4 món ngon phải thử khi du lịch Sapa
Thật là phí khi du ngoạn Sapa lại không thưởng thức cá suối, gỏi cá hồi nuôi hay cải mèo xào nấm hương ở đây.
Cá suối
Cá suối nướng, cá suối chiên giòn là những món ăn dân dã được yêu thích nhất Sapa. Khác với cá hồ, cá ao, cá suối Sapa có thịt chắc, xương mềm và không hề tanh.
Cá suối Sapa sau khi được bắt từ những kẽ đá ở bờ suối Mường Hoa, Mường Tiên sẽ được đem kẹp vào xiên tre và nướng vàng giòn trên bếp than đỏ. Cá suối cũng có thể chiên giòn. Vị thơm ngậy, cùng lớp thịt ngọt bùi, giòn tan đến nỗi ăn được cả xương sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi. Để món ăn ngon, rẻ không thể bỏ lỡ khi du lịch Sapa này được cuốn hút hơn, hãy chuẩn bị nước mắm tiêu ớt để ăn cùng nhé.
Cải mèo
Cải mèo là một loại rau đặc trưng của vùng núi phía bắc, lá dài màu xanh đậm, viền lá xoăn và có hai loại có lông và trơn. Loại có lông ăn giòn, ngọt, ngon và thường được chọn để chế biến món ăn hơn. hồi trước, người dân Sapa chỉ trồng cải mèo để ăn chứ không phải để bán. Tuy nhiên, do nhu cầu của khách du lịch mà ngày nay loại rau này được bán rất nhiều ở trong thị trấn, thậm chí còn trở nên một trong những món ăn đặc sản lừng danh Sapa trong các nhà hàng, khách sạn.
Video đang HOT
Người dân trong vùng thường chế biến loại cải này thành nhiều món ăn dân dã ngon, đặc sắc nên ăn thử một lần khi du lịch Sapa như xào, luộc, ăn lẩu, nấu canh gừng hoặc cuốn thịt nướng… Nhưng dù chế biến thế nào thì cải mèo vẫn giữ được hương vị ngọt nhưng ngai ngái đắng của mình.
Cá hồi
Cá hồi vốn là đặc sản của các nước Bắc Âu và châu Mỹ, thế nhưng ngày nay bạn có thể thưởng thức các món ngon từ cá hồi như gỏi cá hồi, lẩu cá hồi, cá hồi nướng khi du lịch Sapa.
Bạn hãy yên tâm rằng, cá hồi Sapa cũng có thịt chắc, thớ thịt săn, mềm, ngọt và màu hồng cam đẹp mắt không kém gì cá hồi ở Bắc Âu. Đặc biệt, cá hồi Sapa được chế biến và phối hợp khéo léo cùng một số loại gia vị, rau rừng và rượu táo mèo nên không hề tanh, mà lại rất đậm đà và lạ miệng.
Bạn có thể tìm và thưởng thức món ngon dân dẫn đặc thù nổi tiếng Sapa này ở các nhà hàng gần Thác Bạc. Nếu bạn đến Thác Bạc tham quan hoặc leo Fansipan thì hãy ghé trại cá này để thưởng thức gỏi cá sống hoặc mua cá về nhờ một nhà hàng trong thị trấn chế biến giúp thành món bạn thích nhé.
Khác với loại nấm hương mà chúng ta vẫn thường thấy, nấm hương Sapa là món quà của thiên nhiên ban tặng cho vùng đất núi rừng hùng vĩ này. Nấm hương ở đây rất to, giòn, dai và thơm.
Những món ăn ngon độc đáo và hấp dẫn không thể không ăn khi du lịch Sapa được chế biến từ nấm hương phải kể đến như nấm hương xào rau, nấm hương nhét thịt, lẩu nấm hương, nấm hương tươi nướng,…
cạnh bên việc thưởng thức những món ngon từ nấm hương Sapa, bạn cũng có thể tìm mua nấm hương khô hoặc tươi ở chợ Sapa về để làm quà hoặc sử dụng dần. Giá cả tùy thuộc vào từng loại bạn mua, nhưng thông thường sẽ giao động từ 80.000 đến 130.000/kg.
Ngoài những món ăn ngon dân dã đặc trưng và nức tiếng nhất định phải ăn một lần khi du lịch Sapa kể trên, bạn cũng đừng cho qua món măng chua, su su, lợn cắp nách, thắng cố hay những món nướng vỉa hè Sapa, hoa quả.
Theo Internet
Thơm lừng món cá suối nướng lá chuối
Mùa mưa Tây Nguyên được xem là mùa sinh sôi của nhiều loại cá sông, cá suối.
Dịp này, nhiều hộ đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh sử dụng các loại dụng cụ đơn giản được đan từ tre, nứa đổ ra suối bắt cá. Đây được xem là nguồn thực phẩm quý vào mùa mưa của đồng bào, giúp cải thiện bữa ăn gia đình.
Tuy được chế biến đơn giản như cá nướng than, cá luộc, cá kho, cá chiên giòn... nhưng với nguyên liệu từ những con cá niên, cá bống, cá trắng, cá lăng, cá lóc... tươi rói bắt được từ sông suối giúp món ăn trở nên hấp dẫn, ngon cơm những ngày mưa gió.
Cá suối bọc lá chuối nướng giữ nguyên được vị tươi ngọt của cá suối
Cá suối với đặc điểm ăn các loại rong rêu, giáp xác, thịt chắc, chế biến được nhiều món ăn bổ dưỡng. Vào những đợt bắt được nhiều cá ở suối, đặc biệt là cá lăng nhỏ hay cá bống, người M'nông, Mạ ưa thích chế biến theo cách nướng lá chuối.
Hai loại cá này có thể được xem là đặc sản cá nước ngọt ơ Đắk Nông. Cuộc sống gắn liền với thiên nhiên và cách chế biến thức ăn trong ẩm thực cũng rất dân dã. Trong đó, món cá suối nướng lá chuối truyền thống rất độc đáo, thơm ngon.
Cá suối sau khi bắt lên được sơ chế, bỏ ruột tránh vị đắng, để ráo bớt nước mới tẩm ướp gia vị. Món này chế biến từ các loại cá nhỏ nên cách làm cá tuy đơn giản nhưng cũng mất thời gian. Đầu cá được nắm chặt bằng hai ngón tay cái, dùng dao khứa ngang bụng cá rồi lấy ruột bỏ đi. Để giữ mùi thơm và vị ngọt của cá suối, đồng bào không tẩm ướp nhiều loại gia vị. Một chút muối, bột ngọt được trộn đều vào cá để tăng thêm vị đậm đà cho nguyên liệu chính.
Ngoài ra, hạt tiêu rừng và ớt rừng đã chín đỏ cũng được giã nát rồi ướp vào cá tạo thêm độ cay, kích thích vị giác. Một trong những nguyên liệu không thể thiếu là các loại rau thơm ở quanh vườn hay bìa rừng như rau răm, lá lốt, húng lủi... Mỗi gia đình thường chọn cho mình một loại rau thơm ưa thích, sau đó thái nhỏ rồi trộn chung với cá khoảng 15 - 30 phút trước khi nấu.
Để nấu được món này, đồng bào tìm chặt lá chuối tươi. Sau đó hơ tàu lá chuối trên bếp lửa để lá chuối héo và mềm dần, khi gói cá sẽ không bị rách. Nhiều người còn nhúng lá chuối qua nước sôi để tạo độ dẻo và tăng mùi thơm khi nấu. Đổ cá đã ướp thấm gia vị vào lá chuối rồi gói lại, dùng dây tước ra từ bẹ chuối buộc chặt. Lưu ý là lá chuối phải đặt chồng chéo lên nhau từ 4 đến 5 lớp. Một số trường hợp còn lót thêm một lớp lá dong trong cùng để tăng thêm mùi thơm cho món ăn. Sau khi đã buộc chặt thì gói cá được đem đi nướng.
Cá suối bọc lá dong, lá chuối nướng ăn kèm muối củ kiệu la sư kêt hơp tuyêt vơi
Có hai cách nướng mà đồng bào nơi đây thường sử dụng. Thứ nhất là cách vùi trong tro nóng. Bếp lửa được nhóm lên trước đó, củi được đốt cháy thành tro. Gói cá bọc lá chuối sẽ được vùi dưới lớp tro nóng, trên đặt thêm vài cục than hồng tăng thêm nhiệt. Trong quá trình nướng, hơi nóng làm cá tiết ra nước nhưng có lớp lá giữ lại giúp cá được chín từ từ mà không mất nước ngọt của cá. Lá dong, lá chuối còn tiết ra dầu thấm vào cá giúp cá chín ngon hơn, đều hơn. Gói cá thường được ủ nướng trong tro trong 1 đến 2 tiếng.
Thứ hai là cách nướng trực tiếp trên than. Dùng hai thanh tre chẻ đôi, kẹp gói cá vào giữa, buộc chặt các đầu thanh tre lại rồi đặt bên bếp than đang cháy. Khi nướng chú ý không cho than lửa cháy quá lớn để cá có thể chín từ từ và trở đều các bên. Nướng đến lúc nào lớp lá chuối bên ngoài cháy sém, mùi thơm ngào ngạt là có thể đem bày lên mâm cơm.
Mùi của cá chín, của rau thơm quyện vào nhau theo làn hơi nước tỏa ra khắp bếp. Bóc lá chuối ra, lúc này từng con cá đã chín kết dính vào nhau, mùi thơm được phóng thích ngập tràn xung quanh. Có mùi vị rất đặc biệt kích thích khứu giác và vị giác bởi mùi thơm, vị ngon ngọt của cá, vị cay của ớt, cùng với rau thơm và thoang thoảng dễ chịu của mùi lá dong, lá chuối. Cá suối nướng lá chuối ăn kèm muối ớt hoặc muối củ kiệu rất thích hợp. Miếng thịt cá trắng, thơm ngọt, giàu dinh dưỡng như khẳng định món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho đồng bào nơi đây.
Theo Đaknong
Ẩm thực Sapa - tinh hoa khiến du khách không thể nào quên Mỗi lần có dịp du ngoạn Sapa, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên hữu tình thì thưởng thức ẩm thực Sapa độc đáo cũng là điều bạn không nên bỏ lỡ. Các món đặc sản ở Sapa đều mang theo nét độc đáo riêng của văn hóa đa sắc tộc núi rừng Tây Bắc. Mỗi món ăn luôn để...