4 ổ bệnh sốt xuất huyết tấn công Sài Gòn giữa mùa dịch Covid-19

Theo dõi VGT trên

Trong lúc ngành y tế đang căng mình chống dịch Covid-19 thì sốt xuất huyết, tay chân miệng bắt đầu gia tăng. Tuần qua, trên địa bàn TPHCM liên tiếp ghi nhận 4 ổ bệnh sốt xuất huyết.

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, TPHCM cho biết, nỗ lực của ngành y tế thành phố đang kiểm soát tốt dịch Covid-19 khi chưa để xảy ra trường hợp t.ử v.ong, số ca bệnh giảm nhanh. Tuy nhiên, trong lúc ngành y tế dồn sức chống dịch Covid-19 thì các dịch bệnh khác đang quay trở lại tạo yếu tố nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Theo đó, trong tuần qua, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận 16 trường hợp mắc tay chân miệng gồm 3 ca nội trú và 13 ca ngoại trú. Số trường hợp mắc tay chân miệng trong tuần 17 cao hơn so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số trường hợp mắc bệnh trên toàn địa bàn từ đầu năm đến nay là 1.259 ca.

Nguy hiểm hơn là những diễn tiến bệnh sốt xuất huyết, trong tuần 17 ghi nhận có 121 trường hợp nhiễm. Số ca mắc trong tuần tăng so với trung bình 4 tuần trước (116 ca). Tổng số trường hợp mắc bệnh từ đầu năm đến nay là 6.394 ca. Sốt xuất huyết đã tạo ra 4 ổ bệnh tại 3 quận huyện của thành phố. Dự báo, thời gian tới khi mùa mưa bắt đầu, số ca bệnh có nguy cơ tăng nhanh trong cộng đồng.

4 ổ bệnh sốt xuất huyết tấn công Sài Gòn giữa mùa dịch Covid-19 - Hình 1

Giải pháp đơn giản được khuyến cáo để phòng sốt xuất huyết.

Để chủ động ngăn chặn nguy cơ dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp bùng phát giữa mùa dịch Covid-19, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố đang điều tra ca bệnh, xác định ổ dịch sốt xuất huyết hàng ngày, giám sát, xử lý điểm nguy cơ sốt xuất huyết. Sở Y tế yêu cầu các quận huyện lên kế hoạch rà soát và xử lý các điểm nguy cơ sốt xuất huyết trên địa bàn, thực hiện các hoạt động truyền thông lồng ghép phòng chống sốt xuất huyết và Covid-19.

Bên cạnh đó, với các bệnh lây qua tiếp xúc như: tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, cúm… ngành y tế sẽ phối hợp với ngành giáo dục giám sát phát hiện sớm các chùm ca bệnh trong trường học; xây dựng bộ tiêu chí đ.ánh giá, kế hoạch tổ chức tiêm chủng an toàn trong tình hình dịch Covid-19.

4 ổ bệnh sốt xuất huyết tấn công Sài Gòn giữa mùa dịch Covid-19 - Hình 2

Video đang HOT

Cộng đồng tăng cường các giải pháp phòng chống dịch bệnh sẽ giảm áp lực cho ngành y tế

Để chủ động kìm hãm sự gia tăng của sốt xuất huyết trong thời gian tới, tránh nguy cơ dịch chồng dịch, ngành y tế kêu gọi người dân tập trung triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, che kín hoặc lật úp các vật dụng có thể chứa nước, thực hiện các giải pháp diệt muỗi bằng hóa chất, ngủ mùng thường xuyên để tránh nguy cơ bị muỗi đốt, đồng thuận và hỗ trợ cho chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi triển khai tại địa phương.

Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39 đến 40 độ C, tình trạng sốt kéo dài 2 tới 7 ngày, khó hạ sốt. Bệnh nhân sẽ đối mặt với đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban ngoài da. Ở thể bệnh nặng bệnh nhân sẽ bị ra m.áu mũi, ra m.áu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra m.áu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất m.áu, tụt huyết áp).

4 ổ bệnh sốt xuất huyết tấn công Sài Gòn giữa mùa dịch Covid-19 - Hình 3

Sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng

Để tránh biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết gây ra, khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh phải nhanh chóng đến bệnh viện để được khám, điều trị. Gia đình có người mắc bệnh cần thông báo cho trạm y tế địa phương để có giải pháp khoanh vùng, xử lý không để bệnh lây lan trên diện rộng.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp người bệnh và thân nhân khi tới bệnh viện cần chủ động mang khẩu trang, thực hiện các biện pháp phòng dịch theo yêu cầu của nhân viên y tế. Hiện, ngành y tế đã thực hiện đồng bộ các giải pháp trong việc tiếp nhận, điều trị, tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cho cộng đồng vì vậy người dân khi có biểu hiện của các bệnh lý khác không nên quá lo lắng về nguy cơ bị dịch Covid-19 tấn công, cần kịp thời đến bệnh viện để được khám, điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Vân Sơn

Những 'người hùng' thầm lặng

Trước sự bùng phát và lây lan nhanh của nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, các y, bác sĩ chỉ có giải pháp duy nhất là đối diện với nó, chăm sóc, điều trị tốt cho bệnh nhân để sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Những người hùng thầm lặng - Hình 1


Bác sĩ, điều dưỡng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân bị bệnh nặng. Ảnh: H.Dung

* "Căng mình" chống dịch

Trong 21 năm làm việc tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, bác sĩ Đồng Minh Hùng, Trưởng khoa Truyền nhiễm có hơn 13 năm làm việc tại Khoa Truyền nhiễm. Đây là nơi chuyên điều trị cho những bệnh nhân bị các bệnh truyền nhiễm ở mức độ nặng, được chuyển lên từ các bệnh viện tuyến dưới.

Bác sĩ Hùng cho biết, các y, bác sĩ của khoa luôn trong tư thế sẵn sàng đối phó với dịch bệnh. Có những thời điểm dịch bệnh này chưa qua dịch khác đã tới như: sốt xuất huyết, cúm A/H1N1, H5N1, sởi, thủy đậu... Những lúc này, nhân viên y tế Khoa Truyền nhiễm phải làm việc gấp đôi ngày thường. Những người đang được cử đi học cũng "được" khoa xin phép nhà trường cho nghỉ để chung tay cùng đồng nghiệp chữa trị cho bệnh nhân.
"Thời điểm năm 2011, 2019, dịch sốt xuất huyết bùng phát dữ dội, toàn khoa chỉ có 45 giường bệnh nhưng có đến hơn 200 bệnh nhân. Không có đủ giường, bệnh viện phải kê ghế bố ra dọc hành lang cho bệnh nhân nằm. Nhân viên y tế không lúc nào ngơi tay. Mặc dù mệt mỏi nhưng mọi người đều tự nhủ phải cố gắng và động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi chúng tôi biết, đó là lúc bệnh nhân cần nhân viên y tế hơn bao giờ hết" - bác sĩ Hùng nhớ lại.

Không có Khoa Truyền nhiễm như Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, tất cả những bệnh nhi khi được xác định mắc các bệnh truyền nhiễm như: tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết, thủy đậu, quai bị, viêm màng não đều được Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai đưa vào Khoa Bệnh nhiệt đới để chăm sóc, điều trị. Bác sĩ Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho hay, trong 11 năm làm việc tại khoa, anh đã từng chứng kiến nhiều thời điểm dịch bệnh bùng phát nguy hiểm như: dịch sốt xuất huyết (năm 2011, 2019), dịch sởi (năm 2014, cuối năm 2018), tay chân miệng (năm 2012).

"Khi dịch bệnh bùng phát, 7 bác sĩ, 25 điều dưỡng, 1 hộ lý trong khoa đã làm việc "hết công suất", không kể giờ giấc, ca kíp trực. Không ai được nghỉ phép bởi ưu tiên lúc này là tập trung điều trị cho bệnh nhân" - bác sĩ Quyền tâm sự.

Những bệnh nhân bị bệnh nặng sẽ được Khoa Bệnh nhiệt đới chuyển xuống Khoa Hồi sức tích cực - chống độc của bệnh viện để tiếp tục điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc chia sẻ, với các khoa phòng khác, cha mẹ bệnh nhi được phép vào phòng để chăm sóc bệnh nhi phụ giúp nhân viên y tế. Còn ở Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, để đảm bảo chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo, chỉ có bác sĩ, điều dưỡng trong khoa được phép túc trực để theo dõi, điều trị cho bệnh nhi. Vì thế mà áp lực công việc cũng lớn hơn rất nhiều.

Ngoài việc tích cực điều trị cho bệnh nhân, nhân viên y tế của Khoa Hồi sức tích cực - chống độc còn phải tìm cách giải thích cho phụ huynh về tình hình bệnh tật để họ an tâm giao phó việc chăm sóc, điều trị con, em họ cho y, bác sĩ.

Khi được hỏi tiếp xúc trực tiếp với những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, nguy cơ lây nhiễm cao thì có lo cho sức khỏe bản thân hay không, bác sĩ Đồng Mạnh Hùng cho biết: "Nếu nói không lo là sai. Nhưng chúng tôi biết cách để chủ động phòng ngừa bệnh như: mang găng tay, khẩu trang, mặc đồ bảo hộ đầy đủ. Chúng tôi cũng mong người dân hãy cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bằng những việc làm đơn giản như: vệ sinh cơ thể, chỗ ở, nơi làm việc sạch sẽ, ăn chín uống sôi, tiêm phòng vaccine đầy đủ, có lối sống lành mạnh...".

* Thận trọng để tránh tai nạn nghề nghiệp

Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện đa khoa Đồng Nai không chỉ điều trị cho các bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm thông thường mà còn thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân nhiễm HIV. Do đó, trong công việc hằng ngày, các nhân viên y tế luôn phải thận trọng để tránh những tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra như bị kim tiêm đ.âm vào tay trong lúc lấy m.áu xét nghiệm cho bệnh nhân.

Những người hùng thầm lặng - Hình 2

Bác sĩ Đồng Minh Hùng, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa Đồng Nai thăm khám, tư vấn cho một bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị tại khoa

Theo bác sĩ Đồng Minh Hùng, việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV không khó, cái khó là bác sĩ, nhân viên y tế phải có thái độ, kiến thức, kỹ năng phù hợp để giao tiếp, tạo được sự tin tưởng, hợp tác trong quá trình điều trị của bệnh nhân.

Trên thực tế, các bác sĩ, nhân viên của Khoa Truyền nhiễm đều đã được tập huấn và có bằng cấp về điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV. Nhờ có kỹ năng tốt, bệnh nhân hợp tác tốt mà việc điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV ở Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Nhiều bệnh nhân tuân thủ liệu trình điều trị đã kéo dài sự sống đến hơn 10 năm, cơ thể khỏe mạnh, làm việc bình thường. Có những trường hợp cả 2 vợ chồng nhiễm HIV cùng điều trị tại bệnh viện, đáp ứng điều trị tốt vẫn có khả năng sinh con khỏe mạnh.

Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Thanh Quyền cùng các bác sĩ, nhân viên trong Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai luôn tự dặn lòng phải không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để làm việc tốt hơn. Từ đó, sớm phát hiện bệnh từ những dấu hiệu nhỏ nhất để kịp thời can thiệp, không để xảy ra trường hợp t.ử v.ong hay dịch bệnh lây lan nhanh ra cộng đồng và trong bệnh viện.

Hạnh Dung

The baodongnai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mang thai tới tuần 32, sản phụ ở Hải Phòng mới phát hiện mang tam thai tự nhiên hiếm gặp
11:31:18 02/07/2024
Việc cần làm để bệnh quai bị nhanh khỏi
17:15:07 02/07/2024
Giảm 59% nguy cơ mắc tiểu đường nhờ thói quen buổi sáng
07:48:25 01/07/2024
Cách giúp trẻ giảm sổ mũi tại nhà hiệu quả
07:25:00 01/07/2024
5 thực phẩm là 'người hùng' ngăn ngừa ung thư vú không phải ai cũng biết
09:02:07 01/07/2024
Phát hiện bất ngờ về 'thần dược' tự nhiên chống tiểu đường
09:20:45 02/07/2024
Lợi ích của cá đối với sức khỏe
09:56:10 02/07/2024
Cứu sống người đàn ông nguy kịch tính mạng vì vết loét nhỏ ở ngực
21:41:54 02/07/2024

Tin đang nóng

Quang Lê cầm hai cọc t.iền mặt trả cát-xê cho Như Quỳnh: "Chỉ là chút xíu thôi, còn ngân phiếu nữa"
21:43:32 02/07/2024
Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống
21:57:54 02/07/2024
Lisa bị mỉa mai thùng rỗng kêu to, viết lời vô nghĩa, sáo rỗng, vô ơn với Blink?
21:34:21 02/07/2024
Thái Trinh hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau khi kết hôn
20:20:04 02/07/2024
Chia sẻ bất ổn của Quỳnh Lương gây xôn xao
23:36:48 02/07/2024
Loạt nghệ sĩ Việt cưới vợ ở t.uổi U50, U60, U70 nhưng cô nào cũng xinh xắn, hôn nhân viên mãn
21:35:56 02/07/2024
Quý tử nhà Lâm Chí Dĩnh gây bão với chiều cao mét 8 ở t.uổi 15, vượt cả bố tài tử chung khung hình
22:03:52 02/07/2024
Euro 2024: Truyền thông Bồ Đào Nha kêu gọi đẩy Ronaldo lên ghế dự bị
00:16:51 03/07/2024

Tin mới nhất

Lạm dụng điều hòa nhiệt độ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

19:27:55 02/07/2024
Nếu máy điều hòa của gia đình không được vệ sinh và bảo dưỡng đúng cách, bạn hoặc người thân có thể tiếp xúc với nhiều chất kích thích và vi khuẩn. Từ đây, có thể gây ra các cơn hen hoặc dị ứng.

Ngăn ngừa biến chứng thận do mắc đái tháo đường

19:24:11 02/07/2024
Nếu bệnh nhân không tuân thủ đúng quy trình hướng dẫn lọc màng bụng tại nhà, có thể bị viêm phúc mạc, n.hiễm t.rùng chỗ ra của ống thông.

Chế độ ăn trứng luộc hàng ngày có tác dụng gì?

19:21:17 02/07/2024
Chế độ ăn trứng luộc tập trung vào trứng, đặc biệt là trứng luộc chín, ăn tối thiểu hai đến ba quả mỗi ngày và thậm chí không cần phải kết hợp chúng vào mỗi bữa ăn.

Nhuộm tóc thường xuyên tăng nguy cơ ung thư không?

19:17:51 02/07/2024
Khi nhuộm tóc, chúng ta cũng có thể sẽ hấp thụ một lượng nhỏ nhất định các hóa chất này thông qua da đầu hoặc hít phải chúng trong không khí.

Tại sao tập thể dục giúp chúng ta thông minh hơn?

19:03:59 02/07/2024
Ít ai biết rằng, tập thể dục thực ra mang lại tác dụng sâu sắc đến cơ thể, không chỉ tâm trạng, mà còn là khả năng học tập, ghi nhớ và sáng tạo.

Cách chăm sóc trẻ ho gà tại nhà

17:11:00 02/07/2024
Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho.

3 điều bạn không nên bỏ qua nếu bị t.iền tiểu đường

17:03:08 02/07/2024
Theo chuyên gia dinh dưỡng, rau củ là một phần quan trọng trong bữa ăn của người t.iền tiểu đường. Bạn nên ăn ít nhất 5 phần rau trong bữa ăn hàng ngày. Thậm chí, hãy bắt đầu bữa ăn của bạn với một phần rau.

Lái xe ốm vặt liên miên, hãy kiểm tra ngay bộ phận này trên ô tô

12:37:38 02/07/2024
Một số các triệu chứng bệnh vặt bắt nguồn từ chính chiếc xe mà bạn sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, rất ít người để ý và thường không quan tâm tới điều này.

Sai lầm khi ăn uống khiến tiêu chảy lâu khỏi

11:51:41 02/07/2024
Cam chứa nhiều vitamin C, tăng cường sức đề kháng rất tốt cho cơ thể. Khi bị tiêu chảy, người bệnh không nên kiêng ăn loại quả này, ngược lại sử dụng nhiều cam là tốt.

Soda không đường: Lợi ích và rủi ro với sức khỏe

10:04:59 02/07/2024
Tuy vậy, ngay cả khi các nhà nghiên cứu tính đến các yếu tố sức khỏe khác, mối liên hệ giữa nước ngọt dành cho người ăn kiêng và chức năng thận vẫn tồn tại.

Hiểm họa từ nuôi chó thả rông

10:01:37 02/07/2024
Gần đây, nhiều tỉnh thành liên tục ghi nhận các trường hợp bị chó thả rông tấn công, phải tiêm vaccine ngừa dại, thậm chí không qua khỏi.

6 đồ uống thay thế cà phê giúp giảm nồng độ cortisol và cải thiện chất lượng giấc ngủ

09:53:14 02/07/2024
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng caffeine quá mức từ cà phê có thể làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể, gây ra hiệu ứng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.

Có thể bạn quan tâm

Lộ diện trang phục dạ hội chính thức của Lydie Vũ tại bán kết Miss Supranational 2024

Thời trang

06:25:01 03/07/2024
Trong đêm bán kết Miss Supranational 2024, Lydie Vũ sẽ diện thiết kế Butterfly gown (áo choàng bướm) của NTK Nguyễn Minh Tuấn. Chiếc váy được lấy cảm hứng từ chính hành trình thoát kén , vượt khỏi vùng an toàn của Lydie để đến với hành ...

Lịch thi đấu PUBG Mobile World Cup 2024 mới nhất

Mọt game

06:23:54 03/07/2024
Dưới đây là lịch thi đấu giải quốc tế PUBG Mobile World Cup 2024, một phần trong sự kiện Esports World Cup diễn ra tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê-út.

Lần thứ 3 ghi nhận trăn cầu vồng Brazil sinh sản đơn tính

Lạ vui

06:21:31 03/07/2024
Con trăn cầu vồng Brazil có tên là Ronaldo, sống trong một vườn thú thuộc đại học City of Portsmouth, Anh, gây bất ngờ cho các nhân viên chăm sóc khi cho ra đời 14 con trăn con.

Tuyệt chiêu làm bánh chuối vàng ươm, vỏ giòn rụm bên trong mềm ngọt nhìn mà ứa nước miếng

Ẩm thực

06:21:15 03/07/2024
Để có được những chiếc bánh chuối rán siêu dài, giòn ngon, vàng ươm đẹp mắt như ngoài hàng cũng cần có bí quyết.

'MV Rockstar của Lisa: Một sản phẩm khoa trương'

Nhạc quốc tế

06:19:44 03/07/2024
Trước hàng loạt những tranh cãi, chỉ trích dành cho ROCKSTAR, chuyên trang âm nhạc hàng đầu Anh Quốc NME đã có bài viết review, đ.ánh giá khách quan về sản phẩm âm nhạc trở lại của Lisa.

Nàng thơ Đông Cung chỉ đóng cameo vẫn gây sốt MXH, tất cả là nhờ tạo hình độc lạ nhất sự nghiệp

Phim châu á

06:19:07 03/07/2024
Chỉ xuất hiện chưa đầy 1 giây trong trailer, Bành Tiểu Nhiễm đã được kỳ vọng sẽ có cuộc đọ sắc với nữ chính Cổ Lực Na Trát.

Người trẻ Trung Quốc 'tiết kiệm phục thù', có người xài chỉ 1 triệu đồng/tháng

Netizen

06:18:49 03/07/2024
Tiết kiệm phục thù đã trở thành xu hướng trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, khi giới trẻ nước này nỗ lực tiết kiệm.

11 công thức nước uống giải độc, giảm cân

Làm đẹp

06:18:17 03/07/2024
Thức uống giải độc được làm từ trái cây và rau quả có đặc tính chống oxy hóa và lợi tiểu, giúp cải thiện chức năng đường ruột, góp phần giảm cân khi kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng.

'Vùng đất câm lặng' tạo ấn tượng hiếm thấy với khán giả qua 3 phần phim

Hậu trường phim

06:17:42 03/07/2024
Sau 3 năm sản xuất, thương hiệu phim khoa học viễn tưởng - kinh dị Vùng đất câm lặng ( A Quiet Place ) đã trở lại và nhận được sự đón nhận hiếm thấy từ khán giả.

8 năm ly hôn biến Brad Pitt và Jolie từ người yêu hóa người dưng thế nào?

Sao âu mỹ

06:16:36 03/07/2024
Cuộc sống của Brad Pitt và Angelina Jolie ở thời điểm hiện tại rất trái ngược. Trong khi Brad Pitt bị các con xa lánh, từ bỏ họ, Angelina Jolie lại nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của 6 người con.

Lo bài học Ukraine, Estonia tăng cường năng lực quân sự

Thế giới

05:42:48 03/07/2024
Quốc gia vùng Baltic thành viên EU đang tăng cường khả năng quân sự của mình, trong khi NATO cũng tăng cường hiện diện ở khu vực này.