4 nhân viên bốc dỡ ở sân bay Tân Sơn Nhất nghi nhiễm COVID-19
4 trường hợp nghi nhiễm COVID-19 tại sân bay Tân Sơn Nhất đều làm việc chung đội bốc dỡ, giám sát hàng hóa với bệnh nhân 1979.
Nhân viên y tế tiến hành lấy mẫu cho nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất – Ảnh: H.T
Thông tin vừa được Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) công bố tối 7-2.
Theo HCDC, đơn vị này đã chủ động triển khai xét nghiệm giám sát trên toàn bộ nhân viên làm việc tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất từ ngày 30-1. Đến ngày 6-2 đã hoàn tất việc lấy mẫu xét nghiệm cho 7.300 nhân viên.
Kết quả xét nghiệm cho thấy 7.295 mẫu âm tính, 1 trường hợp nhiễm là bệnh nhân 1979, cùng 4 trường hợp nghi nhiễm COVID-19 mới được xác định.
Như vậy, 4 mẫu gộp có kết quả nghi nhiễm vào sáng 7-2 đã xác định được 16 trường hợp âm tính, 4 trường hợp nghi nhiễm (chờ Bộ Y tế xác định công bố).
HCDC cho biết bệnh nhân 1979 và 4 trường hợp nghi nhiễm cùng chung một đội làm nhiệm vụ bốc dỡ, giám sát hàng hóa tại một công ty phục vụ mặt đất, không tiếp xúc với hành khách.
Sau khi xác định ca nghi ngờ, HCDC đã tiến hành truy vết, khoanh vùng tất cả các trường hợp F1, F2 tại sân bay, đồng thời kiểm soát được chuỗi lây nhiễm này. Đến nay sân bay vẫn hoạt động bình thường.
Như vậy ngoài trường hợp ca bệnh 1979 được công bố vào ngày 6-2, TP.HCM phát hiện thêm 4 ca nghi nhiễm mới.
Theo HCDC, trong tình hình hiện nay, sân bay Tân Sơn Nhất cần tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định. Người dân tới sân bay nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và TP.HCM, tuân thủ nghiêm các quy định của sân bay.
Người dân cần làm gì khi đến sân bay Tân Sơn Nhất?
Sau ca mắc Covid-19 là nhân viên kiểm tra hành lý, 4 mẫu gộp 5 tại sân bay Tân Sơn Nhất được ngành y tế phát hiện nghi ngờ nhiễm nCoV.
Ngày 7/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) phát đi thông báo khẩn về 4 mẫu gộp của 20 nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất có dấu hiệu nhiễm SARS-CoV-2. Cơ quan này tiếp tục tách từng mẫu để chạy xét nghiệm rRT-PCR. Thời điểm này, người dân nên làm gì để đảm bảo an toàn khi đến sân bay Tân Sơn Nhất?
Bình tĩnh
"Từ sáng nay, tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi từ bệnh nhân, người quen. Đa số họ hỏi về vụ việc liên quan thông tin nghi nhiễm SARS-CoV-2 của nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất hay làm gì để giữ an toàn khi phải đến sân bay. Thậm chí, một số người cân nhắc hủy vé", bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh kiêm Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, chia sẻ với Zing.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm của 1.400 nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất tối 6/2. Ảnh: Duy Hiệu.
Theo bác sĩ Khanh, chiều nay, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM phát thông báo khẩn bác thông tin 20 ca dương tính ở sân bay Tân Sơn Nhất. Trước đó, thông tin này được lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người dân hoang mang.
Ông khuyến nghị trước các sự việc nhạy cảm, người dân cần giữ bình tĩnh, không chia sẻ thông tin không rõ nguồn. Người dân nên theo dõi thông tin chính thống từ cơ quan chuyên môn.
"Nếu có ca dương tính ở sân bay, chúng ta tự giác ghi lại lịch trình cá nhân, những người tiếp xúc gần và tự cách ly với người thân. Nếu không thuộc đối tượng nguy cơ, chúng ta an toàn", bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết bất cứ khu vực nào có bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đều được kích hoạt quy trình phòng, chống dịch rất nghiêm ngặt. Sân bay Tân Sơn Nhất cũng tương tự.
"Ngoài việc bi quan, tiêu cực, chúng ta cũng có thể xem đây là điều đáng mừng. Bởi các mẫu nghi ngờ dương tính vô tình được phát hiện khi tiến hành xét nghiệm toàn bộ nhân viên sân bay. Điều này giúp ngành y tế TP.HCM chủ động kích hoạt hệ thống truy vết, kiểm soát dịch. Nếu để thời gian lâu hơn, dịch bùng phát và chúng ta ở thế thụ động, công tác phòng ngừa sẽ khó khăn rất nhiều", ông nói.
Theo bác sĩ Khanh, nguồn lây nhiễm hiện tại ở sân bay Tân Sơn Nhất của nhân viên kiểm tra hành lý (BN1979) vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, trường hợp này có thể tương tự ca bệnh là nhân viên an ninh sân bay Vân Đồn, tức nguồn lây khó xác định. Do đó, chúng ta xem mỗi ca bệnh là một F0 và bắt đầu truy vết từ nguồn này.
Bác sĩ Khanh cho rằng việc lây nhiễm SARS-CoV-2 trên máy bay có thể xảy ra vì hành khách ngồi sát nhau, sử dụng chung nhà vệ sinh và quá trình tháo khẩu trang, ăn uống. Nếu tuân thủ việc đeo khẩu trang suốt chuyến đi và vệ sinh tay sạch sẽ, nguy cơ này không cao.
"Trước mắt, chúng ta nên chờ thông tin chính thống về kết quả xét nghiệm của các nhân viên sân bay vì có thể xảy ra tình huống dương tính giả. Trường hợp sân bay có nhiều ca dương tính, ngành y tế sẽ truy vết từ F0 ban đầu đến những địa điểm bệnh nhân đi qua, tìm người tiếp xúc. Thời gian này, người dân nên nghe theo khuyến cáo của ngành y tế và bảo vệ đối tượng có nguy cơ cao", bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo.
Tuân thủ các biện pháp bảo hộ
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết bản chất SARS-CoV-2 không thay đổi so với virus gây bệnh đường hô hấp. Dù biến chủng tăng khả năng lây nhiễm đến 70%, SARS-CoV-2 cũng không thể xâm nhập được qua lớp khẩu trang, bảo hộ đúng cách.
Sân bay Tân Sơn Nhất là đầu mối di chuyển lớn, lượng người đổ về rất đông đúc nên đây là môi trường nhạy cảm, ẩn chứa nhiều nguy cơ. Do đó, khi đến môi trường này, người dân tuyệt đối tuân thủ quy định đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Với khẩu trang y tế, người dân cần đeo mặt có màu ra bên ngoài (chống nước), mặt trắng (hút ẩm) bên trong, che hoàn toàn miệng, mũi. Đặc biệt, khi tháo khẩu trang, chúng ta dùng tay tháo phần dây ở bên tai, tuyệt đối không chạm vào mặt ngoài khẩu trang, không tái sử dụng nhiều lần.
Chuyên gia khuyến cáo những ngày cuối năm, nhu cầu di chuyển rất lớn. Chúng ta không thể biết tất cả người xung quanh là ai, nên phải giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần người lạ.
"Việc xếp hàng check-in cũng nên thay đổi, tốt nhất là giữ khoảng cách nhất định. Đặc biệt, người dân nên thay đổi thói quen lê la ăn uống, cà phê ở sân bay. Điều này cũng tiềm ẩn rủi ro lớn nếu có ca dương tính", bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Về việc người dân mặc đồ bảo hộ kín mít như nhân viên y tế chống dịch, bác sĩ Khanh cho rằng điều này chưa cần thiết và không có tác nhiều dụng trong phòng, chống dịch với người dân.
Hành khách mặc quần áo bảo hộ khi đến sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Duy Hiệu.
"Môi trường nhạy cảm tại ở sân bay khiến nhiều người dân hoang mang và chọn cách mặc đồ bảo hộ khi đến sân bay. Ý thức phòng ngừa như vậy là tốt nhưng điều này dễ gây ra tác dụng ngược", bác sĩ Khanh nói.
Lý giải điều này, bác sĩ Khanh cho biết trang phục bảo hộ có quy trình về việc mặc vào và tháo ra. Nhân viên y tế được tập huấn rất kỹ về quy trình này. Trong khi đó, không phải người dân nào cũng biết được cách tháo đồ bảo hộ đúng cách.
Nếu xảy ra tình huống tiếp xúc nguồn lây bệnh, việc tháo trang phục bảo hộ không đúng cách có thể khiến bạn vô tình nhiễm virus.
Bộ Y tế họp khẩn ở TP.HCM liên quan dịch Covid-19 .Đại diện sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) cho biết đơn vị này đã khẩn cấp truy vết, khử khuẩn khu vực nhân viên nghi mắc Covid-19 làm việc.
Sau nhiều ca nhiễm Covid-19, sân bay nâng mức cảnh báo dịch cao nhất Chiều 7.2, Cục Hàng không Việt Nam đã ra Chỉ thị tăng cường các biện pháp cấp bách về cách ly và phòng, chống dịch Covid-19, nâng mức phòng chống dịch bệnh lên mức cảnh báo cao nhất. Lấy mẫu xét nghiệm nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất tối 6.2 . ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT Theo Cục Hàng không, hiện nhu cầu...