4 món chè ngon ngọt thanh mát dành cho mùa thu, cách làm siêu dễ, vụng mấy cũng thành công
Dưới đây là 4 cách nấu chè cực ngon cho mùa thu, các nàng hãy trổ tài cho cả nhà thưởng thức nào!
Nguyên liệu:
Khoai lang tím 200 gr Khoai lang vàng 200 gr Bột năng 340 gr Bột thạch sương sáo 18 gr Nước cốt dừa 170 ml Vừng rang 10 gr Đường 150 grCác bước làm:
Đầu tiên, rửa sạch khoai lang vàng và tím với nước, gọt bỏ phần vỏ và phần đầu, đuôi của củ khoai. Tiếp đến, cắt khoai thành nhiều khoanh dày khoảng 1 lóng tay nhỏ, đem hấp cách thủy trong khoảng 10 phút cho khoai chín.
Sau khi khoai chín, bạn đem khoai lang tím và vàng đã hấp bỏ vào 2 cái tô, sau đó dùng nĩa nghiền nhuyễn. Tiếp đến, cho vào thêm 160gr bột năng và trộn đều.
Sau khi đã trộn khoai nghiền cùng bột năng, bạn dùng tay nhào hỗn hợp đến khi tạo thành khối bột dẻo mịn.
Tiếp theo, chia khối bột thành 3 phần bằng nhau, sau đó bạn lăn dài từng phần bột rồi dùng dao cắt thành nhiều viên bột nhỏ có kích thước vừa ăn (khoảng 1 lóng tay nhỏ).
Đun sôi 1 nồi nước, kế đến cho bột khoai vào rồi nấu trên lửa vừa đến khi viên bột nổi lên mặt nước là chín. Khi bột khoai đã chín, bạn vớt ra tô nước đá cho nguội bớt rồi để ráo nước.
Cho 170ml nước cốt dừa cùng với 1 lít nước lọc vào nồi, thêm 150gr đường và khuấy đều trên lửa vừa cho sôi.
Tiếp đến, hoà 20gr bột năng còn lại với một chút nước. Khi nước cốt dừa sôi, bạn hãy cho hỗn hợp bột năng đã pha vào và khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh.
Cho vào nồi 18gr bột sương sáo, 50ml nước lạnh rồi khuấy đều cho tan. Sau đó, bạn cho vào thêm 240ml nước sôi và khuấy đều hỗn hợp này trên lửa nhỏ đến khi sôi thì tắt bếp.
Tiếp theo đổ hỗn hợp ra khuôn chờ thạch sương sáo đông lại.
Cho viên khoai dẻo, thạch sương sáo ra chén, sau đó rưới nước cốt dừa lên trên. Bạn có thể rắc thêm hạt mè để tăng giá trị thẩm mỹ cho thành phẩm.
Cách làm chè bưởi đậu xanh
Video đang HOT
Nguyên liệu:
Vỏ của hai trái bưởi 1.5kg100grđậu xanh130gr đường thốt nốt50gr đường cát250gr bột năng1.2 lít nước300ml nước cốt dừa2 muỗng canh đường muỗng canh muối2 muỗng canh bột năng để làm nước cốtCác bước làm:
Đậu xanh rửa sạch và đem ngâm với nước trong vòng 1 tiếng.
Cách làm cùi bưởi nấu chè, bưởi mua về cắt bỏ vỏ và tách cùi bưởi ra.
Dùng dao cắt cùi bưởi thành hạt lựu và đem đi rửa sạch.
Sau khi cắt hạt lựu cùi bưởi, bạn cho khoảng 2 muỗng canh muối và 1 chén nước vào để bóp cùi bưởi cho bớt đắng. Chú ý bóp đều tay và liên tục trong vòng 10 phút. Ngoài ra bạn có thể tham khảo cách nấu chè bưởi không bị đắng.
Sau đó đem cùi bưởi đi xả sạch lại với nước và bóp thật kỹ để vị đắng trong cùi bưởi giảm bớt. Tiến hành quá trình rửa sạch với nước này lặp đi lặp lại 10 lần để cùi bưởi hết đắng.Đun một nồi nước với đường phèn
Đun một nồi nước, cho vào khoảng 1 muỗng phèn chua để cùi bưởi được giòn và trắng tinh khiết. Khi nước đã sôi, cho cùi bưởi vào đến khi cùi bưởi có màu trong veo thì vớt ra.
Sau đó, tiếp tục rửa sạch cùi bưởi với nước, liên tục khoảng 5-6 lần cho vị đắng được loại bỏ hoàn toàn.
Cho khoảng 3 muỗng canh bột năng vào cùi bưởi và tiến hành bóp đều tay để bột năng ngấm đều vào bên trong cùi bưởi. Khi bột năng đã ngấm hết vào bên trong cùi bưởi thì bạn vắt cùi bưởi nhẹ tay cho ráo bớt nước.
Cuối cùng, cho khoảng 3 muỗng canh đường vào ướp cùi bưởi khoảng 20 phút để đường ngấm đều vào cùi bưởi.
Sau khoảng 1 tiếng ngâm đậu xanh, bạn đổ phần nước ngâm và đem phần đậu đi hấp khoảng 15 phút đến khi đậu mềm và vẫn giữ được hình dáng nguyên vẹn.
Sau khi đường đã ngấm đều vào cùi bưởi, bạn cho khoảng 120gr bột năng từ từ vào. Lưu ý vừa cho từ từ vừa dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp để bột năng ngấm đều và không bị vón cục.
Cuối cùng, cho hỗn hợp cùi bưởi và bột năng vào nồi nước đang sôi để luộc cho đến khi lớp bột năng ở bên ngoài cùi bưởi có màu trong veo. Tiếp theo, vớt cùi bưởi ra một chậu đá lạnh để cùi bưởi được giòn và thơm ngon hơn.
Đun sôi 1 lít nước cùng với 130gr đường thốt nốt và một ít lá dứa cho chè có mùi thơm. Khi nước đường đã tan ra hết, bạn lấy lá dứa ra và cho cùi bưởi vào khuấy cho đều và cùi bưởi đã rời ra, bạn cho đậu xanh đã hấp chín vào.
Khi nước đã sôi, bạn cho 80gr bột năng vào và khuấy đều đến khi bột năng sánh lại và không bị vón cục thì tắt bếp.
Bạn cho 2 muỗng canh đường và muỗng canh muối cùng 2 muỗng bột năng đã hòa với nước vào 300ml nước dừa đã chuẩn bị. Đem đun hỗn hợp trên bếp và liên tục khuấy đều đến khi sôi bột năng thì tắt bếp.
Sau khi chè bưởi đậu xanh đã nguội, bạn múc ra chén nhỏ và chan phần nước cốt lên. Vậy là bây giờ bạn có thể thưởng thức rồi đấy!
Nguyên liệu
200g cốm khô50g đậu xanh250g đường2 muỗngbột sắnDừa nạoLá dứaCác bước làm:
Cốm khi mua về, bạn cho cốm vào chiếc rổ lượt, sàng nhẹ để các tạp chất được loại bỏ. Tiếp theo, bạn cho cốm vào rổ và xả cốm với vòi nước từ 2 – 3 lần. Sau đó, bạn cho cốm vào nước ngâm khoảng 5 phút cho mềm. Lưu ý, bạn không nên ngâm cốm quá lâu để tránh làm cho cốm bị nhão hoặc nát khi nấu.
Đậu xanh khi mua về bạn cho nước vào vo sạch, đãi bỏ các tạp chất. Rồi ngâm đậu xanh với nước khoảng 2 tiếng cho đậu xanh mềm và vớt ra để ráo. Như vậy sẽ giúp cho món chè ngon và mềm thơm.
Bạn cho bột sắn dây và nước vào chén hòa tan để bột không bị vón cục.
Lá dứa bạn đem rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn cùng với nước. Khi xay xong, bạn vắt lấy nước cốt dứa và bỏ bã.
Dừa nạo bạn cho vào tô, rồi cho nước nóng vào, sau đó nhào và vắt lấy nước cốt dừa. Tiếp theo, bạn cho nước cốt dừa lên bếp, nêm với ít muối, đường cho vừa ăn thì tắt bếp.
Bạn cho đậu xanh đã ngâm vào nồi cùng với 1 lít nước và nước cốt dứa sau đó nấu với lửa nhỏ để đậu xanh chín nhừ. Lúc này, bạn cho đường vào nồi đậu, đảo đều tay, rồi nêm nếm cho vừa ăn. Tiếp đến, bạn cho cốm vào nấu chung.
Khi chè cốm sôi lên, bạn nêm nếm lại lần nữa. Rồi cho bột sắn vào, vừa đổ từ từ bạn vừa khuấy nhẹ cho bột hòa tan. Khuấy nhẹ đến khi chè sánh lại thì bạn tắt bếp.
Vậy là hoàn thành, bạn múc chè ra chén, khi chè nguội bạn cho phần nước cốt lên trên mặt và thưởng thức.
Nguyên liệu:
Chuối tây: 8-9 quảNếp: 2 bát nhỏNước cốt dừa: 300mlLạc rangBột năng ĐườngMuốiLá chuốiCác bước làm:
Trước tiên bạn sử dụng nước cốt dừa khoảng 200ml cùng với 1 bát con nước lọc, thêm 1 thìa cafe đường, một chút xíu muối cho vào nồi nấu sôi. Khi hỗn hợp sôi lăn tăn, bạn hòa bột năng với một chút nước lọc cho tan rồi từ từ cho vào hỗn hợp trên khuấy đều tay cho tới khi sánh lại.
Phần nếp bạn đem ngâm với khoảng 1/2 thìa cafe muối cùng nước lọc qua đêm. Sau đó cho nếp vào tô thủy tinh cùng 100ml nước cốt dừa và nước lọc đổ ngập mặt nếp khoảng 1cm là được. Lấy màng bọc thực phẩm cho vào lò vi sóng nấu chừng khoảng 10-15 phút rồi bạn dùng đũa đảo đều.
Cuối cùng bạn cho vào lò nấu tiếp khoảng 10 phút rồi cho vào đó 2 thìa cafe đường. Nấu cho tới khi nếp chín là được.
Chuối tây bạn đem bóc vỏ, lột sạch gân nhỏ.
Lá chuối bạn đem rửa sạch để ráo nước. Đậu phộng bạn rang chín, bóc lớp vỏ ngoài rồi giã nhỏ.
Với phần xôi vừa nấu dẻo, bạn lấy ra dàn mỏng trên một lớp màng bọc thực phẩm. Bạn có thể quét một lớp dầu mỏng trên màng bọc trước khi cho xôi để khi lấy ra sẽ không bị dính. Cho quả chuối tây vào rồi cuộn lại đảm bảo phần xôi bọc hết được quả chuối. Lăn qua lăn lại vài lần rồi bịt kín các đầu lại.
Làm như thế tới khi hết phần chuối, bạn lấy lá chuối rồi tháo lớp ni lông bên ngoài xôi bọc chuối, đặt vào theo chiều ngang và cuộn tròn lại và xếp vào khay nướng.
Cho khay chuối vào lò nướng với nhiệt độ chừng khoảng 250 độ C trong vòng 20-15 phút là được. Cuối cùng bóc phần lá chuối ra và tiếp tục nướng chừng khoảng 8-0 phút cho phần nếp vàng giòn thơm là được.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng bếp than để nướng chuối. Nhưng lưu ý phải thường xuyên lật mặt chuối để tránh bị cháy.
Bạn thái chuối nướng thành những miếng nhỏ vừa ăn và xếp ra đĩa. Rưới phần nước cốt dừa lên trên cùng với lạc rang và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Ăn chè ở Cần Thơ
Ngoài các điểm đến hấp dẫn, ẩm thực Cần Thơ còn thu hút du khách với nhiều món ăn đa dạng. Trong đó, chè được xem đặc sản không thể bỏ qua bởi hương vị ngọt ngào khiến du khách đến Cần Thơ thưởng thức một lần là nhớ mãi.
Chè cô Chu. Ảnh: KIỀU MAI
Một trong những quán chè nổi tiếng độc đáo ở Cần Thơ được nhiều người nhắc đến là chè Nguyên Đặng (số 8/8 đường Mậu Thân). Tại đây có hơn 100 món chè với đủ các loại: hạt sen, nhãn nhục, củ năng, đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, chè bưởi... Độc đáo nhất chính là chè mâm với 16 loại, rất thách thức thực khách mê đồ ngọt. Các món chè ở đây được nấu có độ ngọt vừa phải, đa dạng từ nóng cho đến lạnh (dùng kèm đá), giá cũng bình dân, khoảng 10.000 đồng/món.
Tiệm chè Hữu Hòa (số 62 đường Phan Đình Phùng) cũng được các tín đồ mê đồ ngọt Cần Thơ truyền tai nhau. Đây là quán chè người Hoa nổi tiếng lâu đời tại Cần Thơ, nổi tiếng với nhiều chè đặc trưng, như: táo đỏ, ý dĩ, bạch quả, chè hột gà... Đây là quán đã có tuổi đời hơn 30 năm được nhiều người dân Cần Thơ đánh giá cao về chất lượng, mức giá cũng bình dân, từ 12.000-30.000 đồng/món.
Một trong những quán chè lâu đời ở Cần Thơ nữa là Chè 28 (số 28 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh). Quán này cũng có tuổi đời không dưới 20 năm, nổi tiếng với các món chè đậu, chè bưởi và tàu hủ. Vị chè ở đây ngọt thanh, đậu mềm và nước cốt dừa béo ngậy luôn làm hài lòng những thực khách khó tính.
Gần đây, đường Mạc Thiên Tích nổi tiếng với nhiều quán ăn vặt dành cho giới trẻ, trong đó có các món chè. Có rất nhiều quán bán chè ngon, độc đáo trên đường này, trong đó phải kể đến như: chè cô Chu (số 45A), Chè và Bingsu Sam Sam Pancake (số 41T)... Trong đó, chè cô Chu nổi tiếng với nhiều loại thanh nhiệt như: chè tuyết nhĩ hạt sen, chè dưỡng nhan, chè thốt nốt dừa non, chè bơ matcha, chè dừa non lá nếp... Còn Chè và Bingsu Sam Sam Pancake được nhiều bạn trẻ thích bởi hương vị thảo mộc thanh mát, đặc biệt là cách trưng bày rất bắt mắt.
Chè Ống Tre (số 29 Ngô Sĩ Liên) cũng khá độc đáo khi sử dụng tre và chén sứ để đựng chè. Vật liệu chính để bài trí không gian quán là tre nứa tạo cảm giác dân dã. Tại đây có nhiều món ấn tượng như: chè thạch xanh, chè đậu ngự, chè ống tre, chè dưỡng nhan thập vị cung đình... Hơn 20 loại chè đều làm từ nguyên liệu tự nhiên, vị ngọt thanh từ đường thốt nốt và đường phèn.
Ngoài ra tại Cần Thơ còn có nhiều quán chè ngon như: chè Cô Ba (số 1B/1 hẻm 51 đường 3/2), chè Bi Bo (số 151 Trần Hoàng Na), chè Bà Hoàng (số 164/1 đường Trần Ngọc Quế)...
Cách gói bánh tét miền trung béo ngậy với đậu xanh, thịt mỡ truyền thống Cách gói bánh tét miền Trung luôn mang hương vị riêng biệt khó lẫn với vùng miền nào khác. Bánh tét từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống đặc trưng của người miền Trung và Nam Bộ Nếu muốn tự mình gói bánh tét miền Trung gửi tặng người thân, thì bài viết sau đây sẽ mách nhỏ bạn cụ thể...