4 nỗi sợ của Gen Z về TIỀN: Nợ nần vẫn không áp lực bằng thấy đứa bạn kiếm tiền nhanh và giỏi hơn mình
Gen Z đang làm rất tốt trong việc tìm kiếm cơ hội và tạo ra thu nhập cho bản thân. Và vô hình trung, ai đi chậm hơn xíu, ai kiếm ít tiền hơn sẽ bị áp lực đồng trang lứa “quật ngã”.
“Bạn sợ gì nhất?”, khi nghe câu này chắc bạn đang lục tung kí ức của mình lại như cách bạn lục tung ví của mình mỗi tháng để tìm câu trả lời. Sợ ma? Sợ gián? Sợ rắn? Sợ bị crush phũ? Sai rồi, bây giờ người ta sợ một cái mới hơn, cấp bách hơn và thời cuộc hơn – SỢ TIỀN!
Alyssa Schaefer, tổng giám đốc và giám đốc kinh nghiệm tại Laurel Road (Một ngân hàng điện tử và cho vay sinh viên nổi tiếng), cho biết: “Căng thẳng và lo lắng về tài chính là những cảm giác vô cùng phổ biến ở Gen Z”. Đừng ngạc nhiên nếu bạn đã bị “bắn trúng tim đen”. Đại dịch bùng phát, bước vào giai đoạn phải ý thức về tài chính, gánh nặng kinh tế của gia đình,… là những điều dẫn đến 4 nỗi sợ TIỀN thường trực nhất ở chúng ta.
Những món nợ kìm hãm cuộc sống
Hiện tại, chúng ta đã không còn chỉ đối mặc với mấy câu hỏi đơn giản như “Hôm nay ăn gì?”, hay “Làm sao để qua môn?”,… mà thay vào đó họ đã phải đối mặt với một thứ mà họ ít khi nào nghĩ bây giờ mình phải giải quyết nó: NỢ.
Bước vào môi trường đại học hay chuẩn bị đi làm, Gen Z phần lớn đã phải mang món nợ với gia đình khi gia đình các bạn đã phải lo một số tiền rất lớn để các bạn được theo học đại học hoặc được đi học tiếp.
Bên cạnh đó, nhiều bạn học ở các trường có học phí đắt đỏ hơn còn phải đối diện với các khoản vay sinh viên. Điều này dẫn đến việc các bạn sợ tiền, sợ nợ vì nó khiến cuộc sống các bạn không thể thoải mái, luôn ở trong tâm thế áp lực là phải làm sao, phải kiếm tiền thế nào để bù lại.
“Tiền không phải tất cả” – ĐÚNG! Nhưng tiền là phương tiện cần thiết để có một cuộc sống thoải mái.
Không kiếm đủ tiền để hạnh phúc
Cái cuối cùng chúng ta đang đi tìm trong hành trình “sống” của mình là gì? Có phải là hạnh phúc không? Hiển nhiên! Nhưng mà làm thế nào để có được hạnh phúc?
Gen Z khác với những thế hệ khác khi họ đang phải “sinh tồn” khốc liệt trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Covid đến dọa cho tiền chạy mất! Mùa covid chính là đỉnh điểm để khiến không chỉ Ge nZ mà tất cả chúng ta nhận ra là tiền quan trọng nhường nào.
Video đang HOT
Ai mà không có khoản dư là mùa này xác định phải chật vật để kiếm ăn. Ai mà tài khoản có ít số quá thì dễ dàng gì mà có cuộc sống thoải mái khi tình hình kinh tế đang căng thẳng.
Chính vì thế, Gen Z tự nhiên nhận ra, vậy kiếm bao nhiêu tiền để được hạnh phúc? Và vì thế họ luôn sợ là mình kiếm không đủ. Nhỡ như có một cái gì đó lại xảy ra thì số tiền họ đang có không thể xoay sở kịp. Phải kiếm nhiều hơn, nhiều hơn mỗi ngày… mà không có giới hạn.
“Ủa? Sao mới là sinh viên mà kiếm tiền nhiều vậy?”
Xuân có thể đến rồi lại đi, nhưng peer-pressure (áp lực đồng trang lứa) chưa bao giờ buông bỏ việc đeo lấy chúng ta. Không khó để thấy rất nhiều nhận định rằng “Gen Z là thế hệ hiểu về tài chính ở độ tuổi rất sớm”, “Gen Z là thế hệ kiếm tiền giỏi nhất”. Đúng thật! Bây giờ thử lướt một vòng mạng xã hội thì tin tức nào nhận được nhiều tương tác nhất bên cạnh những cái trend đang hot?
“Bí quyết kiếm được 20 triệu/ tháng tại nhà!”/ “Mình đã tìm được công việc lương cao thế nào?”/ “9 app giúp bạn kiếm được tiền!”…
Gen Z đang làm rất tốt trong việc tìm kiếm cơ hội và tạo ra thu nhập cho bản thân. Thậm chí nhiều bạn còn đang được thành tựu phải nói mấy thế hệ trước còn choáng ngợp. Và vô hình trung, ai đi chậm hơn xíu, ai kiếm ít tiền hơn sẽ bị áp lực đồng trang lứa “quật ngã”.
Sợ lắm lướt MXH mà toàn “số dư tài khoản” của Gen Z!
Siêu năng lực biến mất của đồng tiền
Ở nhà nhiều mà cứ sale 11/11, 12/12 thế này thì tự nhiên tiền của Gen Z lại được rèn luyện một siêu năng lực mới – BIẾN MẤT!
Đã bao lần bạn phát hoảng khi số dư cuối tháng chỉ còn vỏn vẹn vài chục nghìn mà không biết lí do? Có lẽ đó là khoảnh khắc “đáng sợ nhất” đối với Gen Z thời điểm hiện tại khi tiền cứ bay đi mà không biết lí do.
Các sàn thương mại điện tử/ shop bán hàng online hiện nay họ đã làm quá tốt ở mặt “chi phối mạng xã hội”, lướt TikTok thì 1001 video review, mở gói hàng,… Facebook thì tặng code giảm giá. Gen Z sợ nợ đó, sợ kiếm không đủ tiền đó nhưng lại tự mình tạo ra cho mình một thói quen đáng sợ hơn là “vẽ cánh cho tiền bay”.
Phải làm sao đây?
Bình tĩnh! Tiền bạc mà, phải bình tĩnh mới đủ tỉnh táo để quản lý và kiếm tiền hiệu quả. Rõ ràng, nợ nần đáng sợ nhưng một số món “nợ” nó không hẳn là nợ, mà nó còn là động lực cho bạn cố gắng chứ đừng áp lực vì nó. Còn trẻ, cần có một khoản nợ để làm động lực cho mình phấn đấu. Trả được nợ sớm, chăm lo được cho gia đình sớm thì tốt nhưng đừng áp lực vì nó, vì những gì bạn làm được sẽ không còn ý nghĩa nữa.
Tiền không đồng nghĩa với hạnh phúc hay chuẩn mực xã hội. Một kế hoạch TÀI CHÍNH, một lộ trình nghề nghiệp sáng suốt sẽ là “timeline” chuẩn không cần chỉnh cho bản thân. Tự nhiên đang yên đang lành cái chạy theo người ta chi vậy?
Tiền để dành cho nhu cầu (need) không phải mong muốn (want). Hãy tỉnh táo khi lướt mạng xã hội, các trang thương mại điện tử,… Món đó bạn có chưa? Nó đẹp thật nhưng có cần không? Nhiều người mua nó quá nhưng mình không mua nó thì có sao không? Hãy tỉnh táo giữa việc “cần” và “đủ” để kiểm soát tài chính của bản thân.
Nè nè nè! Đọc tới đây rồi thì hãy nhớ “Tiền hấp dẫn thiệt đó, nhưng mà kiếm tiền trong tâm thế ra sao, dùng tiền thế nào mới là cái quan trọng”.
Tái hôn được bên ngoại cho tiền mua căn hộ hạng sang nhưng ngày đi xem nhà, chồng lại chết lặng trước tình huống không ngờ tới
"Không giống với tính toán của tôi, mặc dù H. là con 1 nhưng công việc kinh doanh của gia đình, bố mẹ cô ấy không cho tôi tham gia vào...", người chồng kể.
Khi "đứng núi này trông núi nọ", người ta thường không biết trân trọng những gì mình đang có. Họ luôn mơ tưởng những thứ cao sang khác, chỉ tới khi mất hết thì mới ân hận nhận ra sai lầm, tiếc rằng lúc đó đã quá muộn để làm lại.
Người chồng trong câu chuyện dưới đây cũng từng mắc sai lầm như thế, anh vào mạng xã hội tâm sự: "Tôi ly hôn vợ đầu cách đây hơn 3 năm. Ngày đó, người quyết tâm ra tòa là tôi bởi thực sự tôi quá mệt mỏi với cảnh vợ chồng làm mãi không đủ tiêu. Đã vậy sau khi sinh nở, vì phải dành thời gian chăm con, vợ tôi cũng không làm được kinh tế nhiều như trước trong khi đó nhà cửa còn đi thuê, gánh nặng kinh tế dồn chủ yếu lên vai mình khiến tôi thấy áp lực vô cùng.
Bài chia sẻ của người chồng
Năm con được 2 tuổi, tôi chuyển việc sang làm sales rồi quen với H., gia đình cô ấy có một cửa hàng kinh doanh lớn cũng chính là khách hàng tiềm năng nên tôi qua lại chăm sóc rất chu đáo. Dần dần chúng tôi nảy sinh tình cảm và bắt đầu hẹn hò. Biết tôi đã có gia đình nhưng H. vẫn chấp nhận. Cô ấy nói rằng miễn tôi có quyết tâm thì chuyện tình cảm của chúng tôi chẳng có gì là muộn. Cô ấy cũng không ngại việc bản thân là người thứ 3.
Sự mãnh liệt của H. khiến tôi thật sự cảm động, quan trọng hơn gia đình H. có điều kiện khác hẳn với nhà vợ tôi. Nếu tiến tới với H., chắc chắn tôi sẽ có cơ hội đổi đời".
Tham vọng nổi lên, người chồng quyết định về lật bài ngửa với vợ đề nghị ly hôn. Anh không ngại ngần nói thẳng với cô rằng bản thân đã tìm được đối tượng mới giúp anh đổi đời. Mặc cho vợ níu kéo, thuyết phục anh vì con mà giữ lấy tổ ấm, chỉ cần vợ chồng đồng lòng thì mọi khó khăn sẽ vượt qua. Tuy nhiên, vì toan tính riêng của mình, anh vẫn nhất quyết giũ bỏ vợ con cho bằng được.
Anh kể: " Đã có mục tiêu, tôi bằng mọi cách thực hiện. Đương nhiên vợ tôi buộc phải chấp nhận buông tay.
Đúng kế hoạch, ra tòa xong tôi dồn hết tâm sức vào H. Có điều sau khi kết hôn với H., tôi không nhận được sự tôn trọng của gia đình nhà vợ, trong mắt họ, tôi chỉ là một kẻ cơ hội, dựa hơi nhà ngoại. Vậy nên cảnh ở rể của tôi chẳng sung sướng gì.
Không giống với tính toán của tôi, mặc dù H. là con 1 nhưng công việc kinh doanh của gia đình, bố mẹ cô ấy không cho tôi tham gia vào. H. nghe lời ông bà cũng đề phòng coi thường chồng. Mãi tới năm thứ 3 sau kết hôn, khi H. đã sinh con, bố mẹ cô ấy mới chịu mua nhà cho bọn tôi dọn ra ở riêng.
Có người giới thiệu, họ tìm mua cho chúng tôi 1 căn chung cư cao cấp ngay gần khu họ ở. Nghe nói chủ cũ của căn hộ đó mua biệt thự nên mới rao bán chung cư.
Hôm qua đi làm về, bố mẹ vợ bảo tôi với H. đi xem nhà với họ, ưng sẽ đặt cọc mua luôn. Không ngờ tới nơi, chủ nhà vừa mở cửa tôi đã tím tái mặt mày vì không thể ngờ, chủ căn hộ ấy lại chính là vợ cũ của tôi. Nghe nói, sau khi ly hôn tôi, cô ấy lấy một người đàn ông giàu có. Quan trọng là vợ cũ của tôi hiện đang sống rất hạnh phúc. Nói chung, sau ly hôn người được đổi đời chính là cô ấy chứ không phải tôi.
Ảnh minh họa
Xấu hổ hơn, bố mẹ H. không biết vợ cũ của tôi nên trước mặt vợ chồng cô ấy, ông bà vẫn nói giọng khinh thường con rể rằng họ đã bỏ tiền mua nhà cho tôi ở thì tôi phải biết điều. Thậm chí họ cũng tuyên bố, giấy tờ nhà sẽ do con gái họ đứng tên, tôi không có tư cách đòi hỏi. Lúc ấy tôi xấu hổ với vợ cũ mà không giấu mặt đi đâu được ".
Câu chuyện người chồng kể thu hút sự chú ý của nhiều người. Sai lầm anh mắc phải quả là quá lớn nên chẳng thể có cơ hội làm lại. Tuy nhiên, sai lầm của anh cũng không phải là hi hữu, thực tế vẫn còn nhiều người vì tham lam, ích kỷ mà sẵn sàng giũ bỏ, quay lưng lại với bạn đời tới khi ân hận cũng đã quá muộn.
Con dâu duy nhất của hệ thống phở nổi tiếng Hà Nội tiết lộ về áp lực với mẹ chồng Đặng Ngọc Mi tâm sự, cô không tự ti khi làm dâu nhưng với mẹ chồng thì có áp lực. Lần đầu gặp nhau mình nghĩ: " Ôi ông này sinh năm 1993 mà còn ngồi với các em 1997, 1998, 2000 thế này thì chắc là trẻ trâu, hâm hâm rồi". Anh Tân thì nghĩ: "Con bé này trông mặt kiểu gì...