4 món ngon từ đậu đỏ “cầu duyên” ngày Thất Tịch mùng 7 tháng 7 Âm lịch
Người ta tin rằng, ăn các món từ đậu đỏ như chè, xôi, thạch… vào ngày lễ Thất Tịch (mùng 7/7 Âm lịch) sẽ đem lại nhân duyên tốt.
Theo dân gian, ngày 7/7 Âm kịch hàng năm là ngày mà đôi vợ chồng Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau bên cầu Ô Thước. Vào ngày này, những cô gái gái trẻ thường trưng bày các vật dụng đặc biệt để cầu mong lấy được chồng tốt.
Ngày Thất tịch cũng có nhiều phiên bản ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Nhật Bản… Người ta còn tin rằng, những người cô đơn trong ngày này nên ăn một bát chè hoặc món ăn làm từ đậu đỏ để cầu mong nhân duyên tốt đẹp sớm đến với mình, ngoài ra cũng nên kiêng ăn các loại đỗ đen để tránh những điều không may mắn.
Dưới đây là một số món ăn từ chè đậu đỏ mà bạn có thể tham khảo:
Nguyên liệu:
- 340 gr đậu đỏ
- 300 gr đường
- 2 lít nước
Cách làm
- Bước 1: Đậu đỏ cho vào thau nước để loại bỏ những hạt sâu, hạt lép nổi lên trên. Cho ra rổ xả lại nước lạnh cho sạch rồi cho vào nồi áp suất cùng với 2 lít nước. Nếu mua được đậu tốt, hạt đều thì chỉ cần cho ra rổ xả nước lạnh sơ qua cho sạch bụi là được.
- Bước 2: Đậy kín nắp nồi áp suất lại rồi cho lên bếp đun lửa to vừa cho đến khi nồi bắt đầu xì hơi (khoảng 10-12 phút) thì hạ lửa nhỏ. Đun thêm khoảng 3 phút rồi tắt bếp (đối với trường hợp dùng bếp điện). Nếu dùng bếp gas thì đun khoảng 4-5 phút, sau đó để nguyên nồi trên bếp cho nồi xả hết hơi tự nhiên.
- Bước 3: Mở nắp nồi ra, cho đường vào chè, nấu thêm (không đậy nắp) cho chè sôi lại và đường tan hết là được.
Chè đậu đỏ bột báng nước cốt dừa
Nguyên liệu:
- 200g đậu đỏ
- 20g bột báng (hạt trân châu nhỏ)
- Đường (tùy theo khẩu vị)
- 150ml nước cốt dừa
- Nửa thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường, 1 thìa nhỏ bột bắp (hoặc bột năng)
- Lạc rang vàng, giã nhỏ (tùy ý thích).
Cách làm:
- Bước 1: Đậu đỏ đãi sạch, nhặt bỏ những hạt đậu xấu. Đổ nước lạnh ngập mặt đậu, ngâm qua đêm.
- Bước 2: Hôm sau xả lại nước cho sạch, đổ đậu vào nồi, thêm nước, đun đến khi ăn thử hạt đậu mềm, từ từ đổ đường vào. Đun sôi, lửa nhỏ để đậu thấm đường.
- Bước 3: Bột báng ngâm vào thố nước lạnh, ngâm từ 15 đến 20 phút đến khi bột báng nở hết.
Video đang HOT
- Bước 4: Sau khi đậu đã thấm đường, đổ từ từ bột báng vào nồi chè. Dùng muôi khuấy nhẹ tay để hạt đậu không bị vỡ, đun đến khi bột báng nổi trong là chín. Bạn nêm nếm lại vị ngọt tùy theo khẩu vị của bạn .
- Bước 5: Đổ nước cốt dừa muối, đường, bột bắp vào nồi, đun lửa nhỏ đến khi nước cốt dừa đặc lại.
- Bước 6: Khi ăn múc chè ra cốc hay ly, bên trên chan nước cốt dừa, thêm đá lạnh, rắc ít lạc lên bề mặt. Trộn đều là bạn đã có ly chè đậu đỏ ngọt mát, bùi bùi của đậu và của lạc.
Xôi đậu đỏ
Nguyên liệu:
- 2 bát con gạo nếp
- 1/2 bát con đậu đỏ
- Muối, đường
- Dừa bào sợi
- Vừng rang vàng, giã mịn, thêm muối, đường cho vừa miệng.
Cách làm:
- Bước 1: Đậu đỏ nhặt bỏ những hạt hỏng, đãi nhiều lần cho sạch, ngâm đậu vào âu nước lạnh có pha một ít muối, ngâm đậu qua đêm.
- Bước 2: Gạo nếp đãi nhiều lần cho sạch, ngâm gạo vào âu nước lạnh có pha một ít muối, ngâm qua đêm.
- Bước 3: Hôm sau xả lại nước cho thật sạch, cho đậu đỏ vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu, đun đến khi ăn thử hạt đậu mềm. Sau đó đổ đậu ra rổ cho ráo nước. Tiếp theo, trộn lẫn gạo nếp và đậu đỏ vào với nhau.
- Bước 4: Đặt chõ gạo lên bếp, đun sôi, thỉnh thoảng xới đều và thêm đường vào tùy theo khẩu vị của bạn.
- Bước 5: Gạo nếp chín, xới xôi ra bát, bên trên thêm một ít dừa bào sợi và muối vừng, dùng nóng.
Thạch đậu đỏ
Nguyên liệu:
- 300 gr đậu đỏ
- 15 gt rau câu bột
- 1 bát con đường cát trắng
- Thạch đen hoặc một gói thạch sương sáo pha sẵn
- 1 lon nước cốt dừa (300 ml), 1 thìa nhỏ bột bắp, 1/2 thìa nhỏ muối, 2 thìa nhỏ đường
- Lạc.
Cách làm
- Bước 1: Đậu đỏ đãi sạch, nhặt bỏ những hạt nổi và hạt xấu. Đổ nước ngập mặt đậu, ngâm qua đêm.
- Bước 2: Đậu đỏ sau khi ngâm mềm, cho vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt, đun sôi.
- Bước 3: Khi ăn thử hạt đậu mềm bạn đổ thêm khoảng hai bát con nước lạnh và nửa bát con đường vào nồi đậu, đun lửa nhỏ để đường thấm đậu.
- Bước 4: Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn rồi tắt bếp, để nguội, múc đậu ra bát riêng.
- Bước 5: Rau câu đổ vào nồi, thêm 600ml nước lạnh, đặt lên bếp đun lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy để rau câu tan.
- Bước 6: Khi nhìn thấy bột rau câu tan hết, bạn đổ từ từ nửa bát con đường cát trắng còn lại vào nồi, đun lửa nhỏ để đường tan. Sau khi rau câu và đường tan hoàn toàn, đổ rau câu ra thố thủy tinh sạch, rau câu từ từ đông lại. Rau câu đông cắt thành từng sợi dài.
- Bước 7: Cắt thạch đen thành từng miếng nhỏ vuông vừa ăn, nếu dùng gói sương sáo pha sẵn, bạn pha như hướng dẫn.
- Bước 8: Lạc rang vàng, xát bỏ vỏ lụa bên ngoài, giã thô.
- Bước 9: Đổ lon nước cốt dừa vào nồi nhỏ (nếu không có nước cốt dừa đóng lon bạn có thể mua dừa tươi, bào mịn, vắt lấy nước cốt), thêm bột ngô, đường và nửa thìa nhỏ muối, đun lửa với lửa nhỏ, vừa đun vừa dùng thìa khuấy đều để bột ngô tan. Đun đến khi nước cốt dừa sánh lại thì tắt bếp, đổ nước cốt dừa ra bát thủy tinh, để nguội rồi cất vào tủ lạnh.
- Bước 10: Đổ lon nước cốt dừa vào nồi nhỏ (nếu không có nước cốt dừa đóng lon bạn có thể mua dừa tươi, bào mịn, vắt lấy nước cốt), thêm bột ngô, đường và nửa thìa nhỏ muối, đun lửa với lửa nhỏ, vừa đun vừa dùng thìa khuấy đều để bột ngô tan. Đun đến khi nước cốt dừa sánh lại thì tắt bếp, đổ nước cốt dừa ra bát thủy tinh, để nguội rồi cất vào tủ lạnh.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Đầu tháng 7 âm lịch học mẹ Liên Ròm cách nấu hủ tiếu chay "gia truyền" cực ngon từ mẹ chồng
Hủ tiếu chay với đầy đủ sắc màu và dinh dưỡng sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho ngày chay đầu tháng của bạn!
Món hủ tiếu là món mình học từ những ngày đầu tiên mình qua Anh 20 năm trước và mẹ chồng mình dạy. Khi đó mình không biết hủ tiếu là gì, mình không biết tăng xại, xá bấu là gì. Và giờ đây mình biết nhiều về những món đó, trên mạng cũng có rất nhiều người dạy về cách nấu hủ tiếu nhưng mình chỉ chia sẻ lại cho mọi người cách mình biết.
Ngày chay rồi mọi người nấu hủ tiếu chay cùng mình nhé! Món hủ tiếu chay thì rất dễ chế biến bởi vì nếu các bạn muốn ăn nấm, muốn ăn đậu hoặc là mì căn và các loại rau củ tươi thì cứ cho vào nhưng mẹ mình dạy phải có 5 loại cần thiết đó là củ cải trắng, cà rốt, xá bấu, tăng xại và nấm đông cô.
Nguyên liệu để hầm nước dùng cho 5 tô hủ tiếu chay:
1 trái táo
2 trái lê
1 cây tỏi tây (Boaro)
1 củ sắn (củ đậu)
1 củ cải trắng
4 củ cà rốt hay ít hơn tùy các bạn
1 miếng rong biển
1 cục đường phèn bằng ngón tay
1 thìa canh muối
Tất cả nguyên liệu trên đem hầm với 2 lít nước trong 40 phút.
Lưu ý
Nếu các bạn cho củ cải muối (xá bấu) khoảng 1 miếng lớn vào để hầm thì không cần cho thêm muối.
Nếu các bạn không kiêng ngũ vị tân thì cho thêm hành tây và tỏi vào để tăng sức đề kháng mùa dịch covid nhé!
Nguyên liệu cho vào tô hủ tiếu và nấu sau khi có nước dùng:
Nấm đông cô tươi và khô (nấm hương)
Các loại nấm khác theo sở thích
Đậu hũ chiên
Chả lụa chay
Mì căn chiên từ đạm đậu nành hay đạm lúa mỳ
Hoặc tự làm mỳ căn chiên từ bột
Bột viên mua ngoài tiệm
Tăng xại (cải thảo muối)
Các nghiên cứu ở Hàn Quốc cũng cho thấy những người thực hiện chế độ ăn chay lâu dài có lượng chất béo và cholesterol trong cơ thể thấp hơn so với người không ăn chay.
Thực phẩm chay thường rất dễ tiêu hóa nên lợi ích của việc ăn chay sẽ giúp bạn tăng cường trao đổi chất. Ngoài ra, tỷ lệ trao đổi chất ở những người có chế độ ăn chay là khá cao nên sẽ càng giúp bạn đốt cháy nhiều chất béo để giảm cân.
Cách làm:
Nấm đông cô tươi đem rửa sạch, nấm đông cô khô rửa sạch rồi ngâm nước.
Tỏi tây xắt ra và cho vào tô sau đó thêm dầu ăn rồi để vào lò vi sóng bấm khoảng 45 giây là có một chén boaro dầu phi.
Bột mỳ căn đong theo tỉ lệ 1 chén bột, 1 chén nước ấm. Sau đó cho chút xíu muối vào rồi nhồi chung với đường, dầu mè. Xong xuôi bạn để cho bột nghỉ 15 phút rồi ngắt nhỏ và chiên.
Sau khi nước hầm rau củ xong thì vớt mọi thứ bỏ đi trừ cà rốt và củ cải trắng. Bạn cho bột viên, nấm tươi loại thường và chén nước ngâm nấm hương cùng nấm vào và nấu cho chín nấm cùng với các nguyên liệu khác.
Cho dầu phi boaro vào chảo nhỏ, thêm 2 thìa canh tăng xại xào lên với boaro cho thơm, bỏ vào nồi nước dùng.
Khi cảm quan các nguyên liệu gần chín thì cho ít ngò xắt nhỏ vào và nêm nếm lại cho vừa khẩu vị gia đình.
Hủ tiếu khô ngâm nước nóng cho mềm và vớt ra rửa qua nước lạnh, cho vào rổ để ráo nước. Khi ăn, bạn cho hủ tiếu vào tô rồi hâm nóng bằng lò vi sóng, múc nước dùng vào cùng nấm, cà rốt, củ cải, bột viên, mỳ căn rồi rắc ngò và boaro phi vào cùng chút tiêu rắc lên vậy là ấm áp, ngon.
Nếu các bạn không thích ăn nấm hay kiêng đậu hũ thì các bạn có thể mua đạm chay mà bằng bột lúa mì (sườn non chay đạm lúa mỳ) về cho gừng và muối vào thau nước rồi ngâm cho mềm, bóp cho nó hết nước. Sau đó đem chiên và bỏ lên tô hủ tiếu ăn cũng rất là ngon.
Củ cải trắng muối người ta gọi là xá bấu, cải thảo muối là tăng xại. Bạn có thể tham khảo cách làm ngay bên dưới! Chúc các bạn thành công!
5 quán chè Đà Lạt ngon nổi tiếng Đà Lạt có rất nhiều món ngon hấp dẫn, kể cả các món ăn chính và ăn vặt. Một chuyến du lịch ngắn ngày của bạn sẽ khó để có thể thưởng thức được hết các đặc sản nơi đây. Thế nhưng, dù có thưởng thức bao nhiêu món ngon vật lạ cũng đừng bỏ qua chè Đà Lạt. Món ăn này sẽ...