4 nước Bắc Âu thiết lập lực lượng không quân ‘NATO thu nhỏ’
Các nước Bắc Âu đang liên kết lực lượng không quân của họ với khoảng 250 máy bay chiến đấu hiện đại.
Máy bay F-18 Hornet của Phần Lan tại sân bay Rovaniemi trong cuộc tập trận chung giữa lực lượng không quân Phần Lan và Thụy Điển ngày 25/3/2019. Ảnh: AFP
Các quốc gia Bắc Âu đã chuyển sang tăng cường hợp tác về không quân để củng cố khả năng phòng không của khu vực. Sáng kiến này, được đề cập trong Tuyên bố về ý định chung (JDI), diễn ra trong bối cảnh căng thẳng an ninh kéo dài, đặc biệt là do cuộc xung đột Nga – Ukraine gây ra, ảnh hưởng đến các khu vực lân cận Bắc Âu và Biển Baltic.
Là loại hình hợp tác không quân đầu tiên giữa các quốc gia Bắc Âu, JDI đã được ký kết mới đây tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức giữa các chỉ huy của lực lượng không quân Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Đan Mạch.
Video đang HOT
Khái niệm về một lực lượng không quân Bắc Âu chung, với khoảng 250 máy bay chiến đấu hiện đại, là chủ đề thảo luận định kỳ giữa các chính phủ ở Bắc Âu kể từ giữa những năm 1990. Nhưng tình trạng trung lập của Thụy Điển và Phần Lan vẫn là một trở ngại đối với việc thúc đẩy các cuộc đàm phán và các sáng kiến chung như vậy.
Tuy nhiên, với việc Phần Lan và Thụy Điển đang trong quá trình gia nhập NATO, các chính phủ ở Bắc Âu có động lực để thảo luận về một kế hoạch hành động chung nhằm tạo ra một “NATO thu nhỏ” với năng lực không quân thống nhất và đáng gờm.
Mục đích chính của JDI là tăng cường hợp tác lực lượng không quân giữa 4 quốc gia Bắc Âu, thúc đẩy các sáng kiến chung cụ thể nhằm phát triển một lực lượng phòng không mạnh trong khu vực. JDI dự kiến tăng cường hợp tác giữa các lực lượng không quân Bắc Âu cho phép họ phối hợp hoạt động trong mọi tình huống.
Khái niệm Tác chiến Phòng không (ADOC), được đưa vào JDI, cho thấy triển vọng hợp tác chung của các lực lượng không quân Bắc Âu sẽ được phát triển theo 4 hướng hành động chính. Thứ nhất, ADOC đề xuất sự phát triển của một cấu trúc quản lý tích hợp để lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động hàng không.
Hơn nữa, khái niệm trên cũng đề cập đến sự phát triển của một hệ thống hỗ trợ linh hoạt và bền vững, nhận thức tình huống chung trên không, cũng như các hoạt động huấn luyện và tập trận chung giữa 4 lực lượng không quân Bắc Âu.
Thiếu tướng Rolf Folland, Tư lệnh Lực lượng Không quân Na Uy (NAF), coi ý tưởng này là cơ sở để tạo ra một trung tâm Bắc Âu chung cho các hoạt động không quân, nơi cũng có thể phối hợp với Mỹ và và Canada trong một cơ cấu chỉ huy chung.
“Có sự quan tâm rõ ràng đến một sáng kiến khu vực về một bộ chỉ huy không quân chung ở sườn phía Bắc của NATO. Chúng tôi biết rõ các điều kiện ở vùng cao phía Bắc và chúng tôi có nhiều điều để học hỏi lẫn nhau. Với tổng số khoảng 250 máy bay chiến đấu hiện đại, đây sẽ là một lực lượng tác chiến lớn và cần được phối hợp chặt chẽ”, Tướng Folland nói.
Indonesia nâng cấp hệ thống radar phòng không hiện đại
Lực lượng Không quân Indonesia có kế hoạch tăng cường khả năng phòng không thông qua việc nâng cấp hệ thống radar mới, hiện đại.
Binh sỹ Indonesia. (Ảnh: TTXVN/phát)
Lực lượng Không quân Indonesia có kế hoạch tăng cường khả năng phòng không thông qua việc nâng cấp hệ thống radar mới, hiện đại.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu ngày 20/3, Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Indonesia Fadjar Prasetyo cho biết Bộ Quốc phòng nước này đang cân nhắc kế hoạch thay thế các hệ thống radar theo từng giai đoạn, ưu tiên hàng đầu cho các khu vực thiết yếu.
Không quân Indonesia chủ trương thay thế hệ thống Radar Thomson TRS 2215 R vận hành từ năm 1982.
Lan tỏa lòng nhân ái trong đại dịch COVID-19 Nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, trang CNN đăng bài viết nhận định có nhiều lý do để lạc quan trong báo cáo World Happiness Report 2023 của Liên hợp quốc (LHQ) về mức độ hạnh phúc của người dân các nước trên thế giới. Các cặp đôi hạnh phúc trong lễ cưới tập thể ở New York, Mỹ. Ảnh minh họa:...