4 phản ứng nguy hiểm sau khi tập thể dục
Sau khi luyện tập, bạn cần lưu ý một số phản ứng bất lợi của cơ thể với bài tập để điều chỉnh cho phù hợp.
Bất kể là bạn đang rèn luyện bài tập nào đi nữa thì mục tiêu vẫn là giúp cơ thể khỏe mạnh và vóc dáng cuốn hút hơn. Nhưng sau khi tập, bạn cần lưu ý một số phản ứng bất lợi của cơ thể với bài tập để điều chỉnh cho phù hợp.
Những phản ứng bất lợi có thể bao gồm chuột rút, đau đầu, ban đỏ và buồn nôn. Với một số trường hợp thì những phản ứng này chỉ có tính chất tạm thời song cũng có thể là nguy hiểm.
1. Đau đầu
Bình thường: Đau đầu nhẹ
Bất thường: Đau đầu và đau cơ trong khi luyện tập
Hiện tượng đau đầu có thể xảy ra vì cơ thể thiếu ôxy. Vì thế bạn nên thở đúng trong quá trình luyện tập. Nên hít hơi vào trong khi bạn đang nâng tạ sau đó thở chậm ra khi hạ xuống. Nhưng nếu kèm theo đau đầu và đau cơ khắp cơ thể sau khi luyện tập thì có thể bạn đang có vấn đề về sức khỏe và nên đi khám bác sỹ ngay.
2. Buồn nôn
Bình thường: Cảm thấy hơi buồn nôn
Video đang HOT
Bất thường: Nôn liên tục sau khi luyện tập
Buồn nôn trong quá trình tập luyện là do cơ thể bị mất nước
Buồn nôn có thể xảy ra trong và sau quá trình luyện tập. Tình trạng này thường là do cơ thể bị mất nước. Cũng có thể là do bạn ăn quá no trước khi luyện tập. Do đó, trước khi luyện tập bạn nên ăn nhẹ và luôn luôn mang theo chai nước tới nơi tập. Nếu bị nôn liên tục, bạn nên đi khám bác sỹ ngay.
3. Đau quặn
Bình thường: Đau quặn dạ dày
Bất thường: Đau quặn trong thời gian dài
Đau quặn cơ thường xảy ra sau khi luyện tập. Tình trạng này có thể là do cơ phải làm việc khá nhiều. Để phòng tránh thì bạn nên giữ cơ thể đủ ấm và khi bị đau quặn thì có thể giảm đau bằng cách uống nước. Nhưng nếu đau quặn kéo dài thì có thể là do bạn đang bị thiếu máu.
4. Ban đỏ
Bình thường: Đỏ da
Không bình thường: Sưng
Chắc chắn bạn sẽ bị nóng và vã mồ hôi trong khi luyện tập và điều này cũng là nguyên nhân chính gây ban đỏ da. Song cũng có thể là do chất liệu quần áo bạn mặc trong khi luyện tập không thể thấm mồ hôi tốt. Do đó gây ra kích ứng, đỏ và ngứa da. Để phòng tránh tình trạng này thì bạn nên mặc quần áo thoải mái khi luyện tập. Tuy nhiên, nếu sau đó thấy sưng và khó thở thì có thể là bạn đang bị quá mẫn cảm do luyện tập và nên đi khám bác sỹ ngay.
Theo Ngọc Diệp (An ninh thủ đô)
3 động tác đơn giản đánh bại đau cơ
Thời tiết thay đổi khiến chứng thấp khớp hay phần cơ của bạn trở nên đau nhức bất thường. Duy trì sức khỏe và độ dẻo dai cho các cơ bắp chỉ với 3 động tác đơn giản.
Nếu bạn dành nhiều thời gian ở văn phòng và ngồi làm việc suốt ngày dài, nguy cơ trải nghiệm các cơn đau cơ khá cao. Theo chuyên gia giải phẫu và tác giả của cuốn sách "Prescriptive Stretching" - Kristian Berg cho biết: "Bài tập thể dục giúp duy trì và tăng cường cấu trúc các cơ bắp, làm giảm áp lực vào đĩa đệm cột sống và các khớp sẽ giảm đau và ngăn chặn hiệu quả cơn đau cơ".
Trong thực tế, các bệnh nhân với cơn đau kéo dài và mãn tính nếu chăm chỉ vận động sẽ cải thiện tốt hơn so với người chỉ dùng thuốc kháng viêm. Thực hiện các động tác ba lần/ngày và cố gắng kéo dài mỗi lần tập trong 10 giây sau đó ép căng các cơ 5 giây trước khi bạn thả lỏng toàn cơ thể, với bài tập này bạn sẽ cảm giác dễ chịu và bớt các cơn đau (kĩ thuật này giúp ép các cơ và cung cấp cho bạn một vóc dáng săn chắc hơn).
Tư thế mở phần hông
Bạn nằm nửa người trên giường, bàn hoặc băng ghế. Nằm thẳng lưng sao cho toàn bộ phần lưng dưới tiếp xúc trọn vẹn với bề mặt bàn, từ phần đùi xuống chân tự do. Nâng chân trái (hoặc phải) và giữ với hai tay, chân phải (hoặc trái) để tự nhiên sao cho phần đầu gối vuông góc với sàn nhà. Giữ động tác này trong khoảng 10 giây để kéo căng tất cả các cơ trước khi bạn thả lỏng toàn bộ cơ thể. Lặp lại với chân còn lại và làm hai lần động tác này.
Tư thế gấp một chân
Nằm trên sàn nhà hoặc một tấm đệm lót hỗ trợ phần tay, nghiêng người sang một bên (bên phải/trái tùy thích) và lấy cẳng tay của bạn làm trọng tâm đỡ toàn cơ thể. Bạn giữ thẳng lưng, phần xương hông bên dưới sẽ tạo thành một đường cong với cơ lưng. Uốn chân trái của bạn lên trước về phía bụng và giữ nó ở khoảng cách xa nhất bạn có thể mà không cần di chuyển chân còn lại. Giữ chân trái của bạn sao cho vuông góc với sàn nhà và từ từ nâng phần cơ thể của bạn lên sao cho cánh tay phải (cánh tay nâng đỡ cơ thể bạn) thẳng. Bạn có thể dừng việc căng cơ lại khi khuỷu tay bạn ở một đoạn nhỏ trên vùng bụng (phần eo). Bạn luyện tập động tác này hai lần với việc đổi chân liên tiếp.
Tư thế đứng dáng chữ L
Bạn đứng đối mặt với bàn hoặc giường, một bề mặt cao trên phía trên bắp đùi của bạn. Nâng đầu gối bên phải lên và đặt toàn bộ phần chân của bạn lên bàn. Chân sẽ tạo với cơ thể bạn một hình dạng giống chữ L. Giữ nguyên chân và hướng người về phía trước để giãn căng toàn bộ cơ trong cơ thể sau đó bạn có thể đổi chân với cách làm tương tự. Bạn thực hiện động tác này hai lần và đổi chân liên tiếp.
Theo Đẹp
Đau cứng vùng cổ có thể là bệnh chết người Đau cổ, cứng cổ, khó cử động... nhiều khi chỉ vì ngủ sai tư thế, nhưng cũng có thể là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong. Rối loạn tuần hoàn máu, hệ thống tim mạch không tốt, thậm chí có thể do bệnh lao, ung thư đốt sống cổ...đều có thể làm xuất hiện triệu chứng...