4 ngân hàng, 2 công ty tài chính bị thanh kiểm tra vì khách hàng khiếu nại
Trong báo cáo thường niên của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho biết 4 ngân hàng đã bị thanh kiểm tra năm 2019 về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
Báo cáo thường niên năm 2019 của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng ( Bộ Công thương) cho biết, trong năm Cục đã tiến hành 6 cuộc thanh tra và 4 cuộc kiểm tra doanh nghiệp về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Theo đó đã xử phạt 3 doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng với số tiền 195.000.000 đồng.
6 doanh nghiệp bị thanh tra về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín; Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội ( Viettel); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Ngân hàng Standard Charter Bank; Công ty Tài chính TNHH HD Saison; Ngân hàng OCB.
4 doanh nghiệp bị thanh tra về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Công ty Cổ phần Hàng không VietJet; Công ty TNHH MTV Tài chính Toyota Việt Nam; Công ty Venesa.
Cũng trong báo cáo này, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho biết, năm 2019, Cục đã tiếp nhận và giải quyết 568 đơn khiếu nại của người tiêu dùng, có một số vụ việc có phạm vi ảnh hưởng tới số đông người tiêu dùng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật như thu nợ nhầm kèm đe dọa, quấy rối.
Các bên liên quan là ngân hàng, công ty tài chính, công ty thu nợ, công ty cho vay tiêu dùng và một số lượng lớn người tiêu dùng.
Người tiêu dùng khiếu nại về việc không đi vay nợ nhưng liên tục bị gọi điện thoại, nhắn tin để quấy rối, đe dọa, ép buộc trả nợ, mặc dù người tiêu dùng đã nhiều lần thông báo về việc không liên quan đến khoản nợ của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Một số vụ việc, đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin liên hệ của người tiêu dùng, của người thân của người tiêu dùng để đăng tải công khai trên các mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây áp lực trả nợ cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng bị đe dọa, gây áp lực về tâm lý và ảnh hưởng đến uy tín do các hoạt động quấy rối, đe dọa của các công ty liên quan, đồng thời, gặp nhiều khó khăn trong việc yêu cầu công ty liên quan dừng việc thu nợ nhầm.
Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho biết, đã phối hợp và yêu cầu các công ty liên quan giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, đồng thời, đăng tải nhiều thông tin lưu ý, cảnh báo cho người tiêu dùng trên website của Cục và gửi thông tin để Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng nhà nước tổng hợp và xử lý.
Bày nhau cách xù nợ, cẩn thận vết đen trên 'lý lịch' tài chính
Vay nợ tràn lan rồi tìm cách trốn nợ, chây ỳ trả nợ... bạn không chỉ làm khó các công ty tài chính mà còn tự đẩy mình vào thế khó khi dính "vết đen" trên lý lịch tài chính, gây bất lợi cho giao dịch tài chính về sau.
Lạ đời: Bày nhau cách xù nợ
Trên một diễn đàn mạng xã hội mới đây, khách đang vay tiền một công ty tài chính đã đăng một bài viết xin chia sẻ kinh nghiệm "xù nợ" các công ty tài chính, vì bản thân đang rơi vào cảnh mất khả năng chi trả.
Bài viết đã thu hút hàng trăm bình luận, trong đócó nhiều bình luận chỉ cho nhau cách bùng nợ, trốn nợ như đổi địa chỉ nhà, địa chỉ công ty, đổi chứng minh thư/căn cước công dân... Tuy nhiên, đa phần các ý kiến bình luận là chỉ trích, cảnh báo hậu quả của việc thiếu trách nhiệm trả nợ.
Tình trạng khách hàng vay nợ, vượt quá khả năng chi trả và tìm cách thoái thác trách nhiệm trả nợ không hiếm. Nhiều đơn vị vị cho vay như công ty tài chính tiêu dùng, ngân hàng cho vay cá nhân... cho biết, nhiều khách hàng khi vay vốn chưa xây dựng được một kế hoạch tài chính cá nhân rõ ràng, dẫn đến việc không có khả năng trả nợ, chậm thanh toán hay thậm chí là phải trốn nợ.
Theo anh Nguyễn Văn M, nhân viên tín dụng của 1 ngân hàng quốc doanh lớn, bản thân anh đã từng phải từ chối hồ sơ tín dụng của nhiều người vì dính "vết" vì trước đó không trả nợ đúng quy định khi vay tiêu dùng tại công ty tài chính.
"Theo quy định, nợ nhóm 3 trở lên mới được coi là nợ xấu, song thực tế, chỉ cần nhìn trên CIC thấy khách hàng vướng vào nhóm 2 là ngân hàng đã không muốn cho vay. Nhiều khách hàng cách đây 4-5 năm vướng vào một khoản vay nhỏ nhưng do không chịu trả, giờ số nợ phình lên và rớt xuống nhóm 5, khiến cánh cửa vay ngân hàng hoàn toàn bị khép lại", anh cho biết.
Ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng giám đốc FE Credit nhận xét, kiến thức về tài chính tiêu dùng của người dân ở Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các nước lân cận khác như Singapore, Malaysia, Thailand...Việc này dẫn đến ý thức thanh toán và trách nhiệm của khách hàng đối với khoản vay chưa cao thậm chí còn có cái nhìn tiêu cực đối với các đơn vị vay tiêu dùng. Kế đến, mục đích sử dụng khoản vay không minh bạch, dẫn đến mất khả năng chi trả của khách hàng. Đây chính là rào cản với các đơn vị cho vay trong thu hồi nợ.
Ông Phúc cho rằng, người đi vay cần có kỷ luật và quyết tâm trong việc cân đối chi tiêu để thanh toán các khoản vay mỗi tháng, trả đúng hạn nhằm tránh việc trả nợ quá hạn và các khoản lãi phát sinh hay nghiêm trọng hơn là mất khả năng thanh toán nợ.
"Người tiêu dùng cần hiểu rõ hệ lụy nếu có "vết đen" tài chính khi không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Bởi lẽ, chỉ cần người sử dụng phát sinh nợ xấu tại một tổ chức thì tất cả các nơi khác đều được thông báo và ngưng cấp tín dụng đối với các khách hàng có nợ xấu", ông Phúc cảnh báo.
Đừng tự đóng cánh cửa của mình
Theo các quy định hiện nay, việc không hoàn thành trách nhiệm trả nợ công ty tài chính không chỉ khiến cánh cửa tiếp cận các kênh chính thức với khách hàng bị khép lại, phải sống chui lủi nhiều năm, bị người thân đánh giá thấp... mà còn có nguy cơ khoản nợ phình to gấp nhiều lần (nợ quá hạn bị phạt 150% lãi suất), chưa nói đến khả năng bị khởi kiện ra toà vì vi phạm Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ cho người vay.
Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Tú Anh cho rằng, hành lang pháp lý về cho vay tiêu dùng chưa thực sự chặt chẽ, chưa bảo vệ được người đi vay lẫn bên cho vay.
"Các quy định pháp luật, bên cạnh bảo vệ người đi vay, cần phải bảo vệ tổ chức cho vay hợp pháp. Vì nếu kênh cho vay chính thức như công ty tài chính không được bảo vệ thì thị trường tín dụng chính thức khó phát triển, khi đó tín dụng đen lại bùng phát. Kênh cho vay chính thức không phát triển thì quyền lợi người đi vay bị hạn chế", ông Tú Anh nói.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, bên cạnh các điều khoản bảo vệ người vay, hành lang pháp lý cũng cần quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm trả nợ của người vay để bảo vệ bên cho vay, nhằm phát triển thị trường tài chính tiêu dùng lành mạnh.
PGS.TS. Đỗ Hoài Linh, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, nhận thức của người dân về tín dụng tiêu dùng nói riêng cũng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thị trường vay tiêu dùng, trong đó có kiến thức để quản lý thu chi, tránh để dòng tiền vay bị mất thanh khoản.
Giám đốc một công ty tài chính cho biết, hiện nay, khi cho vay, các DN thẩm định kỹ đối tượng vay, xét duyệt hạn mức khoản vay nằm trong khả năng thanh toán của khách hàng, phù hợp với thông tin khách hàng cung cấp đối với thu nhập và chi tiêu cá nhân của khách hàng. Minh bạch và công khai thông tin về hạn mức tín dụng, khung lãi suất, mức phí... Tuy vậy, rủi ro luôn xảy ra khi khách hàng không cóý thức, trách nhiệm trả nợ.
Theo LS. Trương Thanh Đức, dù Bộ luật Dân sự quy định, không hoàn thành trách nhiệm trả nợ làvi phạm pháp luật, bên cho vay hoàn toàn có thể kiện ra toà đểđòi nợ.
"Thực tế, toà án hiện nay cũng như nhiều năm nữa chưa thể làm tốt được vấn đề này. Rõ ràng, trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh việc bảo vệ người đi vay và trật tự an toàn xã hội, rất cần thêm các quy định bảo vệ quyền sở hữu nói chung, quyền của bên cho vay nói riêng", TS. Đức nói.
Ở khía cạnh tiếp cận tín dụng, ông Nguyễn Thành Phúc khuyến cáo, việc thực hiện thanh toán đúng thời hạn theo thỏa thuận ban đầu giúp cho khách hàng không bị phát sinh thêm các khoản phí về lãi suất và phí phạt. Bên cạnh đó, lý lịch" tín dụng tốt sẽ hỗ trợ cho khách hàng có nhiều cơ hội tiếp cận với việc vay vốn với nhiều kênh khác nhau và được hỗ trợ nhanh chóng hơn. Còn không bạn sẽ tự đóng cảnh cửa dịch vụ tài chính của mình.
Cho vay có trách nhiệm: Giải oan cho các công ty tài chính Các công ty tài chính ngày càng chủ động nâng cao trách nhiệm trong hoạt động cho vay tiêu dùng, tuân thủ các quy định theo thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi bổ sung thông tư 43/3016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước. Hiện thực hóa quy định của NHNN Anh Nông Minh T. (Hà Nội) tâm sự, anh và bạn đầu tư chung mở...