4 người bị vi khuẩn Whitmore tấn công
Bệnh viện Đa khoa tỉnh ghi nhận liên tiếp 4 người bị sốt, chẩn đoán mắc Whitmore, trong đó có hai ca nặng, chỉ trong vòng một tuần qua.
Đại diện bệnh viện ngày 24/9 cho biết Các bệnh nhân ở tuổi trung niên, cư ngụ huyện Tân Yên, Yên Dũng… Trước khi nhập viện, họ bị sốt trong thời gian dài, sốt cao, rét run. Trong hai ca nặng, có một ca rất nặng, đã rơi vào trạng thái sốc, phải điều trị hồi sức tích cực ngay khi nhập viện.
Bệnh viện đã xét nghiệm sàng lọc để loại trừ khả năng sốt do Covid-19, sau đó thăm khám cho người bệnh như chụp phổi, siêu âm. Kết quả cấy máu cho thấy các người bệnh nhiễm vi khuẩn B.pseudomallei gây bệnh Whitmore.
Theo các bác sĩ, số lượng ca Whitmore nhập viện tăng cao đột ngột trong tuần này. Trong khi đó, từ tháng một đến tháng 8, bệnh viện chỉ ghi nhận một ca Whitmore.
Hiện chưa rõ nguyên nhân số lượng người bệnh tăng đột ngột. Hàng chục năm qua, bệnh Whitmore gần như biến mất, xuất hiện lại trong vài năm gần đây.
Whitmore còn gọi bệnh Melioidosis , là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Vi khuẩn gây bệnh sống trong đất. Đường lây nhiễm chính là các vết trầy xước trên da tiếp xúc đất hoặc nước có vi khuẩn, hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn.
Bệnh nhân Whitmore biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, không rõ ràng. Người bệnh thường có tổn thương đa cơ quan như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tản mạn, nhiễm khuẩn khu trú như áp xe cơ, áp xe phần mềm, áp xe gan,viêm hạch, viêm xương… Thời gian ủ bệnh từ một đến 21 ngày, trung bình 9 ngày. Các triệu chứng thường xuất hiện hai đến bốn tuần sau khi tiếp xúc vi khuẩn.
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh này. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân nên chủ động chống bệnh Whitmore bằng cách ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, ở những nơi ô nhiễm nặng, khi cần tiếp xúc cần sử dụng đồ bảo hộ ví dụ găng tay, ủng… Không nên tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.
Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, hãy sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, suy giảm miễn dịch… cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, cần vào viện để khám, điều trị kịp thời.
Bệnh nhân Whitmore, 50 tuổi, cùng bác sĩ điều trị hôm 23/9. Ảnh : Bệnh viện cung cấp
Điểm danh những bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị thường gặp
Video đang HOT
Như các bạn đã biết, dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị thường là sốt, sưng mang tai, đau đầu... Tuy nhiên, thực tế có một số bệnh nhầm lẫn với quai bị. Vì có những dấu hiệu và triệu trứng tương tụ như bệnh quai bị.
Bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị thường gặp
Từ thực tế cho thấy, có một số bệnh nhầm lẫn với quai bị. Bởi những triệu chứng thường gặp cũng tương tự như nhau. Chỉ khi xảy ra các biến chứng mới đưa người bệnh vào bệnh viện chữa trị thì đã muộn. Lúc này, quá trình điều trị bệnh trở nên khó khăn và còn để lại những di chứng nặng nề.
Một số bệnh nhầm lẫn với quai bị nhiều nhất là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai, whitmore, bạch hầu...Triệu chứng gần giống nhau, nhưng độ nguy hiểm, cách điều trị, hay khả năng lây lan... khác nhau. Chính vì thế, bạn cần biết cách phân biệt để có biện pháp chữa trị, chăm sóc kịp thời.
Những bệnh dưới đây dễ nhầm lẫn với quai bị do có chung triệu chứng nhận biết nhưng biến chứng của bệnh lại khác nhau. Các biến chứng của bệnh có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh lâu dài.
1. Viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt mang tai là một loại bệnh lành tính, không lây lan. Loại bệnh này chỉ xuất hiện khi có viêm nhiễm khác ở vùng miệng, mũi họng. Một số trường hợp hiếm gặp là do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt gây nên.
Bệnh Viêm tuyến nước bọt - Một trong những loại bệnh nhầm lẫn với quai bị nhất (Ảnh: Internet)
Triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị
Viêm tuyến nước bọt có các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với quai bị có thể khiến quá trình điều trị bệnh sai cách gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân:
- Viêm tuyến nước bọt gây sốt từ 38 đến 39 độ C.
- Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan rộng ra xung quanh.
- Tuy nhiên, vùng da chỗ bị sưng tấy đỏ.
- Nói và nuốt đau.
- Có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên.
- Khi ấn vào vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.
Điều trị viêm tuyến nước bọt bằng cách nào?
Khi mắc phải bệnh này, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn dùng kháng sinh chống viêm, giảm phù nề, giảm đau.
Biến chứng của bệnh viêm tuyến nước bọt
Nếu không được điều trị đúng cách, thì sau khoảng từ 7 đến 10 ngày dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Điển hình nhất của những biến chứng này chính là viêm mãn tính tái phát. Cứ vài tháng lại bị viêm lại, gây biến dạng khuôn mặt.
Tuy loại bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể dẫn đến biến chứng phì đại tuyến.
2. Bệnh whitmore là bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị
Whitmore là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Nó cũng có những triệu chứng ban đầu giống với quai bị. Căn bệnh này do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra, thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng lứa tuổi lao động là dễ mắc cả.
Whitmore cũng có những dấu hiệu rất giống với bệnh quai bị (Ảnh: Internet)
Vi khuẩn gây lên căn bệnh này thường sống trong đất, đường lây nhiễm. Chủ yếu là do người bệnh tiếp xúc trực tiếp. Do hít phải các hạt bụi đất có chứa vi khuẩn, và nó cũng có thể lây lan từ người sang người.
Triệu chứng dễ nhầm lẫn với quai bị
Loại bệnh này thường xuất phát từ nhiễm trùng tại phổi, với diễn biến từ nhẹ đến nặng. Khi bắt đầu mắc bệnh, bệnh nhân cũng có một số biểu hiện như:
- Sốt.
- Nhức đầu.
- Chán ăn.
- Ho.
- Đau ngực, đau nhức cơ bắp.
Biến chứng nguy hiểm
Do bệnh biểu hiện đa dạng, phức tạp và rất có thể dẫn đến tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán, điều trị kháng sinh đúng cách. Vì vậy, việc nhầm lẫn bệnh whitmore với quai bị vô cùng nguy hiểm đối với người bệnh.
3. Các bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị khác
Ngoài những bệnh dễ gây nhầm lẫn với quai bị trên. Còn có một số bệnh khác cũng có những biểu hiện gần giống với quai bị như:
- Viêm hạch: Bệnh này cũng sưng vùng tuyến mang tai, nhưng khối sưng có thể di động và thường kèm theo nhiều hạch.
- Bạch hầu: Khi trẻ mắc bệnh bạch hầu cũng sẽ sưng một lúc ở hai bên hàm, cổ bạnh ra, sốt cao, người lừ đừ.
Đến đây chắc hẳn bạn đã nắm được một số biến chứng nguy hiểm do chủ quan. Và nắm bắt được một số bệnh dễ nhầm lẫn với quai bị thường gặp nhất. Từ đó, có cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn về loại bệnh này để có cách chữa trị, chăm sóc đúng cách cho bệnh nhanh khỏi mà không để lại di chứng gì.
Phương pháp mới trị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Bệnh Whitmore (hay còn gọi bệnh Melioidosis) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Gần đây, nhờ có những phương pháp chẩn đoán, điều trị hiện đại, nhiều bệnh nhân nặng đã được điều trị thành công. Sốt cao dai dẳng điều trị 2 tháng không đỡ... Vừa qua, bệnh nhân nam, 63 tuổi, có tiền sử đái tháo đường, từng sống trong...