4 món ăn siêu dị đố ai dám thử khi vi vu đất Thái: hết ăn sống trứng kiến lửa đến nòng nọc nướng lá chuối
Dù ẩm thực Việt cũng có những món ăn khiến khách du lịch quan ngại, 4 đặc sản xứ sở chùa Vàng dưới đây cũng đôi phần khiến khách du lịch Việt ghé Thái Lan hoang mang cực độ.
Giống như Việt Nam, ẩm thực đất Thái cũng sở hữu vô vàn đặc sản kì dị khiến người ngoại quốc ghé thăm tò mò ăn thử phải khóc thét. Bên cạnh những món ngon đã quá quen với văn hóa chúng ta như tiết canh, chân gà hay trứng vịt lộn nhưng lại là cơn ác mộng với khách du lịch, Thái Lan còn có thêm 4 món siêu độc lạ thử thách lòng gan dạ và yêu cầu một cái bụng khỏe cho bất cứ thực khách nào muốn thưởng thức. Từ thịt bò sống trộn tiết cũng… sống, bạn liệu có dám thử cả trứng kiến lửa tới nòng nọc hấp gia vị?
1. Larb Leuat Neua ( Bò sống trộn tiết sống)
Nếu là một “thực thần” cảm thấy chuyện ăn thịt bò sống là quá đỗi bình thường, việc thử sức với Larb Leauat Neua sẽ mang tới cho bạn một trải nghiệm “kinh hoàng” hơn cả. Không chỉ có mình thịt bò sống là “nữ hoàng” của suất ăn, Larb Leauat Neua còn có sự góp sức của tiết sống, rưới lên trên phần thịt bò đã được thái vừa miệng và ăn kèm với hành lá, rau húng. Sắc đỏ với điểm xuyết của xanh lá sẽ khiến bạn nhớ đến món tiết canh yêu thích, nhưng một món thịt sống kèm tiết sống lại là một câu chuyện hoàn toàn khác biệt. Larb Leaut Neau mang tới cảm giác như thực khách đang dùng bữa từ chính con bò vậy.
Đối với người mê thịt nướng thì hình ảnh này quả là mang tới cảm giác phấn khích trước khi được gắp lên vỉ nướng. Nhưng đối với người Thái thì đây đã là thành phẩm cuối cùng.
2. Larb Mote Daeng ( Nộm trứng kiến lửa)
Kiến lửa và trứng kiến lửa đã luôn là một trong những nguyên liệu được các đặc sản đất Thái siêu “cưng” và sử dụng phổ biến. Trứng kiến lửa mang cảm giác giòn giòn, có thể được ăn khi còn sống hay đã nấu chín tùy theo nhu cầu của mỗi thực khách. Món ăn phổ biến nhất với kiến và trứng kiến có thể gọi tên salad cay gồm các loại rau thơm hoặc trứng ốp lết. Trong đó, Larb Mote Daeng – nộm trứng kiến lửa còn có vị chua của kiến, đi kèm với cảm giác béo ngậy vốn có của trứng giúp món ăn hài hòa đến lạ thường.
Video đang HOT
Bạn nghĩ sao về việc nhai một con kiến lửa và trứng của nó?
3. Mok Huak (Nòng nọc)
Mok Huak là món ăn được chế biến từ nòng nọc – chỉ thường được tìm thấy trong mùa mưa và được coi là khá hiếm trong khi ếch vẫn luôn được sử dụng rộng rãi khắp Thái Lan cả năm. Mok Huak thường được “dọn lên mâm” cùng nước mắm cá trong súp cay, hấp hay nướng với các loại gia vị, húng tây và rau thơm khi được cuộn trong lá chuối. Tuy mùi thơm của Mok Huak rất hấp dẫn, phần nhìn của món ăn nổi tiếng này gây ám ảnh không hề nhẹ khi vẫn giữ nguyên dạng của nòng nọc ếch.
Nộm nòng nọc có làm bạn phấn khích?
Nòng nọc nướng trong lá chuối thì sao nhỉ?
4. Gaeng sataw (Cà ri đậu hôi)
Sataw chính là đậu hôi trong tiếng thái, được trồng rất nhiều ở khu vực phía Nam. Sataw có mùi rất nặng và thường được ăn kèm với nhiều món, tiêu biểu như thịt gà, thịt lợn xào với gia vị cà ri hoặc thịt lợn xào với tương ớt. Tôm xào với đậu hôi là một trong những món phổ biến nhất và mang mùi vị được các thực khách mê món lạ đánh giá mang dư vị xuất sắc.
Món xào trông rất hấp dẫn với miếng tôm thấm đẫm xốt, cho đến khi bạn biết miếng đậu kia có mùi hôi khó có thể chấp nhận.
Bánh cuốn xứ Thanh - Món ăn gói gọn tinh túy của đất trời
Lớp lá bánh cuốn mỏng tang bọc nhân tôm nõn và thịt ba chỉ băm nhỏ như gói gọn tinh túy đất trời và sự khéo léo của người dân vùng châu thổ sông Mã.
Mảnh đất Thanh Hóa được bồi đắp bởi phù sa sông Mã, nền nông nghiệp đã có những thành tựu rực rỡ từ thời Văn hóa Đông Sơn cách đây hơn 2000 năm nên cư dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon từ lúa gạo. Bánh cuốn chính là món ăn gói gọn tinh túy đất trời và sự khéo léo của bàn tay con người vùng châu thổ sông Mã.
Nguyên liệu chính của bánh cuốn là gạo tẻ. Gạo được tuyển chọn từ vùng trồng lúa nổi tiếng của xứ Thanh như Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa và Hoằng Hóa, cho hạt thóc mọng tròn, đều tăm tắp, thơm ngon lạ.
Gạo đem ngâm từ 5-8 tiếng cho ngậm đủ nước rồi cho vào cối đá, qua từng vòng quay nhẫn nại, ứa thành những dòng bột nước trắng mịn. Bột nước này được ủ qua đêm, đạt đến độ chua thích hợp rồi đem tráng.
Từng muôi bột trắng ngần được tráng nhanh trên lớp vải mỏng đặt trên nồi nước sôi, bánh được chín bằng hơi nước từ nồi hấp bốc lên. Cái khéo léo của người làm bánh là trăm chiếc như một, lá bánh trong suốt, nhìn mỏng tang mà dai dẻo không ngờ.
Lớp bột dàn mỏng, mướt bóng được nhanh chóng cuốn và vớt lên bằng ống tre, rải lên mâm làm vỏ bánh, quệt nhân rồi cuốn lại.
Nhân bánh gồm có tôm nõn, thịt ba chỉ băm nhỏ cộng với hành phi phủ phía ngoài bánh. Đặc biệt, nhân bánh cuốn xứ Thanh được làm từ tôm sông Mã, cho vị ngọt lừ, đậm đà. Bánh bày ra đĩa, nhẹ nhàng rắc phía trên những vẩy hành phi vàng ruộm, loáng thoáng ánh xanh mướt của cọng mùi ta.
Đủ mọi sắc màu và hương vị hòa quyện trong một món ăn, như mảnh đất xứ Thanh hội tụ nhiều tài nguyên và văn hóa.
Bánh cuốn Thanh Hóa thường ăn nóng nên nước chấm có thể được làm nguội. Nước mắm cốt nổi tiếng được ủ chượp từ cá vùng biển xứ Thanh pha lên, dậy mùi chanh, tiêu, ớt, sóng sánh sắc nâu sáng và vị đậm đà. Người thưởng thức có thể dùng kèm dăm miếng thịt băm nướng vàng thơm, hay miếng giò lụa gói nhỏ, đậm hương lá chuối.
Thế là bánh cuốn xứ Thanh ghi danh với phong vị riêng trong danh sách những thức cuốn nổi tiếng của trăm miền.
Các nguyên liệu của món bánh cuốn Thanh Hóa gồm tôm, thịt ba chỉ, hành khô làm nhân bánh và bột được xay để làm vỏ bánh.
Phần nhân bánh gồm có thịt xay và tôm bóc vỏ được chiên cùng nước mắm.
Vỏ bánh được tráng mỏng và mịn.
Thưởng thức vị thanh mát và thơm ngon của gỏi cá đục Với vị ngọt thanh mát từ thịt cá, sự đậm đà của các thành phần gia vị được tẩm ướp kỹ lưỡng lẩn khuất trong từng thớ thịt, gỏi cá đục đã chứng minh được sức hấp dẫn của ẩm thực biển tại Bà Rịa-Vũ Tàu. Nhắc đến đặc sản tươi ngon đến từ vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu thì món gỏi cá...