4 lý do khiến Tập Cận Bình hoãn chuyến thăm tới Pakistan
Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pakistan đã đột ngột bị báo hoãn khiến dư luận phát sinh nhiều đồn đoán.
Want China Times dẫn lời nhà Mu Chunshan sống tại Bắc Kinh cho biết, Chủ tịch Trung Quốc có bốn lý do chính cho việc trì hoãn chuyến thăm cấp nhà nước tới Pakistan vào cuối tháng này.
Việc ông Tập đến Pakistan nằm trong khuôn khổ chuyến đi gồm cả Ấn Độ và Sri Lanka, trong đó, Islamabad (Pakistan) có khả năng là điểm dừng chân đầu tiên. Tuy nhiên, vào ngày thứ Bảy, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra một tuyên bố rằng chuyến đi sẽ được hủy bỏ trong thời gian tới do các cuộc biểu tình chống chính phủ đang diễn ra, và các kênh ngoại giao đang thảo luận lịch hẹn mới.
Tuyên bố có nội dung: “Với tình hình chính trị hiện nay ở Pakistan, chính phủ Trung Quốc và chính phủ Pakistan đã đồng ý trì hoãn chuyến thăm cấp nhà nước của chủ tịch Tập Cận Bình”.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 5/9. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Theo nhà báo Mu Chunshan, lý do đầu tiên để trì hoãn chuyến thăm này là vì Bắc Kinh không muốn tham gia vào cuộc xung đột đang diễn ra ở Pakistan. Thực tế, các cuộc biểu tình chống chính phủ đã biến thành bạo lực khiến 3 người chết và hơn 500 người bị thương. Nếu những người biểu tình có được những gì họ muốn và Thủ tướng Pakistan – Nawaz Sharif bị lật đổ ngay sau chuyến thăm của ông Tập, thì sau đó Trung Quốc chắc chắn sẽ bị “mất mặt”.
Lý do thứ hai là vì Pakistan quá bận tâm với tình trạng bất ổn và điều này làm hạn chế khả năng đón tiếp ông Tập. Ông Mu khẳng định thêm rằng việc đảm bảo an toàn cho ông Tập sẽ là mối quan tâm chính của cả 2 bên.
Lý do thứ ba xuất phát từ kế hoạch của hiệp định song phương giữa hai nước trị giá 34 tỷ USD, nó sẽ được ký trong chuyến thăm của ông Tập lần này. Điều đáng nói là số tiền trên chiếm khoảng 1/7 GDP của Pakistan. Do đó, Trung Quốc phải cân nhắc lại sự rủi ro về mặt kinh tế khi ký những thỏa thuận hỗ trợ khổng lồ cho một chính phủ không ổn định. Theo ông Mu, Chủ tịch Tập Cận Bình nên đợi cho đến khi tình hình ổn định rồi mới thực hiện kí kết.
Lý do thứ tư là sự thay đổi chính phủ của Pakistan sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Ông Mu nói, đó là lý do tại sao Trung Quốc quyết định chờ cuộc xung đột hiện tại giảm bớt căng thẳng và hướng tới nguyên tắc không can thiệp đến công việc nội bộ của nước khác.
Đối với Islamabad, ông Mu đã viết, sự chậm trễ của chuyến thăm lần này gây nhiều phiền hà khi Trung Quốc sẽ vẫn tới Ấn Độ để thúc đẩy những gợi ý mà Bắc Kinh cho rằng cần thiết hơn việc phát triển quan hệ đồng minh với Pakistan.
Nhiều ý kiến cho rằng mối quan hệ của Trung Quốc với Ấn Độ được ưu tiên hơn so với Pakistan là do sự tương tác giữa 2 nước từ khi ông trở thành thủ tướng Ấn Độ vào hồi tháng 5. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có một cuộc trò chuyện thân mật với Modi sau chiến thắng bầu cử của ông và ông Modi cũng mời ông Tập tới Ấn Độ khi 2 bên gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh BRIC ở Nga vào tháng 7.
Phó Tổng thống Ấn Độ Mohammad Hamid Ansari cũng đã đến thăm Trung Quốc vào tháng 6 để chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập 5 Nguyên tắc chung sống hòa bình. Đây là một tập hợp các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Myanmar.
Thực tế, mối quan tâm của Trung Quốc với Ấn Độ rất sâu sắc, ngay cả trước khi cuộc bầu cử của ông Modi, có lẽ là từ chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Ấn Độ của ông Lý sau khi được bổ nhiệm làm thủ tướng tháng 3 năm 2013.
Daniel Markey, một thành viên cao cấp của Ấn Độ, Pakistan, và Nam Á tại Hội đồng Mỹ về quan hệ đối ngoại, nói rằng mối quan tâm lớn nhất của Bắc Kinh liên quan đến Pakistan không phải là cơ sở vật chất đào tạo khủng bố, mà là các tài liệu tuyên truyền khủng bố đang phổ biến ở Trung Quốc.
Bắc Kinh đã và đang gây áp lực ngày càng nhiều tới Islamabad để dập tắt các hoạt động này vì nó gây nguy hiểm cho sự thống nhất và quốc gia, đặc biệt là cho số lượng các lực lượng tấn công trong nước như nhóm người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Theo Tri Thức