4 mục tiêu dài hạn của PV Gas
Thay đổi trong xu thế tiêu dùng, chuỗi cung ứng giúp PV Gas có cơ hội để phát triển.
PVN giao 4 nhiệm vụ chiến lược cho PV Gas là xây dựng mô hình kinh doanh nhất quán, hoàn chỉnh hạ tầng công nghiệp khí, đẩy mạnh thị phần bán lẻ và chuyển đổi số.
Trong phiên họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 của PV Gas (HoSE: GAS), Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN – công ty mẹ của PV Gas) Lê Mạnh Hùng nhận định PV Gas đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh năm 2019 và chiếm được thị phần lớn trên 60% ở mảng bán lẻ khí hóa lỏng (LPG). Doanh nghiệp cũng triển khai thành công tái cấu trúc bộ máy và khả năng chi phối thị trường.
Dù vậy, môi trường kinh doanh năm 2020 biến đổi nhanh chóng đã làm bộc lộ ra các thách thức và cơ hội mới cho doanh nghiệp, cũng như thay đổi xu hướng tiêu dùng trên thế giới.
Lãnh đạo PVN cho rằng PV Gas có cơ hội lớn trước tình hình kinh doanh mới. Nhu cầu năng lượng đang từng bước chuyển sang “sạch dần” là cơ hội cho PV Gas khi chuyển đổi sản phẩm chiến lược từ dầu sang khí.
Ngoài ra còn có thay đổi lớn về chuỗi cung ứng. Trong xu thế này PV Gas cũng có cơ hội lớn khi là doanh nghiệp sở hữu hạ tầng công nghiệp khí lớn cũng như có đóng góp rất quan trọng, không thể thiếu trong chuỗi cung ứng cho lĩnh vực điện, phân đạm, sản xuất công nghiệp và sản xuất hóa chất.
Về xu hướng tín dụng, PV Gas có cơ hội để tận dụng nguồn vốn lớn để thực hiện đầu tư cho 22 dự án. Cấu trúc vốn hiện nay của doanh nghiệp khá an toàn cho phép huy động được nguồn tín dụng lớn, tái cấu trúc tài chính và tăng cơ hội kinh doanh.
PV Gas có cơ hội trong xu thế chuyển đổi nhu cầu năng lượng và chuỗi cung ứng.
Video đang HOT
Bốn mục tiêu dài hạn cho PV Gas
Dù được nhận định có nhiều cơ hội trong xu thế mới, PV Gas cũng đối mặt với những rủi ro chung như giá MFO (giá dầu FO trung bình tháng tại thị trường Singapore) giảm tác động đến giá khí, ảnh hưởng của dịch bệnh… Tổng giám đốc PVN cho rằng hiện PV Gas đã kiểm toán được hầu hết các rủi ro, do vậy công ty cần tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ dài hạn.
Thứ nhất là phải xây dựng được mô hình kinh doanh một cách minh bạch và nhất quán, mang tính nền tàng. Trong đó khách hàng là các công ty điện, phân đạm, các hộ tiêu thụ công nghiệp và hộ dân. Nguồn cung cấp là từ hoạt động khai thác thượng nguồn, cùng với nguồn nhập khẩu và các nhà máy lọc dầu. Các mối quan hệ trong kinh doanh của PV Gas phải minh bạch, như hợp đồng mua bán với chủ mỏ, các hợp đồng khai thác khí hay hợp đồng mua bán với khách hàng phải phân biệt rõ ràng,
Tiếp đến, PV Gas được yêu cầu đẩy nhanh việc hoàn chỉnh hạ tầng công nghiệp Khí. Lãnh đạo PVN nói rằng đây là lợi thế cạnh tranh so sánh của doanh nghiệp mà nếu thực hiện chậm sẽ thua đối thủ khác đang hiện diện trong ngành khí. Nếu hoàn thành chiến lược phát triển công nghiệp Khí, doanh nghiệp có thể vươn ra tầm khu vực. PV Gas còn phải xem xét thành lập ban quản lý nguồn (tự nhiên và nhập khẩu) để tùy thuộc vào tình hình kinh doanh điều phối phù hợp.
Hoàn chỉnh hạ tầng công nghiệp Khí là lợi thế cạnh tranh so sánh của PV Gas trong tương lai.
Một mục tiêu khác là PV Gas phải đẩy nhanh tốc độ tăng thị phần bán lẻ khí. Công ty phải tái cấu trúc 2 công ty bán lẻ khí miền Bắc và miền Nam, cũng như tổ chức tốt công ty LNG PV Gas với chính sách nhất quán, đẩy mạnh kinh doanh bán lẻ và chiếm thị phần.
Mục tiêu cuối cùng là phải tiên phong trong số hóa, chuyển đổi số doanh nghiệp. Hiện PVN cũng thành lập ban chỉ đạo thúc đẩy chuyển đổi số, đôn đốc các công ty thành viên thực hiện chuyển đổi số gắn với an ninh mạng. Việc chuyển đổi sẽ giúp doanh nghiệp có công cụ thành lập trung tâm dữ liệu, cũng như giải quyết được các thách thức về môi trường, dịch bệnh.
Tổng giám đốc PVN còn cho biết sẽ ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để PV Gas triển khai và hoàn thành tốt các mục tiêu chiến lược, cũng như kế hoạch năm nay nhằm bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của cổ đông.
Cụ thể, PVN sẽ cùng làm việc với cơ quan Nhà nước và Chính phủ để tháo gỡ cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho PV Gas phát triển. Tập đoàn cũng sẽ định hướng, chỉ đạo để phát triển ngành công nghiệp Khí như thúc đẩy các dự án trọng điểm (Cá Voi Xanh, Lô B), tăng tỷ lệ sở hữu cho PV Gas tại các dự án nguồn trong tương lai, tăng cường phân cấp và giao nhiệm vụ để các lãnh đạo có đủ không gian phát triển công ty…
Năm 2020, PV Gas đặt mục tiêu khai thác 9,76 tỷ m3 khí và cung cấp 9,26 tỷ m3 khí khô. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là 6.636 tỷ đồng, giảm 45% so với thực hiện năm trước nhưng chỉ giảm 13% so với kế hoạch năm 2019. Công ty để ngỏ khả năng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 khi có sự điều chỉnh chính sách của Nhà nước.
PV Gas đặt kế hoạch lãi 6.636 tỷ, chưa có phương án thoái vốn Nhà nước
Năm 2020, PV Gas chịu tác động kép của giá dầu và đại dịch COVID-19 nhưng vẫn đặt kế hoạch lãi 6.636 tỷ đồng và cổ tức 30%.
Sáng 5/5, Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas, HoSE: GAS) đã thông qua kế hoạch doanh thu 66.163,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.636 tỷ đồng, đều giảm từ 12-45% so với kết quả thực hiện năm 2019. Kế hoạch này dựa trên dự tính giá dầu 60 USD/thùng.
Mục tiêu năm 2020 của PV Gas vận hành an toàn, hiệu quả và đảm bảo an ninh các dự án khí. Đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư, cung cấp trên 9,2 tỷ m3 khí cho các hộ tiêu thụ.
Dù vậy, GAS đã đưa ra các thách thức trong năm 2020 như các nguồn khí trong nước suy giảm, nguồn khí mới LNG bổ sung từ PV Gas chưa kịp thời, xuất hiện đơn vị ngoài ngành cung cấp LNG cạnh tranh trực tiếp với hoạt động cung cấp khí của PV Gas;
Số sự cố thiết bị gây gián đoạn cấp khí/dừng cấp khí của phía thượng nguồn ngày một tăng; các chi phí ngày một tăng (tăng chi phí bảo dưỡng sửa chữa, tăng chi phí thu dọn mỏ, tăng chi phí mua khí PM3-Cà Mau);
Ngoài ra, trong năm, PV Gas có nhiều dự án có nhu cầu vốn lớn, tiến độ sát, cần phải tập trung và huy động nguồn lực lớn mới đảm bảo tiến độ (giai đoạn 2 dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 điều chỉnh; dự án đường ống thu gom, vận chuyển khí mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt; dự án kho chứa LNG 1 MMTPA tại Thị Vải; dự án mở rộng, nâng công suất kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm).
Chưa có phương án thoái vốn Nhà nước, nâng cổ tức 2019 lên 45%
Đại diện PV Gas cho biết, do tác động kép của giá dầu giảm và đại dịch COVID-19, PV Gas có ảnh hưởng nhưng không lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh quý 1 đạt khá sát so với kế hoạch. PV Gas đã xây dựng kế hoạch đối phó và hoạt động vẫn đúng với kế hoạch, sau khi dịch giảm đi, PV Gas sẽ sớm bắt nhịp lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, Lãnh đạo PV Gas thừa nhận đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng đến tiến độ dự án Sao Vàng Đại Nguyệt. Dự án này dự kiến đi vào trong quý 3 nhưng cũng có thể kéo dài sang năm sau do các chuyên gia nước ngoài cũng đang bị cách ly. Nhưng GAS đang làm việc với các nhà thầu để tối ưu lại tiến độ, rút ngắn thời gian.
Dự án này có sản lượng khoảng 450 triệu m3 khí đưa vào, đóng góp cho GAS về cước phí và doanh thu khoảng 50 triệu USD/năm trong giai đoạn 2021-2031.
Với Lô B, dự án đang có 4 cổ đông bao gồm PV Gas sở hữu 51%, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm 28% cùng 2 đối tác Thái Lan và Nhật là 21%. PV Gas đã báo cáo lên Chính phủ cho phép PVN chuyển nhượng lại cổ phần dự án cho PV Gas.
Dù vậy hiện PVN vẫn chưa có kế hoạch thoái 28% và việc chuyển nhượng chỉ thực hiện khi Chính phủ có cách thức cụ thể. PV Gas sẽ sẵn sàng thực hiện nhanh khi được "bật đèn xanh" từ cơ quan Nhà nước.
Dự án này chậm, gặp phải khó khăn về mặt chính sách. Hiện dự án trong quá tình lựa chọn nhà thầu.
Về vấn đề thoái vốn, hiện Nhà nước nắm giữ 95,76% vốn PV Gas. Trước đây Chính phủ có phê duyệt đề án tái cấu trúc PV Gas, trong đó có cho phép thoái vốn xuống 65%. Tuy nhiên, theo các quy định hiện nay, sau khi chuyển về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước thì không thuộc diện nhất thiết phải thoái vốn và hiện chưa có phương án thoái vốn.
Trong năm 2019, PV Gas đạt tổng doanh thu 75.005 tỷ đồng, lợi nhuận 12.085,7 tỷ đồng, lần lượt vượt 17% và 58% kế hoạch đặt ra. Trong năm 2019, PV Gas đặt kế hoạch kinh doanh dựa trên giá dầu 65 USD/thùng, thực tế là 64,2 USD/thùng, giảm 11% so với năm 2018.
Với kết quả kinh doanh tích cực, PV Gas lên kế hoạch phân phối lợi nhuận với mức chia cổ tức là 45%, cao hơn mức kế hoạch đặt ra đầu năm là 30%. Trong đó, Công ty đã thực hiện tạm ứng cổ tức 10%, còn lại 35% Công ty dự kiến sẽ chia trong năm nay cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, PV Gas cũng đặt kế hoạch cổ tức 30% trong năm 2020.
PV Gas sẽ chia cổ tức 45% năm 2019, Nhà nước chưa thoái vốn CEO PV Gas cho biết Nhà nước đang thấy vốn có hiệu quả và chưa có nhu cầu thoái vốn tại doanh nghiệp. Công ty thông qua phương án chia cổ tức 45% cho năm 2019, kế hoạch cổ tức 30% cho năm 2020. Sáng ngày 5/5, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas, HoSE: GAS) đã tổ chức Đại hội đồng...