4 món cùng tên nhưng khác cách chế biến ở Hà Nội và TP.HCM
Các món ăn ở Hà Nội và TP.HCM có cách chế biến khác nhau để phù hợp với khẩu vị từng vùng.
Dù có bản chất giống nhau, một số món ở hai thành phố vẫn có sự khác biệt về hương vị, cách làm. Điều này đem đến trải nghiệm ẩm thực thú vị cho khách du lịch.
Bánh mì
Món ăn này phổ biến ở cả hai thành phố và có thể dùng vào mọi bữa ăn trong ngày. Về cơ bản, hai loại đều có chung công thức bánh kẹp nhân. Tuy nhiên, ở Hà Nội, món này chủ yếu được ăn kèm pate, trứng (không tính các loại biến tấu như bò nướng, phô mai…). Trong khi đó, ở Sài thành, bánh mì có thể ăn kèm với thịt viên, thịt nướng.
Bánh mì Hà Nội (trước) không to như bánh mì TP.HCM (sau). Ảnh: Bachuaviahe, Stormscape.
Điểm khác biệt lớn nhất là ở phần nhân. Phóng viên tờ SCMP từng phỏng vấn một chủ hàng bánh mì nổi tiếng và đưa ra kết luận phiên bản TP.HCM thường đầy đặn hơn. “Họ thường thêm đủ các thứ có thể vào trong. Do đó, bánh mì ở TP.HCM rất bự”, người này nói.
Nhiều người từng ăn bánh mì ở cả hai nơi nói phiên bản miền Nam khá to. Đôi khi, bạn phải chia đôi để ăn. Bánh mì Hà Nội lại vừa vặn, đủ no bụng.
Phở
Phở là đặc sản Hà Nội. Món này về cơ bản gồm nước dùng ninh từ xương bò, gừng nướng, bánh phở, thịt, hành, trứng chần và quẩy.
Phần nước dùng của phở Hà Nội thường thanh. Nước dùng của phở Sài thành có vị ngọt. Ngoài ra, quẩy là thứ hiếm thấy ở TP.HCM. Nhiều người sành ăn nhận xét “bát phở thiếu quẩy, trứng chần coi như bớt ngon một nửa”.
Video đang HOT
Phở Hà Nội (trước) có thêm quẩy và chỉ ăn kèm hành. Ảnh: The.mini.cindy, Thediningchair.
Ở Hà Nội, người dân chỉ ăn phở kèm hành. Tại TP.HCM, bát phở thường có thêm các loại rau thơm, giá.
Ốc
Trong chương trình Street Food, chuyên gia ẩm thực được Netflix lựa chọn đã tuyên bố ốc là món ăn đặc trưng của Sài thành, thay vì bánh mì hay cơm tấm… Điều này đã dẫn đến khá nhiều tranh cãi khi chương trình mới được phát sóng. Tuy nhiên, nhiều tín đồ ăn uống thừa nhận ốc ở TP.HCM có một sự khác biệt khá lớn.
Ốc ở TP.HCM (sau) đa dạng về cách chế biến và được đánh giá cao. Ảnh: Eatenbylong, Hoanglam.foodie.
Cách chế biến của người Sài thành có sự đa dạng hơn. Món ốc ở TP.HCM được làm theo nhiều cách, ví dụ như xào dừa, sốt me, phô mai… Hiện nay, các món này đã được du nhập ra Hà Nội nhiều và trở nên phổ biến. Tuy nhiên, ốc truyền thống ở Hà Nội thường chỉ được luộc chấm mắm, ăn kèm sung.
Cà phê
Người Sài thành có niềm đam mê lớn với cà phê. Họ có thể uống cà phê mọi thời điểm trong ngày. Người Hà Nội cũng thích uống cà phê nhưng tần suất chưa “dày” như người TP.HCM.
Khử hết mùi hôi của xương bò và có ngay nồi nước dùng thơm ngọt chỉ với mẹo đơn giản này
Xương bò giúp nồi nước dùng có vị ngọt đậm và thơm lựng của bò. Nhưng chính mùi thơm đậm này lại khiến bao người phàn nàn "sao hôi quá!". Bạn đã có cách thuần phục mùi đặc trưng này để nồi nước dùng từ bò ra lò vẫn thơm ngon chưa?
Bún bò Huế - món ăn đậm vị bò có nước dùng chuẩn ngọt từ xương bò
Chọn xương bò ngon
Xương ống, xương đuôi là những loại xương phổ biến của bò được dùng trong khâu làm nước dùng ngon.
Bạn nên chọn các loại xương còn tươi, đỏ. Tránh mua các loại đã đông lạnh, không rõ nguồn gốc sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nồi nước hầm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sơ chế xương bò
Gừng là gia vị giúp khử mùi tanh của cá, mùi hôi đặc trưng của bò hiệu quả. Để phát huy tính khử mùi, bạn cần đập dập gừng và nướng đến khi thơm. Gừng kết hợp nước cốt chanh tươi (cả vỏ chanh) và muối hột giúp làm sạch chất dơ bám bên ngoài xương và giảm mùi hôi.
Cho xương bò vào thau rộng rãi chút, sau đó cho hỗn hợp gừng chanh muối vào chà xát trong khoảng 3 - 5 phút. Sau đó thêm nước đầy thau xương và ngâm từ 4 - 6 tiếng. Trong thời gian ngâm, bạn chà xát vỏ chanh lên xương, rồi xả lại vài lần nước cho đến khi xương ngửi không còn mùi hôi.
Mẹo nhỏ: Gừng chứa chất phân giải đạm. Nếu muốn tảng thịt bò mềm thì giã nhuyễn gừng và chà xát lên thịt để trong khoảng 30 phút.
Tẩy xương
Tẩy xương giúp nước dùng trong hơn trong quá trình hầm và bớt tạo bọt.
Đun nồi nước đủ ngập xương, cho thêm gừng nướng đập dập, rượu trắng (khoảng 1 ly). Khi nước sôi, lần lượt nhúng xương vào nồi rồi vớt ra thau có chứa nước sôi. Ngâm xương trong thau nước sôi trong 10 - 20 phút rồi xả nước lạnh rửa sạch.
Nếu có đường gân máu nổi lên ở xương sống và xương lớn thì bạn dùng dao bằm nát những đường gân này rồi đem đi rửa cho máu đọng trôi hết.
Mẹo giúp nước dùng xương bò vừa trong vừa thơm
Cho xương vào nước lạnh cùng với ít củ gừng và hành tím nướng. Thời gian ninh càng lâu thì nước hầm xương càng ngọt và đậm vị.
Nhưng nếu bạn không có nhiều thời gian thì hầm trong khoảng 1 tiếng 30 phút là nồi nước đã đủ vị ngọt từ xương bò.
Để quá trình hầm xương nhanh, trong lúc hầm bạn nhớ đậy nắp hoặc hầm xương bò trong nồi áp suất. Khi nước sôi, bạn hạ lửa vừa, hớt bọt và đừng đậy nắp, cho vài củ hành tím nếu muốn nước dùng không quá đục.
Cách bảo quản xương bò
Xương bò mua về nấu trong ngày thì bạn rửa sạch, để ráo, cho vào hộp đựng kín và để ở ngăn mát tủ lạnh.
Nếu chưa nấu ngay thì bạn nên bảo quản xương ở ngăn đông sau nhiều nhất 2 tiếng kể từ khi mua về. Bạn rửa sạch xương bò, để ráo nước, cho vào túi nilon và dán kín miệng. Thời gian bảo quản tương đối dài từ 4 - 12 tháng.
Chúc bạn hầm thành công nồi xương bò thanh ngọt và thơm ngon nhé!
Thu Hà
Trọn bộ bí kíp nấu nước dùng phở ngon ngọt nhất Món phở sẽ không còn khó với những bí kíp chinh phục nồi nước dùng dưới đây. Phở là một món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Phở có mặt ở khắp mọi nơi, từ những nhà hàng sang trọng hay những quán vỉa hè. Nhưng cho dù ở đâu đi chăng nữa thì phở vẫn là thức quà có phong vị...