4 lý do khiến mẹ bầu dù ngại ngùng thế nào cũng nên ‘dọn cỏ’ vùng kín trước khi sinh
Đây là những lý do khiến mẹ bầu nên dành thời gian dọn dẹp lông mu ở ‘vùng kín’ trước khi sinh con.
1. Phẫu thuật thuận tiện
Nhiều mẹ bầu đẻ thường nhưng trong quá trình sinh có thể xảy ra nhiều trường hợp khẩn cấp khác nhau như phải chuyển mổ hoặc rạch tầng sinh môn,… Cạo lông và làm sạch vùng kín trước khi sinh sẽ hỗ trợ cho các mẹ rất nhiều trong những trường hợp đó.
2. Tránh nhiễm trùng
Lông là nơi dễ bám bụi bẩn nhất và cũng khó vệ sinh kỹ lưỡng. Nếu không cạo lông mu trước khi sinh thì vi khuẩn phát triển trong đó dễ gây viêm nhiễm vết thương sau mổ, khiến nhiều mẹ bỉm sữa khổ sở.
3. Bảo vệ em bé mới sinh
Em bé được sinh ra từ âm đạo của mẹ, và như đã nói ở trên, lông mu rất dễ ẩn chứa bụi bẩn và chứa nhiều vi khuẩn, nếu không được xử lý trước thì khi sinh ra em bé sẽ tiếp xúc trực tiếp với những vi khuẩn này và bị nhiễm trùng. Suy cho cùng, sức đề kháng của cơ thể bé khi mới chào đời còn rất yếu. Do đó mẹ cần chuẩn bị kỹ càng và “dọn dẹp” vùng lông mu thật tốt trước khi bước vào cuộc sinh.
Video đang HOT
4. Chăm sóc sau sinh thuận tiện
Nếu mẹ bầu sinh con bằng phương pháp sinh mổ, sau ca mổ cần phải khử trùng và đặt ống thông tiểu, tất cả những điều này đòi hỏi vùng lông mu phải được cạo sạch để thuận tiện cho thao tác của nhân viên y tế.
Có thể nói bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý thì “dọn dẹp vùng kín” cũng là một quá trình cần thiết của quá trình sinh nở và có rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Nếu trước khi sinh mẹ chưa kịp làm thì cũng đừng ngại ngùng khi nhân viên y tế hỗ trợ việc này.
Ám ảnh suốt đời từ một lần thoát chết vì "rau cài răng lược"
Rau cài răng lược từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bác sĩ sản khoa và các thai phụ bởi bệnh có diễn tiến nhanh, gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé nếu không được cấp cứu kịp thời.
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Quốc tế Bắc Hà đã phẫu thuật thành công sản phụ Tạ Thị Trang, 27 tuổi (Hà Nội) bị rau cài răng lược. Sản phụ từng 2 lần mổ đẻ, sinh con khá dày, đây cũng là 1 trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rau cài răng lược.
Chia sẻ với báo chí, Ths. BS CKII Lưu Quốc Khải - Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn kiêm Trưởng khoa Sản - Nhi tại Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà cho biết đây là ca mổ khó.
Bác sĩ CKII Lưu Quốc Khải trò chuyện với sản phụ sau ca phẫu thuật phức tạp
Theo bác sĩ Khải, để xử lý tình trạng rau cài răng lược, nhiều trường hợp, bác sĩ phải cắt bỏ tử cung của người mẹ sau cuộc phẫu thuật lấy thai. Tuy nhiên, với nhiều bệnh nhân (tùy từng trường hợp cụ thể), Bệnh viện đã áp dụng mọi biện pháp tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé mà vẫn giữ được tử cung cho mẹ.
Xác định bằng mọi cách phải bảo toàn tính mạng cho sản phụ và thai nhi cùng với đó phải giữ lại tử cung cho sản phụ Trang, Bác sĩ Khải đã trực tiếp cùng ekip đã nỗ lực hết mình và chuẩn bị tốt nhất để ca mổ diễn ra thành công. Ekip từ khoa Sản, phòng mổ, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm... đã lên kịch bản cho những tình huống xấu có thể xảy ra... để có sự chuẩn bị chu đáo nhất. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa đã giúp chị Trang mẹ tròn con vuông.
Sản phụ Trang hạnh phúc ôm con vào lòng sau ca phẫu thuật đầy hiểm nguy
Sau khi kết thúc ca mổ đẻ, Bác sĩ Khải nhận định, sản phụ Tạ Thị Trang mất gần 2L máu, cận kề với việc "vỡ bàng quang", cơ thể suy nhược. Nhưng sau khi được ekip mổ, ekip hồi sức của Bắc Hà cấp cứu thì sản phụ hồi phục nhanh chóng, lấy lại sức sau sinh. Em bé chào đời khỏe mạnh, các chỉ số sức khỏe ổn định.
Hạnh phúc bế con trên tay, chị Trang chia sẻ niềm hạnh phúc vỡ òa như được "sống lại' lần nữa: "Giờ đây mọi nguy hiểm qua đi mình mới thực sự "hoàn hồn". Thật hạnh phúc khi ôm con trên tay sau nhiều vất vả, nguy hiểm".
Nhiều bác sĩ sản khoa coi biến chứng rau cài răng lược là một nỗi ám ảnh, nếu không phải là những bác sĩ có chuyên môn thì khó mà phẫu thuật thành công được. Nếu gặp biến chứng này sản phụ không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong nhanh chóng. Đây là thuật ngữ y học mô tả bệnh cảnh lâm sàng khi một phần hay toàn bộ bánh nhau bám chặt và không thể tách rời khỏi thành tử cung.
Hạnh phúc ôm con vào lòng, sản phụ Trang vỡ òa khi vượt cạn thành công
Ở trạng thái bình thường, sau khi sinh, bánh nhau sẽ tự động tách khỏi thành tử cung và đẩy ra ngoài. Nhưng trong trường hợp bị nhau cài răng lược thì bánh nhau bám chặt vào cơ tử cung, thậm chí có thể xâm lấn các cơ quan xung quanh. Đây là nguyên nhân gây ra các tình trạng như băng huyết sau sinh, rối loạn đông cầm máu, hoặc thậm chí gây tử vong cho sản phụ.
Bác sĩ Khải nhận định, có thể thấy điểm chung các ca mắc rau cài răng lược là bệnh nhân đều có tiền sử sinh mổ, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nguy hiểm này. Ngoài ra, việc mổ đẻ nhiều lần cũng là nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng rau cài răng lược. Đặc biệt, nếu từng sinh mổ, bị rau thai tiền đạo, khả năng bị rau cài răng lược của bạn sẽ lên tới 25%. Nếu từng sinh mổ trên 2 lần, hiện bị rau thai tiền đạo, thì tỷ lệ trên tăng lên 40%.
Bác sĩ Khải cũng đưa ra lời khuyên, về phía phụ nữ, nên tránh nạo phá thai hay mổ trên tử cung nhiều lần dễ gây ra nhau cài răng lược. Khi đã được bác sĩ chẩn đoán tình trạng này, cần hết sức bình tĩnh và sáng suốt để chấp nhận các phương cách điều trị được đề nghị nhằm mang lại an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Sản phụ cũng nên khám thai định kỳ và theo dõi trong suốt thai kỳ để tránh tối đa nhất rủi ro của chứng bệnh này. Sản phụ cũng nên tìm tới những cơ sở y tế quy tụ đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, thiết bị y tế được trang bị hiện đại, quy trình thăm khám thai chính xác, khoa học để có thể xử trí bất thường trong thời kỳ mang thai và khi chuyển dạ một cách nhanh chóng để mẹ có được một thai kỳ an toàn nhất.
Đẻ mổ lần 2 đau "chết đi sống lại", lý do vì sao? Về cơ bản, những bà mẹ phải sử dụng phương pháp sinh mổ trong lần đầu sinh con thì đến lần sinh thứ hai sẽ phải áp dụng cách thức này. Và lần sinh mổ thứ 2 sẽ đau đớn hơn lần đầu rất nhiều. Một bà mẹ sinh mổ lần 2 kể lại trải nghiệm của mình: "Sau lần mổ lấy thai...