4 món lẩu đậm đà nóng hổi, ‘ngon hết sảy’ cho ngày mưa lạnh
Đảm bảo với những món lẩu ngon và nóng hổi này thì gia đình bạn sẽ có bữa ăn thật sự ấm cúng và vui vẻ.
Nguyên liệu:
Xương ống: 1kg: rửa sạch, chặt khúc, chần qua nước sôi
Đầu cá hồi: 3 – 4 đầu cá hồi rửa sơ qua với muối, chú ý phần mang cá, chẻ đôi.
Tôm tươi: 400g rửa sạch, cắt bớt râu và đuôi.
Mực: 300g rửa sạch thái miếng vừa ăn.
Ngao: 500g
Cá viên hoặc tôm viên: 300g
Sả: 1 bó
Nấm hương
Nấm bào ngư
Các loại rau (rau muống, mồng tơi, rau cải ..)
Cà chua: 2 quả
Đậu phụ: 3 miếng
Gói gia vị lẩu thái hải sản (nếu muốn)
Chanh, lá chanh, ớt; tỏi, gừng
Gia vị: đường, muối, hạt nêm, tiêu, nước mắm..
Cách làm:
Sả gốc đập dập thái nhỏ ướp cá, phần ngọn bên trên đập dập để riêng.
Nấm hương ngâm vào nước ấm, sau khi nấm nở thì cắt nhỏ.
Nấm bào ngư ngâm với nước muối loãng, rửa sạch, để ráo.
Các loại rau (rau muống, mồng tơi, rau cải ..) nhặt bỏ ngọn lúa, lá sâu rồi rửa sạch, ngâm nước muối rồi để ra rổ cho ráo.
Video đang HOT
Cà chua: 2 quả thái múi, bịch me chua (khoảng 5 – 7 hạt).
Đậu phụ: 3 miếng cắt miếng bỏ ra đĩa.
Chanh, lá chanh, ớt; tỏi, gừng (đập dập băm nhỏ).
Đem xương đi ninh khoảng 2 tiếng với bếp gas hoặc 45 phút với nồi áp suất, khoảng 2 lít nước. Trong lúc sôi nhớ gạt bọt.
Đầu cá hồi cho vào rán với chảo dầu. Chín vàng vớt ra.
Phi thơm hành tỏi, bỏ cà chua vào xào đến dập, thêm 1 ít sả bằm. Bỏ đầu cá vừa chiên vào sau đó đổ nước dùng vào đun sôi. Bỏ nấm hương cùng vài hạt me chua vào. Có thể bỏ trực tiếp đậu phụ vào. Nêm gia vị vừa ăn.
Làm nước chấm: Băm nhỏ tỏi ớt, vắt chanh vào bát nước chấm sau đó bỏ ớt tỏi vào đánh nhanh và đều, như vậy phần tỏi ớt sẽ không bị lắng xuống mà sẽ nổi lên. Bỏ thêm bột ngọt hoặc đường tùy khẩu vị.
Xếp rau nấm, tôm mực ra từng đĩa.
Món lẩu hải sản chua cay hoàn thành phải có vị chua cay rõ ràng, màu sắc hấp dẫn, nước dùng ngọt.
Ăn kèm với bún hoặc mỳ gói
Nguyên liệu:
1/2kg cá kèo300g lá giang (bạn có thể thay thế bằng me chua)1/2kg rau đắng4 quả cà chua1 muỗng tỏi băm3 củ hành tím1kg búnGia vị: Chanh, ớt, dầu ăn, nước mắmRau ăn kèm: rau muống, giá, hoa chuối bào, lá ngổ, ngò gai, rau nhút, bông súng…
Cách làm:
Rửa cá kèo cho sạch nhớt bằng nước muối hoặc chanh. Sau đó, bạn cho cá vào tô và đậy kín nắp.
Với lá giang, bạn bỏ phần dây và rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, bạn vò nát lá hoặc dùng chày giã sơ qua.
Các loại rau nhặt kĩ, rửa sạch, để ráo nước.
Cà chua rửa sạch bổ múi cau, lọc bỏ bớt hạt.
Hành, tỏi băm nhuyễn.
Bắc nồi lên bếp, cho vào một ít dầu ăn và phi thơm vàng tỏi, hành. Tiếp theo, bạn đổ vào nồi khoảng 1.5 lít nước và đun sôi.
Khi nước sôi, bạn cho lá giang vào nồi nước, cho cà chua vào. Nêm nếm gia vị theo tỷ lệ sau: 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 1 muỗng nước mắm. Khi nước sôi, bạn có thể nêm nếm lại theo khẩu vị của mình, gia giảm độ chua ngọt theo ý muốn rồi tắt bếp.
Bạn múc nước lẩu ra nồi nhỏ hơn, cắt rau ngổ, ngò gai và ớt tươi vào rồi bắc lên bếp ga mini hoặc bếp điện. Nước sôi, cho cá kèo vào đợi cho cá chín là đã dùng được. Nhúng rau vào nồi và ăn kèm với bún để hương vị trọn vẹn hơn.
Lâu êch măng chua
Nguyên liệu:
1,5kg thịt ếch500gr xương ống400gr măng củĐậu phụ, váng đậuRau muống, mùi tàu, lá chanh, lá lốt.Sả, tỏi, hành khô, nấm hương, hạt tiêu, ớt bột, sa tế, me.Bánh đa đỏ
Cách làm:
Nên chọn ếch đồng, tuy con không to béo bằng ếch nuôi nhưng thịt thơm và săn chắc hơn. Khi mua ếch, nhờ người bán sơ chế hộ thành ếch thịt, về nhà bóp muối rồi rửa sạch lại với nước, để ráo. Sau đo chặt ếch thành miếng vừa ăn.
Măng củ thái thành hình con chì, rửa sạch rồi đem luộc chín, sau đó rửa lại thêm 1 lần nữa.
Rau muống nhặt, rửa sạch. Mùi tàu rửa thái khúc 3cm. Nấm hương ngâm nở, rửa sạch. Lá lốt, mùi tàu rửa sạch, cắt khúc.
Tỏi bóc vỏ băm miếng to, đem phi thơm rồi vớt ra. Váng đậu cắt miếng vừa ăn, chiên phồng.
Xương ống đem rửa sạch, bỏ vào nồi nước, thêm chút muối rồi đun sôi, sau đó vớt xương ra, bỏ sạch nước. Tiếp tục lấy thêm nước mới một lượng vừa đủ để ăn lẩu và ninh xương cùng với sả đập dập.
Khi nước sôi, vớt hết bọt, nêm nêm gia vi vừa ăn.
Cho thịt ếch và da ếch vào chiên đến khi ếch vàng ruộm thi tăt bêp, vơt ra đia co lot giây thâm dâu.
Đun nong dâu ăn trong chao, cho măng đã luộc và xào, thêm vào 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê sa tế cho đậm đà và ngấm gia vị. Khi măng đã ngấm gia vị, trút ếch đã chiên vàng, tỏi đã phi thơm vào đảo tiếp. Trước khi bắc ra cho 1 ít lá lốt và mùi tàu vào đảo nhanh tay.
Cho nấm hương vào nồi nước dùng đun sôi, sau đó cho hỗn hợp ếch đã xào cùng măng, lá lốt, mùi tàu vào. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là hoàn thành.
Dọn lẩu ra ăn kèm rau muống, đậu phụ, váng đậu, bánh đa đỏ và bún.
Lẩu gà
Nguyên liệu:
1 kg gà ta500 gram xương gà1 kg bún2 cây sả100 gram nấm rơm100 gram cà chua tráiCác loại rau nhúng lẩu: bông súng, kèo nèo, bắp chuối, thì là, cải xanh, bông bi, rau muống.Gia vị: 1 muỗng cà phê riềng bằm nhuyễn, 1 muỗng cà phê tỏi bằm nhuyễn, 4 muỗng cà phê dầu ăn, hôp xôt ca chua, 4 muỗng cà phê tương ớt, 1 muỗng cà phê rễ ngò xắt nhuyễn, 3 muỗng cà phê nước cốt chanh, 3 muỗng cà phê nước mắm, 3 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột nêm.
Cách làm:
Gà rửa sạch chặt miếng vừa ăn. Sả đập dập cắt khúc. Bông súng tước vỏ, rửa sạch cắt khúc 5 cm. Các loại rau sơ chế rửa sạch, cắt ngắn vừa ăn.
Cà chua rửa sạch cắt miếng. Nấm rơm rửa sạch ngâm qua nước. Xương gà chần qua nước sôi rồi cho vào nồi ninh, lấy nước dùng.
Xếp bông súng, kèo nèo xung quanh dĩa tròn rồi lần lượt xếp rau cải xanh, rau muống, bắp chuối bào trải đều. Cắm bông bí lên chính giữa dĩa rau. Dia đưng bun thi cắm ớt tỉa hoa đồng tiền, rau thì là lên trên.
Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn, tỏi phi thơm, sả đập dập, ca chua đa thai vào xào. Tiếp tục cho tương ớt, riềng, rễ ngò, hành tây thái nhỏ vào đảo đều cho hỗn hợp khô lại rồi trút gà vào xào cung nấm rơm đảo đều.
Sau cùng cho nước dùng gà vào, nêm gia vị vưa ăn: nước mắm, đường, nước cốt chanh, bột nêm, muối. Nấu sôi lẩu gà, nhúng rau ăn nóng cung bun hoăc mi.
Mẹo nấu lẩu ngon như nhà hàng ngày trở gió
Hãy tham khảo những bí quyết dưới đây để có nồi nước dùng vừa ngon, ngọt lại không bị ngán nhé.
1. Lựa chọn nguyên liệu, gia vị và kỹ thuật chế biến nồi nước dùng
Điều kiện đầu tiên để có nồi nước dùng thật trong, ngọt là bạn phải chọn nguyên liệu tươi, tiếp đó là có kỹ thuật chế biến phù hợp. Chẳng hạn, với nước dùng gà và lợn bạn nên sử dụng xương hom và xương đuôi sẽ thích hợp hơn, cho nồi lẩu vừa ngọt vừa thơm, trong khi nếu dùng xương đầu nấu sẽ hôi, không được ngon lắm. Đồng thời mỗi loại nước dùng cần gia vị đặc trưng, do đó tùy từng loại nguyên liệu mà có gia vị phù hợp kèm theo.
Lẩu gà
Lẩu gà có lẽ là món khá phổ biến. Muốn có nồi lẩu gà ngon bạn phải nấu nước dùng bằng xương heo và xương gà, không cho thêm vị chua ngọt vì khi nhúng ngải cứu sẽ không ngon. Khi chế biến nước lẩu, bạn hãy nướng hành khô và gừng rồi đập dập bỏ vào, nêm nếm gia vị, hạt nêm cho vừa miệng, thêm 1 - 2 cây sả, dứa, cà chua, cuối cùng thêm gói thuốc bắc và nấm hương ngâm nở, sa tế, ăn kèm rau ngải cứu, rau muống, cải thảo.
Lẩu bò, lợn
Cần có gừng, hành tím nướng, riềng, sả. Nước dùng bò không thể thiếu quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng nướng cho chín nhưng không cháy vỏ (lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước dùng trong, màu đẹp), hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, thảo quả lấy hạt vàng khô thơm, dùng khăn chà xát cho sạch, giã nhỏ rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt và giữ được mùi các tinh dầu thơm.
Lẩu thập cẩm
Loại lẩu này thì không phải cho thuốc bắc, ăn kèm rau muống, các loại rau cải. Cả hai loại lẩu này đều có thể ăn kèm thêm nấm tươi.
Lẩu hải sản
Cần có dứa, gừng, sả, cần tây, sa tế... vị ăn tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Lẩu hải sản thường hơi cay, chua và ngọt. Với lẩu cá, ngoài xương heo ra bạn bỏ luôn xương cá đã lọc thịt vào. Với nước lẩu này không cho sả và gừng nướng, tuy nhiên tăng vị chua so với những loại khác. Cá sau khi lọc, thái lát, nên ướp với gia vị, hạt nêm, gừng, sả đã băm nhỏ. Khi chế vào nồi lẩu bỏ thêm rau thì là, ăn kèm rau cần, cải cúc, dọc mùng, ...
2. Thời gian đun
Để nấu nước lẩu ngon và trong, bạn hãy đun sôi nước với chút muối, cho xương vào trần đến khi nước sôi bùng lại thì bỏ nước đó, thay bằng nồi nước khác, cho xương vào đun lửa to cho sôi lại nhanh, hạ nhỏ lửa cho sôi lăn tăn vài phút để bọt cứng lại rồi hớt sạch, sau đó đun sôi liu riu cho xương nhừ, nước lẩu ngẩm đều gia vị.
Thời gian nấu các loại nước dùng tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu. Chẳng hạn, nước dùng gà và lợn thường nấu 4 - 6 giờ, riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 đến 10 giờ. Nước dùng lẩu hải sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua. Với xương bò, nhất là xương ống, trước khi ninh cần nướng với nhiệt độ cao thì nước dùng thơm, trong và ngon hơn.
3. Cách khắc phục nước dùng đục
Nếu không may nồi nước lấu của bạn bị đục, đừng vội lo lắng mà hãy thử khắc phục bằng một vài cách sau nhé:
- Lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng (lúc nguội), đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng và vớt ra.
- Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.
- Nếu nấu nước gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn.
Lẩu - món ngon của mùa đông Nếu hỏi bạn sẽ chọn món gì cho thực đơn liên hoan, tụ tập bạn bè vào những ngày mùa đông giá rét này, tôi đảm bảo 90% dân ăn nhậu sẽ chọn món lẩu. Thật không gì thú bằng việc ngồi quây quần, vừa xì xụp vừa trò chuyện quanh nồi lẩu nóng hổi, bốc khói nghi ngút. Một nồi lẩu bao...