4 ngộ nhận về chuyện ăn uống mà bạn dễ mắc phải
Ăn uống lành mạnh là điều rất tốt cho cơ thể. Thế nhưng ngày nay nhiều người vẫn có những ngộ nhận về chuyện ăn uống hàng ngày của mình.
Dưới đây là 4 ngộ nhận về chuyện ăn uống phổ biến nhất mà bạn nên tránh.
Ngộ nhận 1: Không nấu ăn bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng
Thực tế, nấu nướng thực phẩm, rau củ bằng lò vi sóng lại là một trong những cách tốt để giữ được hầu hết vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Luộc hay xào đều có thể khiến vitamin và khoáng chất có giá trị bay mất khỏi thức ăn, nhưng vì lò sóng sẽ làm nóng thực phẩm lên mà không cần sử dụng nhiều nước, do đó nó giúp giữ chất dinh dưỡng lại trong món ăn của gia đình bạn.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Ngộ nhận 2: Ngũ cốc nguyên cám tốt hơn bột ngũ cốc
Chắc chắn các hạt ngũ cốc sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin B hơn bột tinh chế nhưng hãy nghĩ đến điều này: không phải bất cứ sản phẩm nguyên cám nào cũng được chế biến và đóng gói đúng cách để giữ nguyên được dưỡng chất vốn có. Trong quá trình sản xuất công nghiệp, rất nhiều chất bổ có thể bị mất đi theo các dây chuyền sản xuất, và đến lúc chế biến tại gia, chúng có thể tiếp tục biến mất.
Hãy nhớ kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì, chú ý chữ “whole” (nguyên hạt, nguyên cám) trước bất cứ loại ngũ cốc nào được liệt kê, và đảm bảo chúng chiếm phần lớn trong thành phần sản phẩm. Ngoài ra, nếu bạn thấy bao bì ghi cứ 11 gram khẩu phần lại chứa 1gram chất xơ (fiber), rất có thể đó không còn là ngũ cốc nguyên cám nữa.
Ngộ nhận 3: Dầu trộn salad không chất béo tốt hơn là có chứa chất béo
Đây là sai lầm thường mắc phải của hầu hết các bà nội trợ, nhất là những phụ nữ đang theo đuổi kế hoạch ăn kiêng và tập luyện để giữ vóc dáng. Trái cây và rau quả có chứa những chất dinh dưỡng tan trong chất béo và cơ thể bạn sẽ không thể hấp thụ chúng mà không có chất béo, ví dụ như lycopene trong cà chua, hợp chất giúp làm giảm nguy cơ ung thư và nguy cơ đột quỵ.
Do đó, hãy quên những sản phẩm có nhãn fat-free đi. Hay ít nhất là chọn dầu ô liu, hoặc thêm bơ và các loại hạt vào món rau trộn, cả hai đều chứa những chất béo lành mạnh và rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Ảnh minh họa
Ngộ nhận 4: Không ăn rau củ có màu trắng
Chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn ưu tiên các loại thực phẩm có màu sắc tươi sáng và đa dạng hơn trong thực đơn hàng ngày. Điều đó vẫn đúng: Cà rốt và dâu tây rất giàu beta-carotene, một chất chống oxy hóa quan trọng là chiến đấu viêm gây tổn hại trong các tế bào.
Sản phẩm có màu xanh đậm là nguồn cung chất chống oxy hóa dồi dào, cùng các chất xơ, canxi, và vitamin C, K. Nhưng điều đó không có nghĩa là những thực phẩm trắng không có giá trị về mặt dinh dưỡng. Trong thực tế, súp lơ, tỏi, hành tây, nấm, và khoai tây cũng là nguồn cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa và kali. Và thậm chí khoai tây trắng còn trở thành thực phẩm tốt cho người ăn kiêng mà không lo tăng cân.
Theo VNE
Những ngộ nhận về nước đá
hời tiết nóng nực chẳng có gì hạ nhiệt nhanh bằng được uống nước để trong tủ lạnh hoặc nước pha đá. Thực tế, nước lạnh không làm hết khát mà còn gây đủ thứ bệnh.
Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, người có 30 năm kinh nghiệm chữa bệnh cho biết, con người chịu ảnh hưởng mật thiết của khí hậu và thời tiết, cụ thể là các yếu tố vật lý như nóng và lạnh. Thực tế, đã có nhiều người tử vong khi tắm nước lạnh do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của cơ thể.
Nước đá không làm hết khát mà có thể gây đủ thứ bệnh.
Với nước đá, nếu uống thường xuyên sẽ gây suyễn, đau bao tử, trĩ, lòi dom, viêm họng, viêm phế quản mạn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, thấp khớp, tiểu gắt, rụng tóc, đau lưng, hỏng răng, nhức mỏi cổ, gáy, vai, nhức đầu kinh niên, giảm trí nhớ, kém mắt, nặng nề, mệt mỏi, sợ lạnh, mụn nhọt, bệnh đường ruột...
Đông y từ xưa đã nói "Thận ố hàn" (thận ghét lạnh). Thật ra không những thận ghét lạnh mà phổi và tỳ, vị cũng sợ lạnh. Khi uống nhiều nước đá, chúng ta để lạnh tấn công liên tục, cơ thể phải hao phí năng lượng hóa giải chất lạnh nên càng lúc càng suy yếu và sinh bệnh.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cảnh báo, uống nước đá chỉ là đánh lừa cảm giác "đã khát" nhưng thực tế không làm người ta hết khát mà còn gây hại rất nhiều. Thứ nhất, là hỏng men răng, thậm chí còn có thể làm nứt to và mẻ vì bị sốc nhiệt (nhiệt độ thay đổi đột ngột). Uống nước đá không chỉ làm tăng nguy cơ viêm họng mà khi gặp lạnh, phần thủy lưu thông nước trong cơ thể không tốt sẽ làm co mạch máu, giảm máu đi nuôi niêm mạc, ảnh hưởng tiêu hóa, kích thích đường ruột, làm cho nhu động đường ruột có thể tăng nhanh, kể cả dẫn đến co rúm ruột mà gây ra đau bụng, tiêu chảy.
Theo VNE
7 lưu ý không thể bỏ qua quanh chuyện ăn uống của bạn Ăn uống khoa học, lành mạnh là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe của mình. Muốn có thói quen ăn uống khoa học, bạn hãy lưu ý một số điều sau đây. 1. Nên bảo quản canh trong nồi sứ Cách bảo quản canh tốt nhất là lúc nấu đừng nên cho gia vị như muối vào canh. Nấu xong...