4 món mỹ phẩm chăm sóc da nếu sale “kịch kim” bạn cũng đừng mua
Bạn nên cân nhắc kỹ khi mua 4 món mỹ phẩm chăm sóc da này.
Trong thế giới skincare (chăm sóc da), có nhiều sản phẩm có thể giúp chúng ta cải thiện làn da, nhan sắc, đem đến làn da láng mịn, đẩy lùi mụn hay nếp nhăn. Tuy nhiên không phải sản phẩm skincare nào cũng thực sự hữu ích và đáng để bạn mua về. Điển hình như 4 món mỹ phẩm dưới đây, tuy khá hay ho và phổ biến nhưng chúng lại không thực sự tốt cho làn da.
1. Sữa rửa mặt có độ pH cao
Những loại sữa rửa mặt có độ pH cao thường tạo cảm giác da dẻ khô, căng rít sau khi sử dụng. Nhiều người lầm tưởng cảm giác này là do làn da được làm sạch kỹ càng, sạch sâu từ bên trong. Nhưng thực tế không phải vậy, độ pH quá cao của sữa rửa mặt sẽ độ pH của da bị ảnh hưởng, phá hủy lớp màng bảo vệ da.
Nếu thường xuyên sử dụng những loại sữa rửa mặt có độ pH quá cao sẽ khiến da dẻ khô căng, tổn thương, khô nẻ, mất nước và tiết nhiều dầu, từ đó dẫn đến việc da dễ lên mụn và trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy trước khi mua sữa rửa mặt bạn nên kiểm tra trước về độ pH, tránh chọn những sản phẩm độ pH cao hoặc gây khô căng da sau khi dùng.
Bên cạnh những dòng mặt nạ gel, mặt nạ giấy thì mặt nạ dạng lột cũng là sản phẩm được khá nhiều tín đồ làm đẹp yêu thích. Mặt nạ lột thường ở dạng hỗn hợp lỏng hoặc dạng miếng dán. Sau khi bôi lên da, mặt nạ sẽ nhanh chóng khô lại. Sau khoảng 10 phút, bạn sẽ bóc miếng mặt nạ ra, mặt nạ lúc này thường “kéo” theo cả bụi bẩn, mụn đầu đen tích tụ trong lỗ chân lông.
Tuy nhìn thành quả khá sướng mắt nhưng thực tế nếu thao tác không đúng cách mặt nạ sẽ khiến da bị co kéo, chảy xệ, lỗ chân lông bị kéo giãn to hơn. Từ đó mặt nạ lột sẽ khiến da dẻ sần sùi, nhanh lão hóa. Ngoài ra sau khi đắp mặt nạ lột bạn cũng cần chú ý dưỡng ẩm kỹ để làm dịu da. Nói tóm lại giữa nhiều loại mặt nạ dưỡng da thì mặt nạ lột không phải là sản phẩm tối ưu nhất cho làn da, vì vậy bạn cũng không nên dầu tư quá nhiều vào sản phẩm này.
Video đang HOT
3. Tẩy tế bào chết dạng hạt
Tẩy da chết dạng hạt khá dễ mua, giá thành vừa phải, khi chà xát lên da, các hạt tẩy da chết trong sản phẩm sẽ cuốn trôi đi lớp tế bào chết tích tụ khiến da xỉn màu, thô ráp. Tuy nhiên nếu thao tác không đúng cách, quá mạnh tay thì chính những hạt scrub này có thể gây trầy xước bề mặt da, phá hủy lớp màng bảo vệ tự nhiên khiến da trở nên yếu ớt và mỏng manh hơn.
Đặc biệt nếu sở hữu làn da nhạy cảm, thì tẩy da chết dạng hạt là sản phẩm không hề thân thiện chút nào với làn da của bạn. Thay vào đó bạn có thể chuyển sang những sản phẩm tẩy da chết dạng hóa học, dùng acid để làm sạch da.
4. Kem dưỡng không hợp với nhu cầu của da
Nhiều người thường nghĩ kem dưỡng ẩm nào cũng giống nhau, đều có khả năng dưỡng ẩm nên nếu được sale thì cứ tranh thủ mua dùng dần. Nhưng thực tế mọi loại kem dưỡng đều được nghiên cứu để phù hợp với những làn da riêng, nếu chọn sai thì kem sẽ không thể phát huy tác dụng thậm chí còn khiến da tồi tệ hơn. Ví dụ nếu bạn da dầu mà dùng kem dưỡng cho da khô thì chất kem thường bí bức, lâu thấm và dễ gây bí da nổi mụn. Ngược lại kem dưỡng cho da dầu thường quá “nặng đô” và không hợp với da khô.
Ngành công nghiệp mỹ phẩm "tỷ đô" của Hàn Quốc suy sụp vì đại dịch
Thị hiếu khách hàng thay đổi, nhu cầu giảm do hạn chế giãn cách, suy thoái kinh tế khiến ngành công nghiệp vốn là niềm tự hào của Hàn Quốc điêu đứng.
Ba năm trước, Suh Kyung-bae là người giàu thứ 2 ở Hàn Quốc. Hôm nay, ông ấy chỉ lọt Top 10, một sự đảo ngược đáng kể trong sự bùng nổ của trào lưu "K-beauty" nổi tiếng.
Tài sản 3,6 tỷ USD của Suh - giảm từ khoảng 8 tỷ USD năm 2017 - phần lớn bao gồm cổ phần trong tập đoàn mỹ phẩm của gia đình ông - Amorepacific Group, vốn đã giảm hơn 40% so với mức cao nhất vào giữa tháng 1/2020.
Là công ty mẹ của các thương hiệu như Innisfree, Laniege và Sulwhasoo - Amorepacific đã gặp khó khăn ngay cả trước khi có COVID-19, và đại dịch đã dẫn đến một loạt các thay đổi trong lối sống khiến mỹ phẩm trở nên bớt quan trọng trong thói quen hàng ngày của phụ nữ
Điều đó đã chấm dứt giai đoạn giàu có, tạo ra bởi sự gia tăng nhanh chóng của các sản phẩm làm đẹp Hàn Quốc và cơn sốt mua bán sau đó.
Mỹ phẩm từng là ngành công nghiệp "ăn nên làm ra" đáng tự hào của Hàn Quốc
Từ năm 2010 đến năm 2014, các công ty nước ngoài đã chi ít nhất 215 triệu USD để mua lại các công ty mỹ phẩm ở xứ kim chi, theo một báo cáo tháng 9 của Samjong KPMG. Trong 5 năm sau đó, quốc gia này trở thành nhà xuất khẩu sản phẩm làm đẹp lớn thứ 4 trên thế giới và khối lượng giao dịch đã tăng lên 5 tỷ USD, không bao gồm các giao dịch bảo đảm không được tiết lộ.
Estee Lauder Cos. thâu tóm Công ty Have & Be - được biết đến rộng rãi với dòng sản phẩm Dr.Jart , vào tháng 11/2019. Thương vụ trị giá 1,1 tỷ USD đó đã biến nhà sáng lập ChinWook Lee thành tỷ phú.
Trong khi đó, quỹ đầu tư Goldman Sachs Group Inc. mua cổ phần thiểu số của GP Club Co., nổi tiếng với mặt nạ đắp mặt, đưa người sáng lập Kim Jung-woong trở thành một trong những người giàu nhất đất nước.
Unilever Plc, L'Oreal SA và các công ty đa quốc gia khác cũng có cổ phần trong các công ty mỹ phẩm Hàn Quốc, tạo ra lợi nhuận lớn cho những người sáng lập.
Nhưng đại dịch đã giáng một cú đúp vào trào lưu "K-beauty". Giãn cách xã hội và làm việc từ xa làm giảm nhu cầu trang điểm, dẫn đến việc đóng cửa các cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm. Theo công ty nghiên cứu thị trường Mintel, doanh số bán lẻ đồ làm đẹp ở Mỹ, thị trường xuất khẩu số 3 của Hàn Quốc, có thể giảm hơn 7% vào năm 2020.
Đối với Hàn Quốc, các hạn chế đi lại do COVID-19 cũng đã cắt đứt dòng khách du lịch Trung Quốc và các nhà buôn lẻ chuyên mua hàng miễn thuế với số lượng lớn để đem về bán trong nước. Ngoài ra, khách hàng Trung Quốc tiếp cận nhiều hơn với các thương hiệu toàn cầu khác và ngày càng quan tâm đến các sản phẩm nội địa.
Cả Have & Be và GP Club đều không công bố thông tin tài chính cho năm 2020. Kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của GP Club từ năm 2019 vẫn chưa được dời lại.
Đối với Amorepacific, doanh thu hợp nhất trong chín tháng đầu năm 2020 giảm 23% xuống 3,7 ngàn tỷ won (3,4 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, tập đoàn công bố kế hoạch nghỉ hưu tự nguyện nhắm vào những nhân viên đã làm việc hơn 15 năm. Công ty từ chối bình luận về tương lai của mình hoặc về tài sản cá nhân của Suh.
Giãn cách xã hội, làm việc từ xa, thay đổi thị hiếu khiến mỹ phẩm bớt quan trọng hơn trong cuộc sống của mọi người
Ở khía cạnh khác, đại dịch đã thúc đẩy sự chuyển dịch trực tuyến trong ngành công nghiệp làm đẹp. Doanh thu của Amorepacific cho phân khúc này đã có sự tăng trưởng đáng kể, thúc đẩy ưu tiên cho phần kinh doanh đó.
Gã khổng lồ mỹ phẩm L'Oreal, với doanh số bán hàng giảm 12% trong nửa đầu năm 2020, đã tung ra 300 dịch vụ kỹ thuật số trong năm nay, bao gồm cả hướng dẫn làm đẹp trực tiếp.
Theo công ty chứng khoán Yuanta Securities Korea, Amorepacific có kế hoạch giảm số lượng cửa hàng Innisfree tại Trung Quốc nhưng dự đoán rằng về tổng thể, doanh số bán hàng kỹ thuật số sẽ chiếm một nửa hoạt động kinh doanh của hãng tại đây vào năm tới. Tại thị trường nội địa, tỷ trọng doanh thu trực tuyến của Amorepacific tăng từ 20% lên 30%.
Hye-mi Kim - nhà phân tích tại Cape Investment & Securities Co. ở Seoul - cho biết: "Chi tiêu cho mỹ phẩm đã giảm trước đại dịch, nhưng COVID-19 khiến nó thậm chí ít quan trọng hơn. Chỉ những mặt hàng phải có như sản phẩm chăm sóc da hoặc những sản phẩm dành cho các vấn đề về da mặt vẫn có doanh thu ổn định".
Trong khi đó, Hàn Quốc có những tỷ phú mới đang lên, như Seo Jung-jin, người sáng lập công ty dược phẩm Celltrion Inc., đang phát triển phương pháp điều trị COVID-19 bằng kháng thể. Tài sản của Seo đã tăng gần gấp 3 trong năm nay lên 14,6 tỷ USD, khiến ông trở thành người giàu thứ 2 mới của đất nước.
5 sản phẩm "tận diệt" mụn đầu đen được chính bác sĩ dùng, chị em thử ngay để da sạch mịn đến từng lỗ chân lông Mụn đầu đen cứng đầu sẽ không còn là vấn đề nếu chị em thử 1 trong 5 sản phẩm dưới đây. 1. Differin Adapalene Gel 0.1% Acne Treatment (Khoảng 385.000 VNĐ) Bác sĩ Kavita Mariwalla tại New York cho hay: "Không một quy trình trị mụn đầu đen nào có thể được hoàn thiện, nếu thiếu retinol. Retinol sẽ gia tăng tốc...