4 lưu ý về ung thư miệng
Ung thư miệng chia thành các giai đoạn, người hút thuốc lá, nghiện rượu, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ung thư miệng là sự xuất hiện khối u ở trong khoang miệng, bao gồm các bộ phận: trước lưỡi, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, lợi làm dưới… Loại ung thư dễ dàng quan sát, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, căn bệnh có những dấu hiệu giống với chứng nhiệt miệng, loét miệng thông thường. Dưới đây là 4 sự thật về căn bệnh, theo Healthline.
Ung thư miệng chia thành các giai đoạn
- Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện, nằm ở lớp niêm mạc của miệng hoặc hầu, tế bào chưa ăn sâu vào lớp niêm mạc, chưa lan rộng sang các mô xung quanh.
- Giai đoạn I: Đây là giai đoạn sớm nhất của ung thư xâm lấn, có nghĩa là ung thư đã bắt đầu phát triển thông qua các mô lót miệng hoặc miệng hầu vào các mô sâu hơn bên dưới.
- Giai đoạn II: Khối u ung thư đang phân chia, phát triển.
- Giai đoạn III: Khi người bệnh có dấu hiệu khối u ung thư lớn hơn 4 cm, nhưng không lan sang hạch bạch huyết hoặc bất kỳ bộ phận khác của cơ thể.
- Giai đọạn IV: Bắt đầu phát triển mạnh, xâm lấn.
Để kiểm tra tình hình sức khỏe, phát hiện giai đoạn, người bệnh sẽ cần nội soi, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, chụp PET…
Vết loét miệng cảnh báo nhiều bệnh.
Video đang HOT
Hút thuốc lá, nghiện rượu có nguy cơ mắc bệnh cao
Hút thuốc, uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư miệng. Một số nghiên cứu cho thấy, những người nghiện rượu, hút thuốc lá lâu năm co nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng cao gấp 100 lần so với những người không uống rượu hoặc hút thuốc.
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, nhất là từ 10h đến 16h, môi không được bảo vệ trước tia UVA và UVB có thể gây ung thư môi, đặc biệt là môi dưới. Vì vậy, cần sử dụng các sản phẩm dưỡng môi có chỉ số SPF và PA phù hợp trước khi hoạt động ngoài trời.
Ung thư miệng từ tia UV đã giảm trong những năm gần đây, điều này phản ánh nhận thức, ý thức bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời.
Phát hiện, điều trị sớm là cần thiết
Các triệu chứng ban đầu của ung thư miệng, như loét môi hoặc miệng, đau dai dẳng, thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng nhiệt miệng, loét miệng khác. Mỗi người nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, một trong những cách dễ nhất để phát hiện bệnh sớm.
Ung thư miệng rất "thích" 7 nhóm người này, kiểm tra thử mình có nằm trong số đó không
Hầu hết những người bị mắc ung thư miệng đều do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng kém. Nếu không chủ động phòng tránh, bạn hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh này.
Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư miệng khá thấp nhưng mức độ lại rất nguy hiểm, thế nên mọi người tuyệt đối không nên chủ quan với căn bệnh này. Triệu chứng chính của ung thư miệng bao gồm những thay đổi trên niêm mạc miệng như là: có mảng trắng, đen, nâu, tình trạng viêm lặp đi lặp lại nhiều lần, bị loét và ra máu trong khoang miệng, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của miệng như nói, nuốt thức ăn.
Không có loại thuốc điều trị nào tốt nhất bằng việc đề phòng căn bệnh đó xảy ra. Mặc dù việc đề phòng rất đơn giản, ai cũng có thể làm được nhưng nhiều người chủ quan ăn uống "thả phanh", để rồi ung thư ghé đến mới cảm thấy hối hận. Đối với bệnh ung thư miệng, có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do thói quen ăn uống. Do vậy, nếu bạn thuộc trong nhóm 7 đối tượng nguy cơ tiềm ẩn mắc ung thư miệng, bạn cần phải thay đổi những thói quen của mình ngay.
Các nhóm nguy cơ cao của ung thư miệng là ai?
1. Người không chú ý đến vệ sinh răng miệng
Môi trường răng miệng càng bẩn thì nguy cơ ung thư miệng càng cao. Trong trường hợp bị viêm nha chu, niêm mạc miệng đã bị vi khuẩn kích thích. Miễn là niêm mạc miệng bị tổn thương, vi khuẩn sẽ xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng, vết thương không lành trong một thời gian dài, cuối cùng gây ra ung thư miệng.
2. Người thích ăn đồ cay nóng
Thức ăn nóng và cay là sở thích của không ít người, đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư miệng. Nếu thực phẩm vượt quá 70 độ C, nó sẽ đốt cháy niêm mạc miệng, khi bị niêm mạc bị đốt cháy nhiều lần, vết thương sẽ khó lành lại, tốc độ tăng sinh tế bào bị vỡ quá nhanh, dẫn tới dễ bị ung thư.
3. Những người bị loét lưỡi chưa lành
Loét miệng nếu không lành trong thời gian dài sẽ trở thành ung thư miệng.
Loét miệng là một bệnh phổ biến. Nếu chúng không lành trong một thời gian dài thì trở thành tiền thân của ung thư miệng. Trong trường hợp bình thường, loét miệng có thể tự lành trong vòng 1 đến 2 tuần. Nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm trong hơn 3 tuần và có xu hướng nặng thêm, bạn nên nghi ngờ mình ung thư miệng.
4. Người thích nhai trầu
Sau khi điều tra, người ta thấy rằng tỷ lệ mắc ung thư miệng ở Hồ Nam và Đài Bắc, Trung Quốc rất cao, nguyên nhân được cho là do thói quen thích nhai trầu. Quả cau hiện được phân loại là chất gây ung thư hạng nhất. Quả cau chứa một lượng lớn chất độc hại, có thể gây ung thư miệng nếu nhai trong thời gian dài.
5. Người hút thuốc và uống nhi ề u rượu
Thuốc lá có chứa các chất có hại là nguyên nhân chính gây ung thư. Hầu hết các bệnh ung thư ở miệng đều có liên quan đến hút thuốc. Ngoài ra, thành phần chính của rượu là dung môi, có thể thúc đẩy chất gây ung thư vào niêm mạc miệng, gây ra ung thư miệng.
6. Người có răng bất thường
Đa số bệnh nhân ung thư miệng đều có răng không khỏe mạnh. Răng giả được lắp đặt không đúng cách, gốc và thân răng còn sót lại bị hư hỏng dần sẽ khiến niêm mạc miệng và lưỡi tiếp tục bị kích thích, có thể dẫn tới ung thư.
7. Những đối tượng khác
Nhiễm Treponema pallidum và papillomavirus ở người có liên quan mật thiết đến tỷ lệ mắc ung thư miệng. Ngoài ra, rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư miệng cũng là nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư miệng.
Lời khuyên để tránh ung thư miệng
Khi nhổ răng, răng phải được thay thế kịp thời, nên nhổ sạch toàn bộ gốc răng trước khi trồng răng giả. Ngoài ra, để phòng tránh ung thư miệng mọi người cần từ bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu, ăn đồ cay nóng trong khi bị loét miệng, nên uống nhiều nước và giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Tết ăn đồ cay nóng bị nhiệt miệng, nghĩ là bệnh không nghiêm trọng nhưng chữa mãi không hết, đó có thể là dấu hiệu của ung thư Nhăc tơi nhiệt miêng, nhiêu ngươi thương nghi nguyên nhân la ăn đồ cay nóng. Tuy nhiên, trong môt sô trương hơp nêu vêt loet cư tai diên liên tuc không hêt, ban cân chu y đên căn bệnh ung thư này. Nhiệt miệng là một căn bệnh gây viêm loét xuất hiện bên trong khoang miệng. Nó thường xuất hiện nhiều ở...