4 lý do bạn nên hiểu về biện pháp tránh thai mình đang dùng
Hiểu về biện pháp tránh thai bạn đang dùng chính là cách giúp bạn luôn thoải mái cũng như tăng hiệu quả tránh thai cao hơn.
Ngày nay, có rất nhiều biện pháp tránh thai trên thị trường cho bạn lựa chọn nhưng điều quan trọng nhất vẫn là bạn cần hiểu rõ về biện pháp mà bạn đang sử dụng. Chính vì vậy, trước khi quyết định chọn biện pháp tránh thai nào, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ phụ khoa và trao đổi với “đôi tác” của mình để đạt hiệu quả tốt nhất.
Dưới đây là lý do tại sao bạn cần hiểu được biện pháp tránh thai mà mình đang sử dụng.
1. Biện pháp tránh thai nên phụ thuộc vào tần suất quan hệ tình dục của bạn
Nếu bạn không có “quan hệ” hàng ngày hoặc 2-3 lần/tuần thì không nhất thiết phải dùng thuốc tránh thai hàng ngày. Với tần suất “quan hệ” không liên tục, tốt nhất bạn nên dùng bao cao su để tránh thai và bảo vệ mình khỏi các bệnh lây qua đường tình dục. Hầu hết các loại thuốc tránh thai đều có tác dụng phụ là ảnh hưởng đến lượng homrone trong cơ thể. Vì vậy, nên tránh uống thuốc trong những trường hợp có thể sẽ tốt hơn cho bạn.
Trong trường hợp bạn có đời sống tình dục đều đặn với tần suất “quan hệ” liên tục, bạn có thể dùng thuốc uống tránh thai hàng ngày để làm biện pháp tránh thai vì nó sẽ giúp bạn không phải băn khoăn mỗi khi “quan hệ”. Tuy nhiên, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem nên uống loại nào phù hợp nhất với mình và uống trong bao lâu.
Ngay cả khi bạn không có sinh hoạt tình dục thường xuyên bạn cũng không nên lạm dụng thuốc uống tránh thai khẩn cấp. Loại thuốc này có hoạt tính cao, bạn chỉ nên dùng trong trường hợp khẩn cấp, bất đắc dĩ vì không áp dụng được các biện pháp khác.
Video đang HOT
Hiểu về biện pháp tránh thai bạn đang dùng chính là cách giúp bạn luôn thoải mái cũng như tăng hiệu quả tránh thai cao hơn. Ảnh minh họa
2. Một số biện pháp tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn
Không phải biện pháp tránh thai nào cũng có tác động như nhau tới sức khỏe của chị em. Trong số tất cả các biện pháp tránh thai, bao cao su là biện pháp tự nhiên nhất, không can thiệp vào hoạt động của cơ thể và không gây ra tác dụng phụ.
Các biện pháp là dụng cụ tử cung (vòng tránh thai, màng ngăn âm đạo…) có thể gây ra một số tác động tới cơ thể như đau lưng, đau bụng, ra máu kinh nhiều hơn… thậm chí là viêm nhiễm đường sinh dục. Các biện pháp hormone (thuốc uống tránh thai hàng ngày hoặc khẩn cấp, tiêm, cấy dưới da…) mặc dù cũng có hiệu quả tránh thai cao nhưng cũng có những tác dụng phụ như: Rong huyết, buồn nôn, cương vú, đau đầu, tăng cân nhẹ, vô kinh, thay đổi tâm trạng, trứng cá. Trong hầu hết các trường hợp, những tác dụng phụ này sẽ tự biến mất trong khoảng 3 tháng. Nếu các triệu chứng này kéo dài, không có dấu hiệu giảm thì bạn nên nói đi khám càng sớm càng tốt.
3. Mỗi biện pháp tránh thai có đối tượng không thích hợp riêng
Mặc dù các biện pháp tránh thai ngày nay rất phổ biến, thích hợp với nhiều người nhưng do tính chất cấu tạo mà mỗi biện pháp lại chống chỉ định với một số đối tượng có sức khỏe không phù hợp. Và các đối tượng này cũng khác nhau đối với mỗi biện pháp.
Những người bị dị ứng với cao su hoặc nhựa tổng hợp sẽ không thích hợp dùng bao cao su để tránh thai vì nó có thể gây ra tình trạng dị ứng. Hoặc, biện pháp tránh thai sẽ không thích hợp với những chị em bị viêm gan cấp, mãn tính, bệnh nhân viêm thận, bị bệnh về đường máu, bệnh nhân bị viêm loét hệ tiêu hóa, mắc bệnh viêm gan, tiểu đường …
Vì vậy, việc tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn biện pháp tránh thai phù hợp với mình là rất cần thiết đối với bất kì chị em nào.
4. Phương pháp ngừa thai của bạn sẽ giúp bạn quyết định khi nào có con
Nếu bạn chỉ sử dụng bao cao su, bạn chỉ cần không dùng nữa khi muốn có thai mà không phải lo đến những ảnh hưởng nào. Nhưng nếu bạn dùng biện pháp dụng cụ tử cung hoặc biện pháp hormone để tránh thai thì bạn cần phải lên kế hoạch trước khi muốn có em bé. Sau khi dừng các biện pháp này, bạn nên kiêng một thời gian để cơ thể ổn định trở lại, lượng thuốc được đào thải hết ra khỏi cơ thể rồi mới nên có bầu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Theo Tri thức trẻ
Những bệnh dễ mắc ở bé gái dậy thì
Dậy thì ở bé gái đánh dấu bằng hiện tượng thấy kinh lần đầu. Từ đây bé dần trở thành thiếu nữ, rồi thành người phụ nữ trưởng thành có đầy đủ thiên chức của người phụ nữ. Em gái ở lứa tuổi dậy thì, cơ thể đang hoàn thiện và cũng phải đối mặt với những nguy cơ mắc bệnh phụ nữ nhiều hơn, nhất là các bệnh dưới đây.
Hội chứng tiền kinh nguyệt: Là sự phối hợp những triệu chứng tâm lý và thể chất trong vài ngày trước khi có kinh và đang trong kỳ kinh. Hội chứng này có biểu hiện: tăng cân, nhức đầu, mắt húp, cương vú, lo lắng, mệt mỏi, không thể tập trung tư tưởng... Mức độ nặng nhẹ khác nhau ở mỗi đối tượng và trong mỗi chu kỳ kinh. Nguyên nhân của hội chứng này chưa được biết rõ, nhưng có nhiều liên quan đến các hormon sinh dục.
Vô kinh: Có hai thể vô kinh là vô kinh thứ phát và vô kinh nguyên phát.
Vô kinh thứ phát là sự mất kinh (khoảng 4 - 6 tháng) sau khi đã có kinh rồi. Cũng có khi thấy kinh vài tháng rồi lại mất vài tháng... Nguyên nhân liên quan đến tâm lý, căng thẳng thể lực (luyện tập thể thao quá mức), rối loạn tiêu hóa...
Vô kinh nguyên phát là hiện tượng có phát triển những đặc tính giới thứ phát nhưng tới 16 tuổi, thậm chí hơn nữa vẫn không có kinh lần đầu. Những trường hợp trên cần xem có phải đã bị vô kinh nguyên phát (có thể do rối loạn nội tiết, cơ quan sinh dục nữ dị dạng hoặc kém phát triển, do sức khỏe kém và do các yếu tố tâm lý...).
Rong kinh, rong huyết: Rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải do kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần. Giải thích cho tình trạng rong kinh, rong huyết này là do khi mới vào tuổi dậy thì, hoạt động của hệ nội tiết ở em gái chưa ổn định. Có khi lượng estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn; progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen. Tất cả điều đó khiến cho nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu kéo dài.
Những trường hợp bị rong kinh, rong huyết nhẹ (máu không ra nhiều và không có hiện tượng thiếu máu) thì không cần điều trị, vì sau một vài chu kỳ, khi nội tiết hoạt động ổn định, hiện tượng này sẽ hết. Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ trung bình (máu ra không nhiều, nhưng thiếu máu) thì phải dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron giúp cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ khá nặng (máu ra nhiều, thiếu máu) thì vẫn dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron, nhưng dùng liều gấp đôi. Nếu rong kinh, rong huyết nặng (máu ra nhiều gây mất máu cấp tính) phải tới bệnh viện để theo dõi và tiêm estrogen hay uống estradiol để làm ngừng sự chảy máu cấp. Tất cả các trường hợp phải dùng thuốc điều trị rong kinh, rong huyết cần phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thống kinh: Là triệu chứng đau quặn từng cơn, trướng bụng dưới, nặng nề ở vùng tiểu khung kèm theo nhức đầu, đau lưng, buồn nôn khi hành kinh. Có hơn 50% em gái mới dậy thì bị triệu chứng này. Nguyên nhân gây thống kinh là do niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu (trường hợp này gọi là thống kinh nguyên phát); do thiếu vi chất hoặc do các bệnh lý khác (gọi là thống kinh thứ phát). Thống kinh không nguy hiểm, nhưng khiến các em thấy đau đớn, mệt mỏi, lo lắng và thiếu tự tin, ảnh hưởng tới sinh hoạt và học tập hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ mất đi khi hệ nội tiết hoạt động ổn định hơn.
Thiếu máu nhược sắc: Đó là biểu hiện của chứng thiếu máu do thiếu sắt. Ở tuổi vị thành niên, nhu cầu sắt ở em gái khoảng 2,4ml/ngày (gấp đôi bé trai). Tuy nhiên, do chế độ dinh dưỡng không cân đối, thậm chí thiếu chất, cộng với sự mất máu khi có kinh nguyệt, khiến các cô bé bị mất chất sắt. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là nước da xanh xao, thường xuyên mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu. Chứng thiếu máu nhược sắc cũng có thể do các bệnh đường ruột, do bị nhiễm giun đũa, giun tóc...
Để phòng tránh chứng thiếu máu nhược sắc, các em gái cần ăn đầy đủ chất, không nên kiêng khem quá mức, không bỏ bữa, bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C (vì vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn) trong bữa ăn, nhất là ở giai đoạn có kinh nguyệt; tẩy giun định kỳ; giải quyết dứt điểm chứng thống kinh, rong kinh, rong huyết (nếu có). Các em cũng nên bổ sung thêm viên sắt phối hợp với axit folic (rất cần cho sự phát triển của em gái giai đoạn dậy thì).
Theo BS. Hoài Anh
Sức khỏe đời sống
Những thực phẩm tưởng "lành" mà không "lành" Cà rốt, bắp rang bơ, rau má, mướp đắng, xúc xích...là những thực phẩm phổ biến và được nhiều người thích nhưng chúng lại gây tác dụng ngược lại nếu ăn nhiều. Quẩy Phèn trong quẩy có chứa nhôm vô cơ, nếu ăn quẩy hằng ngày, nhôm sẽ khó bài tiết khỏi thận, nếu cơ thể tích lũy quá nhiều nhôm sẽ ảnh...