4 món bún đặc sản miền Trung ngon nức tiếng
Với những món bún đặc sản miền Trung vô cùng phong phú và đa dạng, mỗi địa phương đã góp phần tô điểm thêm nét đậm đà mang bản sắc riêng, hương vị riêng cho mảnh đất cằn cỗi, đầy nắng và gió này.
Bún bò Huế
Bún bò Huế là một món đặc sản có nguồn gốc từ cung đình Huế xưa và khi đặt chân đến thăm cố đô Huế, du khách sẽ không phải chi trả nhiều tiền mà vẫn có thể có những bữa ăn ngon như một vị hoàng đế.
Bún bò có nguồn gốc từ cung đình. Ảnh: kyluc.vn
Ai đã từng thưởng thức món bún bò huế một lần thì lần sau khó có thể cưỡng lại hương vị hấp dẫn bốc lên ngào ngạt thơm nức, lát thịt bò thăn được thái mỏng nằm lên trên những sợi bún to tròn trắng tinh. Lớp váng hỗn hợp xả, bằm, ớt được xào chung với hạt điều vàng óng, phủ sóng sánh lên bề mặt bát bún nhìn vô cùng thích mắt. Hành lá và nhất là gốc xả chín dừ làm tăng hương vị thơm ngon và hấp dẫn.
Tô bún bò Huế có mùi thơm đặc trưng. Ảnh: afamily.vn
Một tô bún bò Huế đặc trưng thường có thịt heo, bò hầm, tiết lợn, xúc xích theo phong cách Huế, mắm tôm và rau diếp thái nhỏ. Điều thú vị là lượng muối và gia vị khi bỏ vào mỗi tô bún bò Huế lại thay đổi theo mùa. Chẳng hạn như vào mùa xuân, người ta hay thêm vào đậu nành, bạc hà và các loại rau diếp; trong khi ấy vào mùa đông các hàng quán lại nêm nước dùng đậm đà hơn hay cho thêm chút xả hay cá.
Bún bò Huế là tài sản quý vùng đất cố đô. Ảnh: chiecthiavang.com
Địa chỉ:
Bún Bò Bà Tuyết địa chỉ số 47 Nguyễn Công Trứ, TP Huế, Huế. Giá bán: 15.000 – 33.000 đồng/tô.
Bún Bò Ông Vọng địa chỉ số 5 Nguyễn Du, TP Huế, Huế. Giá bán: 20.000 – 45.000 đồng/tô.
Bún cá là một món ăn vặt Nha Trang khá quen thuộc trên khắp cả nước ta. Đặc biệt ở các vùng ven biển thì bún cá lại càng không thể thiếu hơn nữa. Tuy nhiên tại những nơi ấy, tô bún cá thường có những miếng cá thái mỏng rồi được chiên giòn lên. Còn ở Nha Trang thì tô bún sẽ được ăn kèm với chả cá.
Món đặc sản hấp dẫn ở Nha Trang. Ảnh: pasgo.vn
Chả cá được làm hoàn toàn từ thịt của cá thu nên có vị thơm và ngọt đặc trưng, không thể lẫn được với những loại chả khác. Đặc biệt vì chỉ có thịt cá nên miếng chả cá ở đây cũng có vị hơi dai dai của thịt chứ không bị bột.
Ngoài ra, điều làm nên sức hấp dẫn cho món ăn này cũng không thể thiếu được nồi nước lèo nóng hổi đậm đà hương vị của biển. Nó không được ninh từ xương gà hay bò, heo như các loại nước dùng quen thuộc, mà được ninh từ chính xương của những con cá thu, cá cờ, là những loại cá mà đã được lọc lấy thịt để làm chả cá. Cũng nhờ vậy mà nồi nước sẽ ít bị mỡ hơn so với dùng các loại xương khác và cũng có vị ngọt thanh nhẹ hơn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
Video đang HOT
Bạn có thể thưởng thức bún cá ở bất kì nơi nào tại Nha Trang. Ảnh: danangxanh.vn
Ăn kèm với bún cá là các loại rau sống, giá đỗ, tương, và với nhiều thực khách thì món ăn sẽ ngon hơn nếu có thêm 1 chút mắm tôm. Tuy loại gia vị này hơi khó ăn với nhiều người, nhưng nếu bạn nếm thử một lần thì sẽ không dễ gì mà quên được vị đậm đà ngon tuyệt của nó.
Địa chỉ:
Quán bún cá ở địa chỉ số 23A Yết Kiêu, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa. Giá bán: 18.000 – 28.000 đồng/tô.
Quán bún cá Nguyên Loan ở số 123 Ngô Gia Tự, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa. Giá bán: 15.000 – 39.000 đồng/tô.
Bún mắm nêm Đà Nẵng
Mắm nêm gắn liền với những món ăn đặc sản ở Đà Nẵng như bánh xèo nem lụi, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh bèo, thịt quay, bún thịt nướng… Trong đó, bún mắm nêm là món ăn bình dân được nhiều người lựa chọn khi đến Đà Nẵng.
Bún mắm nêm là món ăn đặc sản ở Đà Nẵng. Ảnh: balodeplao.com
Bún mắm nêm có nguyên liệu phong phú. Bún ăn kèm với thịt heo luộc hoặc thịt heo quay, nem chua, chả bò hoặc heo, tai mũi heo giòn sật. Phần rau ngoài xà lách, đu đủ bào, giá sống, mít non luộc thì không thể thiếu lá húng, rau răm, hành tím phi để làm giảm mùi hơi nồng của mắm nêm.
Bún ăn kèm với thịt heo, nem chua, chả bò hoặc tai mui heo. Ảnh: templatetravel08.vhv.vn
Hầu hết những tô bún mắm nêm ở Đà Nẵng được trình bày theo kiểu một lớp rau sống dưới đáy tô rồi đặt bún rối lên trên, phần thịt, chả và các đồ ăn kèm để bên cùng, cuối cùng mắm nêm được rưới ngấm đều các thành phần trong tô. Khi ăn, thực khách dùng đũa trộn đều các thứ trong tô lên sao cho thấm đượm vào các thành phần để có thể cảm nhận được đủ vị mặn, ngọt, cay, chua của món bún mang đặc trưng ẩm thực miền Trung.
Tô bún mắm nêm hòa quyện nhiều hương vị khác nhau. Ảnh: news.zing.vn
Địa chỉ:
Bún mắm Ngọc Đà Nẵng địa chỉ số 20 Đoàn Thị Điểm, Quận Hải Châu, Đà Nẵng. Giá bán: 20.000 – 30.000 đồng/tô.
Bún mắm bà Vân địa chỉ số 23/14 Trần Kế Xương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng. Giá bán: 20.000 – 30.000 đồng/tô.
Bún sứa Quy Nhơn hấp dẫn cả người dân bản địa lẫn du khách từ khắp mọi miền bởi hương vị tươi mát, thơm ngọt tự nhiên.
Sứa để làm bún sứa là loại sứa được các ngư dân đánh bắt tận ngoài đảo xa, khác hẳn với những loại sứa gây ngứa khác. Sứa để là bún sứa là loại nhỏ bằng đầu ngón chân cái hoặc ngón tay cái, có màu trắng đục, thành dày, nhìn gần giống như cơm trái dừa nước.
Bún sứa trở thành đặc sản không thể không nếm thử khi đến với Quy Nhơn. Ảnh: dichvuhangkhong.com.vn
Nước dùng được nấu bằng cá liệt, là loại cá chỉ lớn chừng ba ngón tay phần đuôi thắt lại trông như một cái nơ nhỏ, không có xương nhỏ và cho vị ngọt lừ. Ngoài ra còn có thêm các loại chả cá khác bao gồm các loại cá trứ danh như cá thu, cá nhồng, cá đối… được lóc xương lấy thịt quết đến nhuyễn và dai, sau đó vo thành viên nhỏ rồi đem hấp chín.
Khi ăn, chỉ cần lấy bún, rau ghém, sứa đã được rửa sạch và thêm vài viên chả cá cho vào tô, chan nước dùng nóng hổi là đã hoàn thành tô bún vừa ngọt vị cá, lại vừa giòn tươi từng miếng sứa.
Màu sắc bắt mắt thu hút thực khách. Ảnh: vntour.com.vn
Mặc dù món bún sứa phổ biến và đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng bún sứa ở Nha Trang từ xưa đến nay vẫn là nổi tiếng nhất. Đặc biệt ,với những người dân biển xa quê lâu ngày, khi trở về Nha Trang nhất định phải tìm bún sứa. Muốn ăn một tố bún sứa đậm đà, không nhất thiết phải tìm đến những nơi nổi tiếng, bởi vì bản chất của món bún này đã rất đặc trưng vị biển – hương vị quê hương lắm rồi.
Những miếng thịt sứa trong suốt. Ảnh: lolivi.com
Địa chỉ:
Nhà hàng Tàu Hoa Hoa ở số 318 Phan Chu Trinh, TP Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định. Giá bán: 25.000 – 35.000 đồng/tô.
Bún Cá Ngọc Liên địa chỉ số 379 Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định. Giá bán: 20.000 – 33.000 đồng/tô.
Các món bún đặc sản miền Trung trên đây là những món ngon đặc trưng dải đất miền Trung đầy nắng và gió. Nếu có thể bạn hãy thưởng thức hết những món ăn này chắc chắn sẽ đem lại cảm nhận rất thú vị.
Theo Thể Thao Việt Nam
Bún tôm Hải Phòng, ăn để so sánh
Tôm chẳng phải loại thủy sản xa lạ trong mâm cơm của mọi nhà, thế nhưng những bà nội trợ ở Hải Phòng có cách chế biến con tôm rất hay để nó trở thành thành phần thơm ngon cho món bún thành phố Cảng.
Bún tôm Hải Phòng, ăn để so sánh với bún tôm Hà Nội, Quảng Ninh hay bất cứ nơi đâu bạn từng ăn thử món ăn này.
Bún tôm làm người ta thêm yêu ẩm thực Hải Phòng
Tôm biển tươi được đánh bắt về, đem hấp sơ rồi lột sạch đầu, vỏ, lấy hết đường chỉ đất ở lưng con tôm để không bị sạn, tẩm ướp gia vị rồi xào thơm trong dầu ăn để con tôm khô lại và vàng óng.
Nhớ là hấp sơ rồi mới lột vỏ và xào, chứ không phải lột vỏ rồi mới hấp hay xào, đó là một tuyệt chiêu, để con tôm bảo toàn được dáng cong cong đẹp mắt và độ ngọt. Cái này, tôi nghe một bà bán hàng mách nước.
Nước dùng nấu bún tôm được ninh từ xương lợn (heo), thêm cà chua, quả me, dọc để lấy chất chua, thêm ớt quả để có được vị cay đậm đà.
Tùy quán ở Hải Phòng, tô bún tôm hoặc sẽ được thêm mộc nhĩ, măng khô tước sợi hoặc bỏ thêm rau cần, rau cải ngọt. Tô bún tôm vì thế khi bưng ra bao giờ cũng rực rỡ màu sắc, vì lẽ ấy, trước khi làm thực khách no bụng, bún tôm đã làm người ta no nê con mắt.
Sợi bún mềm, mượt, nước chan ngọt tự nhiên, chút rau xanh ăn mát ruột, nhưng cái làm nên giá trị nhất của tô bún giá chỉ 25 - 30.000 đồng và đọng lại trong khẩu vị của người thưởng thức là cái giòn, chắc, đậm đà của con tôm đã ngấm no nê gia vị.
Nhiều khách phương xa đến Quảng Ninh ăn bún tôm, thường mang về một nỗi băn khoăn, tại sao hải sản Quảng Ninh không thiếu, tôm biển càng không thiếu, nhưng tô bún ở vùng đất vàng đen này nhìn không đã mắt, ăn không sướng miệng bằng người anh em, hàng xóm Hải Phòng?
Chả là bún tôm Quảng Ninh nước dùng cũng ngọt, nhưng con tôm thì lìu tìu quá, người bán đa phần dùng loại tôm sắt (tôm vỏ cứng) đã được lột vỏ, xào chín. Nhiều nơi còn dùng cũng loại tôm sắt này phơi khô để nấu bún, vì thế, cái ngon ngọt của hải sản gần như bị mất đi đáng tiếc.
Hôm nọ, ngồi ăn bún tôm Lạch Tray (quán gần sân vận động Lạch Tray) với cậu em, lúc đó đã là 8 giờ tối, cậu bỗng chép miệng: "Ăn xong bún tôm nơi khác mới thấy giá trị của Hải Phòng". Hai chị em cười phá lên. Trời ren rét, gió thổi ù ù, thế mà đặt tô bún trước mặt, vắt thêm quả quất (tắc), bỏ thêm ít tương ớt, ăn một mạch xong ngồi thở, tay ấm, bụng ấm, nhìn đời cái gì cũng tươi vui.
Lạ cái nữa, người Hải Phòng không gọi tương ớt đâu, họ nói "chí chương", "chí chương" gia truyền bán ở chợ Con của Hải Phòng mà đem ra ăn bún tôm, đúng cái quán nho nhỏ ở trước sân Lạch Tray vào xẩm tối thì thôi rồi. Nhắc đến đây đã thấy tôm đỏ au, chí chương đỏ sóng sánh và những sợi bún mềm ngập đang nhảy múa trong tâm trí.
Tô bún tôm chinh phục cả thị giác và vị giác
Những con tôm nhìn đã muốn ăn
Chỉ 25-30.000 đồng cho một tô bún này
Những quán bún tôm được bán ngay trên vỉa hè đường phố tại Hải Phòng
Theo Thanhnien
Giấm nuốc - món bún có một không hai ở Huế Nuốc là tên gọi theo phương ngữ về con nuốt - một loài nhuyễn thể không chân chỉ có nhiều vào mùa hè nơi vùng đầm phá nước lợ ở Huế. Nuốc là tên gọi theo phương ngữ về con nuốt - một loài nhuyễn thể không chân chỉ có nhiều vào mùa hè nơi vùng đầm phá nước lợ ở Huế. Nuốt...