4 nữ sinh đi xe máy lao xuống cống nước, 3 em tử vong trong đêm
Trong đêm, 4 học sinh đèo nhau bằng xe máy đi chơi, không may lao xuống cống nước bên đường khiến 3 em tử vong.
Sáng 26/3, thông tin từ Ủy ban nhân dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn xã có 3 học sinh bị tai nạn rơi xuống cống nước tử vong.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 21h30 ngày 25/3, 4 học sinh ở xã Ngư Lộc đèo nhau trên một xe máy đi chơi. Khi về đến thôn Phú Lương (xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc), do đường tối, chưa đủ tuổi lái xe, 4 người trên một xe không đảm bảo an toàn nên các em bị lao xe xuống cống nước bên đường. Hậu quả 3 học sinh tử vong, một em ngồi sau may mắn thoát chết.
Ngay trong đêm, gia đình và chính quyền địa phương đã lo các thủ tục mai táng các nạn nhân xấu số (Ảnh: CTV).
Bước đầu, danh tính 3 nạn nhân tử vong được xác định là Trịnh Thị V. (SN 2009), Đặng Thị Tr. (SN 2010) và Mai Thị Bảo Y. (SN 2009), cùng trú xã Ngư Lộc. Học sinh thoát chết là Phạm Thị Khánh V. (SN 2009, trú xã Ngư Lộc).
Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương phối hợp cùng cơ quan chức năng và người dân đến hiện trường tổ chức cứu nạn cứu hộ. Đồng thời, động viên, thăm hỏi và chia buồn cùng thân nhân các nạn nhân.
Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Có gì bất ngờ bên trong trang trại nuôi chim khổng lồ chạy nhanh như gió lớn nhất tỉnh Thanh Hóa?
Gia đình bà Phùng Thị Ngọ (SN 1966, ở tiểu khu 5, thị trấn Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã xây dựng, phát triển thành công mô hình nuôi chim đà điểu với số lượng lớn nhất xứ Thanh.
Hiện đàn điểu phát triển khỏe mạnh, cho thu nhập cao và ổn định hằng năm.
Tiết lộ tuyệt chiêu nuôi loài chim to nhất thế giới
Đưa chúng tôi đi tham quan trang trại nuôi chim đà điểu của mình, bà Phùng Thị Ngọ chia sẻ, khu đất này trước đây gia đình bà thầu để chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Video đang HOT
Thời điểm đó, trang trại của bà là nguồn cung cấp thịt gia cầm lớn cho bà con trong vùng. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát, giá thịt gia cầm giảm mạnh khiến bà rơi vào hoàn cảnh thua lỗ nặng nề.
Trang trại nuôi chim đà điểu của gia đình bà Phùng Thị Ngọ (tiểu khu 5, thị trấn Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: Hoài Thu
Năm 2015, trong lúc đang loay hoay tìm hướng đi mới, bà Ngọ tình cờ xem trên truyền hình thấy ở các tỉnh phía Bắc người ta nuôi đà điểu rất nhiều. Qua tìm hiểu, bà mới biết đà điểu là loài dễ nuôi, sức đề kháng cao, ít bị dịch bệnh nên quyết định nuôi thử.
Sau khi bàn bạc với chồng, bà Ngọ cải tạo lại hệ thống chuồng trại cũ rồi ra tận Trung tâm nghiên cứu giống gia cầm Thụy Phương (Ba Vì, Hà Nội) mua 36 con đà điểu châu Phi với giá ở thời điểm đó khoảng 2 triệu đồng/con.
Đà điểu ở trang trại bà Ngọ thuộc giống đà điểu châu Phi. Ảnh: Hoài Thu
Trong quá trình nuôi chim đà điểu, bà Ngọ vừa tìm tòi học hỏi kỹ thuật qua sách báo và các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi đà điểu của Trung tâm nơi mua giống. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn đà điểu của gia đình bà nhanh lớn và không bị nhiễm dịch bệnh.
"Bắt về nuôi được mấy tháng, tôi thấy chúng ăn nhiều, lớn nhanh như thổi nên mừng lắm. Tôi bàn với chồng ra Trung tâm mua thêm giống. Tổng cộng trong năm đầu tiên, tôi đã đem về 153 con chim đà điểu", bà Ngọ chia sẻ.
Bà Ngọ bén duyên với chim đà điểu từ năm 2015 sau một lần tình cờ thấy loài chim này trên chương trình truyền hình. Ảnh: Hữu Dụng
Theo bà Ngọ, đà điểu là loài chim hoang dã mới được thuần chủng, phát triển tốt trong môi trường tự nhiên nên khu vực sống của chim được thiết kế rộng rãi, phía dưới để mặt đất tự nhiên, giúp đà điểu chạy nhảy được thoải mái. Ngoài ra, loài chim này rất sợ tiếng ồn, do đó, trang trại phải tách biệt với khu dân cư.
Về thức ăn của đà điểu, bà Ngọ cho biết, đà điểu chủ yếu ăn cỏ, bèo tây, và các phế phẩm nông nghiệp khác. Đối với các loại rau, cỏ thu hái về, ông xay nhỏ trộn với cám gạo, cám ngô, mỗi ngày chỉ cần cho chim ăn một lần vào buổi sáng.
Thỉnh thoảng, bà bổ sung thêm các loại vitamin, premix khoáng và thức ăn từ động vật như trùn quế, dế, giun... vào thức ăn cho đà điểu để chúng có đủ đinh dưỡng, phát triển khỏe mạnh.
Đối với chim bố mẹ, bà Ngọ cho ghép đàn theo tỷ lệ 2 mái 1 trống để cho sinh sản. Mùa sinh sản của đà điểu bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 8 âm lịch năm sau. Một con đà điểu đẻ từ 40 - 45 quả trứng/năm, tỷ lệ trứng có phôi đạt 70%.
Trứng đà điểu thu hoạch hàng ngày được bảo quản trong nhà lạnh khoảng 7 ngày đủ số lượng mới đưa đi ấp, sau 42 - 45 ngày thì trứng nở. Đà điểu con sau đó sẽ được tiêm 3 liều vaccine phòng các bệnh về khớp, đây là bệnh thường gặp ở loài vật này.
Theo bà Ngọ, đà điểu rất dễ nuôi, có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Ảnh: Hoài Thu
"Lúc con nuôi còn nhỏ tôi cho ăn thức ăn công nghiệp giống như gà, khi đạt khoảng 30kg tôi sẽ cắt cám hoàn toàn chuyển sang cho ăn ngô hạt, cỏ voi xay với bã bia", bà Ngọ chia sẻ về cách chăm sóc đà điểu.
Đà điểu con nuôi khoảng 1 tháng có thể xuất bán. Ảnh: Hữu Dụng
Thịt đà điểu có vị ngon đặc trưng, giá trị kinh tế cao
Từ số lượng đà điểu ban đầu đến nay, trang trại của bà Ngọ đã có 100 con bố mẹ và duy trì hơn 100 con thương phẩm hàng năm.
Đà điểu giống 1 tháng tuổi đã có thể xuất bán với giá từ 2 - 2,5 triệu đồng/con. Đặc biệt, trứng đà điểu được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho phụ nữ mang thai, trẻ em nên được rất nhiều người lùng mua làm thực phẩm. Hiện trứng đà điểu có giá khoảng 150.000 đồng/quả.
Trước khi xuất bán, đà điểu được tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh. Ảnh: Hữu Dụng
Một con đà điểu sau khi nuôi khoảng 1 năm, đạt trọng lượng 80 - 120 kg là có thể xuất bán. Hiện với giá 80.000 - 100.000 đồng/kg hơi, mỗi con đà điểu thương phẩm có giá từ 6,5 - 10 triệu đồng.
Ngoài ra, đà điểu thương phẩm cũng được bà chế biến và cung cấp ra thị trường thành nhiều món đặc sản như giò, thịt, dạ dày... xuất bán đi các tỉnh, thành phía Bắc, các đơn hàng chủ yếu được đặt từ trước. Với các đơn hàng lớn, thương lái sẽ đánh xe về tận trại để thu mua.
Thức ăn chính của đà điểu con là cám công nghiệp, sau khi đạt trọng lượng khoảng 30kg sẽ chuyển sang ăn ngô hạt, cỏ voi xay và bã bia. Ảnh: Hoài Thu
Theo bà Ngọ, thịt đà điểu là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Đà điểu thuộc họ gia cầm, nhưng thịt có vị ngon, ngọt đặc trưng, không bở cũng không dai, mềm hơn thịt bò, rất ít cholesterol nên tốt cho sức khỏe người ăn. Thịt đà điểu được chế biến làm giò cũng được rất nhiều người ưa chuộng.
Ngay cả da, xương, lông, vỏ trứng của đà điểu còn có giá trị kinh tế cao trong ngành sản xuất đồ trang sức, mỹ nghệ.
Cỏ voi được trồng làm thức ăn cho đà điểu. Ảnh: Hoài Thu
Nhờ mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi đà điểu, mỗi năm, gia đình bà Ngọ thu nhập khoảng 500 triệu đồng. Hiện trang trại của gia đình bà đang tạo công việc cho 6 lao động địa phương với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.
"Ngoài cung cấp con giống, tư vấn kỹ thuật nuôi về cách chăm sóc, cách phòng bệnh cho đà điểu, tôi cũng sẽ hỗ trợ về đầu ra cho các hộ mới bắt đầu. Trong tương lai, tôi mong muốn sẽ mở rộng được chuồng trại, nâng số lượng đà điểu khoảng 500 con thương phẩm", bà Ngọ chia sẻ.
Cây gai xanh là cây gì mà tỉnh Thanh Hóa lại muốn mở rộng diện tích lên 6.000ha? Đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa Lại Thế Nguyên dẫn đầu đã đi khảo sát tình hình thực tế phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh và chế biến cây gai xanh tại huyện Cẩm Thủy. Thực tiễn cho thấy cây gai xanh có thể phát triển được ở nhiều loại đất ở Thanh Hóa...