4 lưu ý giúp giảm đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là một tình trạng phổ biến, bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng rõ ràng như đau nhức dữ dội, tê bì, hoặc yếu cơ.
Bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa thường được mô tả là cơn đau xuất phát từ lưng dưới, lan xuống chân, và thường do các nguyên nhân như chấn thương, kích thích, viêm, hoặc chèn ép dây thần kinh tại vùng lưng dưới.
Đau thần kinh tọa thường biểu hiện qua nhiều triệu chứng đa dạng, từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương dây thần kinh. Cảm giác đau có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường đi của dây thần kinh, từ lưng dưới, qua hông, mông hoặc xuống chân.
Đau dây thần kinh tọa thường được mô tả là cơn đau xuất phát từ lưng dưới, lan xuống chân…
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa bao gồm:
Chấn thương: Tổn thương ở lưng dưới hoặc cột sống.
Lão hóa: Quá trình lão hóa gây hao mòn xương, đĩa đệm, và dây chằng.
Thừa cân: Tăng áp lực lên cột sống, dẫn đến căng cơ và tổn thương dây thần kinh.
Công việc hoặc hoạt động nặng: Thường xuyên nâng vật nặng hoặc ngồi lâu dễ gây tổn thương lưng.
Sai tư thế khi tập luyện: Các môn thể thao, đặc biệt là nâng tạ, dễ làm tổn thương dây thần kinh tọa nếu thực hiện sai tư thế.
Tiểu đường: Gây tổn thương thần kinh, bao gồm dây thần kinh tọa.
Viêm xương khớp: Làm tổn thương cột sống và dây thần kinh.
Lối sống lười vận động: Làm giảm sự linh hoạt, dẫn đến đau dây thần kinh tọa.
Video đang HOT
Hút thuố.c: Nicotin trong thuố.c l.á làm yếu xương, đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm.
Để giảm thiểu đau thần kinh tọa người bệnh cần chú ý
Một trong những nguyên nhân khiến cơn đau thần kinh tọa ngày càng trầm trọng là tư thế sinh hoạt sai cách.
Tư thế sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng đến nguy cơ mắc chứng đau thần kinh tọa. Do vậy, cần đặc biệt lưu ý đến những tư thế trong sinh hoạt hằng ngày như đứng, nâng đồ, ngồi hay nằm ngủ.
Đối với tư thế ngủ
Để giảm đau thần kinh tọa người bệnh cần có tư thế ngủ đúng. Bởi những cơn đau âm ỉ đến từ đau thần kinh tọa bắt nguồn từ thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ dây thần kinh.
Đau thần kinh tọa thường dẫn đến mất ngủ hoặc giấc ngủ không ngon, nguyên nhân đến từ các cơn đau, tê chạy dọc từ thắt lưng tới ngón chân, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Đối với một số người bị đau dây thần kinh tọa, ngủ nghiêng một bên có thể làm giảm tình trạng đau. Các chuyên gia khuyên những người bị đau thần kinh tọa khi ngủ nghiêng nên hơi gập đầu gối và kẹp một chiếc gối giữa hai đầu gối.
Nếu nằm ngửa khi ngủ giúp người bị đau thần kinh tọa giảm triệu chứng đau và thoải mái hơn, hãy đặt một chiếc gối dưới đầu gối.
Tuy vậy, tư thế ngủ tốt nhất cho người bị đau thần kinh tọa phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng người bệnh. Bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia, thử nhiều tư thế ngủ khác nhau, từ đó tìm ra tư thế thích hợp và thoải mái nhất.
Thói quen nâng đồ đúng
Thông thường khi nâng đồ nặng hay nhẹ nhiều người có thói quen với gắng sức, tư thế với đồ vật,… điều này không tốt cho những bệnh nhân mắc xương khớp trong đó có bệnh nhân đau thần kinh tọa.
Người bệnh cần có tư thế nâng vật đúng cách để tránh chấn thương cho cơ, khớp và đĩa đệm ở lưng dưới.
Khi cần nâng đồ, người bị đau thần kinh tọa nên thực hiện theo các bước sau: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, lưng thẳng, bụng hóp. Gập đầu gối, hạ hông xuống và ngồi xổm, giữ cho lưng vẫn thẳng. Dùng tay để nhấc vật lên, vẫn giữ cho lưng thẳng. Đứng lên, từ từ di chuyển vật đến vị trí cần thiết.
Nếu thực hiện đúng cách, bạn sẽ giảm nguy cơ bị đau cơ, khớp và đĩa đệm, nhất là đau thần kinh tọa.
Thói quen ngồi đúng
Với người bệnh đau thần kinh tọa ngồi làm việc nhiều hoặc ngồi không đúng sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm vì vậy nếu ngồi nhiều nên chọn một chiếc ghế có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay.
Để hỗ trợ lưng thấp tốt hơn, hãy đặt một chiếc gối hoặc khăn tắm cuộn tròn ở phần nhỏ của lưng để giữ cho lưng cong bình thường. Bởi khi ngồi, cột sống chúng ta có thể bị cong nhẹ hơn so với khi đứng. Theo thời gian, tình trạng này có thể tạo áp lực lên phần dây thần kinh tọa và đĩa đệm ở lưng dưới, gây đau lưng. Để giảm áp lực lên dây thần kinh tọa khi ngồi, hãy ngồi thẳng, vai về sau và lưng đẩy xuống.
Thực phẩm giàu protein, omega-3… là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người bị đau thần kinh tọa.
Một số lưu ý khác giảm thiểu đau thần kinh tọa
Ngoài việc sử dụng thuố.c và các phương pháp điều trị y tế, người bị đau thần kinh tọa cũng cần lưu ý một số điều trong sinh hoạt để giúp giảm thiểu cơn đau và ngăn ngừa bệnh tái phát, như:
- Ăn uống lành mạnh: Người bị đau thần kinh tọa nên ăn uống lành mạnh để cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó giúp giảm viêm và đau nhức. Các loại thực phẩm giàu protein, omega-3, magie,… là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người bị đau thần kinh tọa. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, uống các loại đồ uống có chứa cồn, caffeine,…
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Người bệnh nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm và tránh đứng, ngồi hoặc đi lại quá lâu.
- Tránh các tư thế gây đau: Một số tư thế có thể gây áp lực lên cột sống và dây thần kinh tọa, khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh nên tránh các tư thế như ngồi vắt chéo chân, ngồi khom lưng, cúi người về phía trước, nâng vật nặng,…
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp, từ đó hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa.
Nếu cơn đau thần kinh tọa không thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
Công việc văn phòng yêu cầu ngồi nhiều giờ liên tục, dẫn đến tình trạng đau nhức cơ bắp và xương khớp.
Trường hợp của anh N.V.T (25 tuổ.i, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Anh T. đã đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec sau khi cảm thấy đau mông phải trong suốt 2 tháng qua. Triệu chứng đau xuất hiện rõ ràng hơn khi ngồi lâu, kèm theo cảm giác tê bì bàn chân phải.
Sau khi thăm khám, ThS.BSNT Lê Thị Dương, chuyên khoa Cơ xương khớp tại Medlatec, đã tiến hành các kiểm tra cần thiết.
Ảnh minh họa
Kết quả cho thấy anh T. bị đau tại vùng khuyết hông phải. Dựa vào kết quả chụp MRI, bác sỹ xác định anh mắc hội chứng cơ hình lê - một bệnh lý khá hiếm gặp ở nhóm cơ mông.
MRI cho thấy đĩa đệm L5/S1 của anh T. bị thoát vị, gây hẹp ống sống, đồng thời cơ hình lê phải dày đến 19mm (so với 12mm ở bên trái). Tình trạng này đã dẫn đến hiện tượng phì đại cơ, chèn ép vào dây thần kinh tọa, gây đau nhức.
Cơ hình lê là một cơ nhỏ nằm sâu trong vùng mông, có vai trò quan trọng trong việc xoay hông và nâng chân. Khi cơ này bị sưng và co thắt, sẽ gây ra hội chứng cơ hình lê, làm chèn ép dây thần kinh tọa, dẫn đến các triệu chứng như: Đau vùng mông lan xuống chân, đặc biệt tăng khi ngồi lâu.
Đau khi vận động khớp háng, nhất là khi gập, khép hoặc xoay khớp háng, tê bì chân: Cảm giác tê, yếu chân khi dây thần kinh tọa bị chèn ép.
Hội chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm tổn thương vùng khớp háng, vùng mông do ta.i nạ.n hoặc va đậ.p mạnh. Hoặc do ngồi lâu, đặc biệt phổ biến ở nhân viên văn phòng, tài xế hoặc vận động viên xe đạp.
Vận động quá sức: Nhất là với những người tập luyện thể thao quá mức như cử tạ hoặc bất thường giải phẫu khi cơ hình lê tách đôi gây chèn ép thần kinh tọa.
Theo ThS.Đào Danh Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh Medlatec, MRI là công cụ quan trọng trong chẩn đoán hội chứng cơ hình lê, giúp phát hiện tình trạng viêm, phì đại cơ, thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý khác ở vùng cụt.
Trường hợp của anh T. đã cho thấy dấu hiệu phì đại rõ rệt với độ dày cơ hình lê phải lên đến 20mm, một dấu hiệu điển hình của hội chứng này.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sỹ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm điều trị nội khoa: Hạn chế vận động gây đau.
Vật lý trị liệu: Các bài tập giãn cơ đơn giản, kết hợp với liệu pháp nhiệt nóng, sóng ngắn hoặc điện xung để giảm đau.
Thuố.c: Sử dụng thuố.c giảm đau, chống viêm không steroid, hoặc tiêm Steroid và Botulinum toxin type A để giảm co thắt cơ.
Phẫu thuật: Chỉ định phẫu thuật nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, nhằm giải phóng chèn ép dây thần kinh.
Để phòng tránh hội chứng cơ hình lê và các bệnh lý về cơ xương khớp, bác sỹ khuyến nghị người dân cần sinh hoạt đúng tư thế, tránh ngồi lâu và duy trì tư thế ngồi thoải mái.
Khởi động kỹ trước khi tập luyện thể thao: Điều này giúp cơ thể dễ dàng thích nghi, tránh chấn thương. Tập luyện vừa phải, nâng cao cường độ tập luyện dần dần, không tập quá sức đột ngột.
Chăm sóc sức khỏe định kỳ: Nhất là đối với những người làm việc văn phòng hoặc có nguy cơ cao, nên thăm khám sớm khi có dấu hiệu bất thường để phát hiện và điều trị kịp thời.
Trường hợp của anh N.V.T là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc chú ý đến sức khỏe cơ xương khớp, đặc biệt là với những ai có thói quen ngồi lâu hoặc ít vận động.
Các biện pháp điều trị gù cột sống Gù cột sống do nhiều nguyên nhân, mỗi nguyên nhân sẽ có biện pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là biện pháp điều trị gù cột sống do một số nguyên nhân chính... 1. Điều trị gù cột sống do loãng xương Loãng xương là một trong những yếu tố gây cong, gù cột sống, đặc biệt là khi đốt sống bị...