4 món ăn tốt cho người đột quỵ, giúp hồi phục nhanh chóng
Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng bị rối loạn các chức năng thần kinh.
Việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh chính là một bước đi đúng hướng để tăng cường sức khỏe và hạn chế các nguy cơ sau đột quỵ.
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Hội Đột quỵ Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, trong số đó có 50% số bệnh nhân bị tử vong. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ được kể đến như cao huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, béo phì, rối loạn lipid máu, dùng thuốc viên ngừa thai, stress, hút thuốc lá.
Vì thế khi người thân bị đột quỵ cần phải xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp nhằm nhanh chóng hồi phục thể lực cho họ.
Các chất dinh dưỡng cần có trong bữa ăn của người bị đột quỵ
Ảnh minh họa
- Chất đạm: 0,8g/kg cân nặng/ngày, nên chọn loại thực phẩm có chứa ít cholesterol và nhiều loại đạm thực vật ( có trong đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, đậu đen, cá biển, thịt nạc). Nếu như bệnh nhân bị suy thận kèm theo thì nên giảm lượng đạm chỉ còn 1/2.
- Chất béo: Nên đáp ứng nhu cầu khoảng 25-30g/ngày. Trong đó, chủ yếu là chất béo thực vật ( chiếm 2/3). Ngoài ra, các loại axit béo có trong dầu thực vật cũng có khả năng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ tái phát, đặc biệt là sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch máu.
Video đang HOT
- Chất khoáng: Chủ yếu có trong rau củ và các loại hoa quả chín bởi chúng có chứa khá nhiều kali, có tác dụng giúp hạ huyết áp, lợi tiểu. Kali có nhiều tróng quả chuối, mỗi ngày một người tiêu thụ dưới 1.500mg kali/ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn so với những người tiêu thụ 2.300mg kali/ngày.
- Vitamin: Tăng cường vitamin C và axit folic ít nhất khoảng 300mcg/ngày sẽ hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ lên tới 20% và 13% nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với những người chỉ dùng một nửa. Axit folic có tác dụng giúp chống xơ vữa động mạch, giảm mỡ máu và hạ huyết áp, có nhiều trong gan, rau lá, các loại đậu.
4 món ăn giúp người bệnh đột quỵ phục hồi nhanh chóng
Ảnh: Thuoctimmach
Nhóm thực phẩm thường được sử dụng sau đột quỵ
Ảnh minh họa
Ngũ cốc: Hãy chắc chắn rằng ít nhất một nửa các thực phẩm lựa chọn ngũ cốc đến từ ngũ cốc nguyên hạt.
Rau quả: Chọn các loại rau xanh đậm và màu cam thường giàu dinh dưỡng và nhớ thường xuyên ăn đậu khô và đậu Hà Lan.
Trái cây: Ăn nhiều loại trái cây tươi, đông lạnh hoặc khô mỗi ngày.
Sữa: Chọn sữa ít chất béo hoặc thực phẩm từ sữa không có chất béo, hoặc một loạt các loại thực phẩm giàu canxi không có sữa mỗi ngày.
Protein: Chọn thịt nạc và thịt ít mỡ, thịt gia cầm; các loại đậu và cá.
Về chất béo: ưu tiên nguồn chất béo từ cá, các loại hạt và dầu thực vật. Hạn chế các nguồn chất béo từ bơ, bơ thực vật hoặc mỡ heo.
Đột quỵ có di truyền?
Ngoài tuổi, giới, chủng tộc, lối sống, tiền sử dùng thuốc thì tiền sử gia đình là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Phan Nguyễn Liên Anh, Cố vấn chuyên môn Trung tâm Công nghệ Y khoa DNA, cho biết các thành viên trong gia đình có chung nhiều gene, chung lối sống và môi trường có nguy cơ mắc bệnh giống nhau. Nguy cơ đột quỵ ở một số gia đình có thể cao hơn những gia đình khác.
Các đột biến gene gây tăng nguy cơ rung nhĩ, đái tháo đường, tăng huyết áp, là những bệnh dễ dẫn đến đột quỵ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nghiên cứu di truyền giúp phân biệt các dạng đột quỵ và góp phần quản lý bệnh nhân. Ví dụ có mối liên quan giữa các biến thể gene làm tăng nguy cơ rung nhĩ và đột quỵ nên khi phân tích di truyền có thể giúp chẩn đoán đột quỵ là do rung nhĩ.
"Các yếu tố nguy cơ thường tương tác lẫn nhau dẫn đến đột quỵ và chia thành hai loại có thể thay đổi được và không thể thay đổi được", bác sĩ Liên Anh phân tích. Tuổi tác, giới tính và chủng tộc là những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi trong khi bệnh nền, lối sống và dinh dưỡng có thể sửa đổi được. Riêng các yếu tố di truyền, đặc biệt những yếu tố có tương tác với môi trường, gần đây được chứng minh có thể thay đổi.
Phòng ngừa đột quỵ thường tập trung vào các yếu tố nguy cơ có thể sửa đổi như thay đổi lối sống và hành vi, thay đổi chế độ ăn uống hoặc ngừng hút thuốc. Điều này không chỉ làm giảm nguy cơ đột quỵ mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác. Cần phát hiện và điều trị các bệnh làm tăng nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường, rung nhĩ.
Bác sĩ khuyến cáo, người có người thân từng đột quỵ, bị các bệnh gián tiếp liên quan đến đột quỵ như rung nhĩ, tiểu đường, tăng huyết áp, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, cân nhắc tầm soát gene để biết khả năng mắc những bệnh này. Việc tầm soát sớm giúp mỗi người thay đổi lối sống, giảm nguy cơ.
Ở Việt Nam, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Nhiều người may mắn sống sót nhưng cũng chịu các di chứng nặng nề, mất khả năng lao động, tàn phế, cần có người chăm sóc. Đây được coi là tình huống cấp cứu y tế, cần có chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh nhân đột quỵ có thể xuất hiện đột ngột triệu chứng tê hoặc yếu vùng mặt, tay hoặc chân. Đặc biệt là khi triệu chứng xảy ra một bên cơ thể, méo miệng, đột ngột không nói được hoặc khó nói, nhìn mờ, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng...
Máu nhiễm mỡ và những biến chứng nguy hiểm Máu nhiễm mỡ hay rối loạn mỡ máu là bệnh diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo Medical News Today, mỡ máu (còn gọi là máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) xảy ra khi một người có lượng lipid bất thường trong máu. Lipid, hay chất...