây còn là một hành vi tình dục cực kỳ nghiêm trọng vì nó dễ gây ảnh hưởng tới tâm lý của các em trong những năm đầu tuổi dậy thì.
Không những thế, hành động này còn giúp tăng chất lượng của tinh dịch sau này. Khoa học đã chứng minh thủ dâm hoàn toàn không phải là bệnh, mà chỉ là một thói quen về tình dục mà thôi (trên thực tế có đến 92% nam giới và 62% nữ giới đều đã thủ dâm).
4. Liệu có tồn tại độ tuổi mãn dục của con người?
Theo quan niệm thông thường, độ tuổi mãn dục của nam thường là vào khoảng 50 – 60. Vào thời điểm này, người nam giới sẽ dần có cảm giác không hứng thú với tình dục nữa; còn ở nữ là thời điểm tiền mãn kinh.
Tuy nhiên, trong những nghiên cứu của Masters và Johnson thì sự thật lại không phải như vậy. Họ cho rằng, hoàn toàn không có độ tuổi mãn dục của con người, hay nói cách khác là rất khó để xác định.
Là những người đầu tiên nghiên cứu về hành vi tình dục của người cao tuổi, hai nhà khoa học đã chứng kiến những trường hợp nam nữ đến tuổi 70 vẫn có thể đạt cực khoái và có ham muốn về tình dục như hồi thanh niên.
Môi trường sống và tâm lý thoải mái là nguyên nhân chính của hiện tượng này. Khi về già, mặc dù nồng độ các hormone giới tính có phần giảm, tuy nhiên, những yếu tố vốn luôn gây ức chế cho ham muốn tình dục là công việc, stress… cũng biến mất theo độ tuổi về hưu. Do đó trong nhiều trường hợp, các cặp vợ chồng dù về già vẫn không mất đi ham muốn của mình, hay theo khoa học còn gọi đó là dịp “hồi xuân”.
Quan điểm này ngày nay đã được xã hội công nhận. Nó đã giúp cho rất nhiều cặp vợ chồng không còn phải cảm thấy xấu hổ với ham muốn và hành vi của mình bởi đơn giản, đó chỉ là phản ứng tự nhiên chứ không phải là những điều “ô uế” như quan niệm xã hội trước đó vẫn tồn tại.
BS Nguyễn Thế Lương
Theo VNE