4 luật sư đang tìm lý lẽ gỡ tội cho bầu Kiên
Phiên tòa từ hôm qua đến nay đang chủ yếu diễn ra với phần hùng biện của 4 luật sư nhằm gỡ tội cho bầu Kiên.
Sáng nay (28/5), Tòa sơ thẩm xét xử bầu Kiên và các bị cáo liên quan đang diễn ra với phần tranh tụng của các luật sư. Bào chữa cho bầu Kiên trong vụ án này có tới 4 luật sư. Phần lớn thời gian từ hôm qua đến nay, các luật sư của bầu Kiên lần lượt phát biểu quan điểm, lý lẽ để chứng minh bầu Kiên vô tội.
Sáng nay, luật sư Vũ Xuân Nam và luật sư Hoàng Đôn Hùng (bào chữa cho bầu Kiên) đã trình bày quan điểm bảo vệ bầu Kiên về nhiều cáo buộc trong đó có tội cố ý làm trái
Chiều qua, trong phần trình bày của mình, Luật sư Bùi Quang Nghiêm bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên cũng đã nêu quan điểm khá dài chứng minh thân chủ của mình không phạm tội kinh doanh trái phép và trốn thuế.
Góp vốn đầu tư tài chính có là kinh doanh?
Cáo trạng của VKS cho rằng các công ty B&B, AFG, ACBI, ACI, ACI-HN không có chức năng kinh doanh tài chính nhưng Kiên vẫn chỉ đạo các công ty trên góp vốn mua trái phiếu chuyển đổi và mua cổ phần, cổ phiếu của các công ty khác. Công ty Thiên Nam không có chức năng kinh doanh vàng trạng thái nhưng đã ký hợp đồng với ACB để kinh doanh vàng trạng thái trên các tài khoản ở nước ngoài.
Luật sư Nghiêm phân tích: “Quyền thành lập góp vốn mua cổ phần quản lý doanh nghiệp được ghi cụ thể là 5 doanh nghiệp được quyền góp vốn tham gia các doanh nghiệp khác theo quy định pháp luật.”
Bầu Kiên và vợ tại tòa
Theo vị luật sư này, sau hơn 2 năm cơ quan điều tra vẫn chưa tìm ra căn cứ pháp luật để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như kinh doanh tài chính khác như mua bán cổ phần cổ phiếu. Như vậy nếu kết tội ông Kiên kinh doanh trái phép không những trái những căn cứ pháp luật mà còn đe dọa tính an toàn pháp lý với những ai đang đặt lệnh giao dịch chứng khoán thông qua các công ty CP, cty chứng khoán.
Luật sư Nghiêm viện dẫn công văn của cơ quan điều tra cho thấy họ chưa tìm được mã ngành làm căn cứ cho việc xác định ngành. Doanh nghiệp và người dân muốn đăng ký cũng không thể được các phòng đăng ký kinh doanh của tỉnh, thành chấp nhận bởi không thể tìm ra mã ngành dù là mã ngành kinh tế hay mã ngành kinh doanh.
Dẫn lời đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư nói rằng việc đăng ký đầu tư phải hỏi Bộ Tài chính, luật sư Nghiêm chỉ ra thực tế rằng Phòng Đăng ký Kinh doanh (Bộ KHĐT) đã hỏi Bộ Tài chính nhưng chưa có câu trả lời và hôm nay, Bộ Tài chính không đến tòa.
Ông này nói tiếp: “Cũng trả lời như tôi vừa tóm tắt trên đây, Phòng Đăng ký kinh doanh (TP.HCM) cho biết, đầu tư tài chính là hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp chứ không phải ngành nghề kinh doanh.”
Video đang HOT
Vị luật sư này cho rằng đến nay không có doanh nghiệp nào được đăng ký kinh doanh với nội dung góp vốn đầu tư tài chính, mua cổ phần. Bằng chứng là Giấy đăng ký kinh của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước đang hoạt động có góp vốn mua cổ phần hoặc là thành viên góp vốn của các doanh nghiệp ngân hàng, không đăng ký ngành này.
Qua phần xét hỏi của HĐXX với phòng Đăng ký kinh doanh số 1 (Sở KHĐT Hà Nội), Phòng Đăng ký kinh doanh (TP. HCM), Ngân hàng Nhà nước, luật sư Nghiêm thấy rằng hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi đăng ký kinh doanh không tạo an toàn cho doanh nghiệp mà còn hạch sách doanh nghiệp.
Luật sư Nghiêm kết luận: “Nếu VKS truy tố ông Kiên kinh doanh trái phép, sau này cơ quan cảnh sát điều tra có thể khởi tố bất kỳ ai thực hiện mua bán chứng khoán. Trong Luật đầu tư, Luật Chứng khoán không có khái niệm hoạt động góp vốn đầu tư tài chính. Chưa có văn bản nào cho rằng đây là hoạt động kinh doanh.”
“Đã hỏi mà chi cục thuế không trả lời”
Về tội trốn thuế, cáo trạng cho rằng, bà Nguyễn Thúy Hương ủy thác cho B&B đầu tư kinh doanh vàng ghi sổ và đồng ý để B&B ủy thác cho ACB thực hiện toàn phần hoặc toàn bộ việc kinh doanh vàng trạng thái thu lợi hơn 100 triệu đồng. Số tiền này được chuyển cho bà Hương thụ hưởng mà không phải nộp thuế.
Một luật sư tham gia bào chữa cho bầu Kiên
Tuy nhiên luật sư Nghiêm cho rằng, pháp luật không cấm công dân ký hợp đồng ủy thác với ngân hàng hay tổ chức kinh doanh vàng trước khi Chính phủ cấm. Trong những năm 2006-2010, rất nhiều cá nhân ký kết hợp đồng ủy thác để giao dịch mua bán vàng với ngân hàng. Theo Luật Thương mại, B&B được ký ủy thác với bà Hương và ủy thác lại cho bên thứ 3 là ngân hàng ACB.
Việc B&B ủy thác lại cho ACB là phù hợp với quy định của Luật Thương mại năm 2005. Việc ủy thác và ký ủy thác là điều doanh nghiệp được thực hiện mà không phải là ngành nghề kinh doanh cần phải đăng ký kinh doanh. Hợp đồng ủy thác đầu tư và phụ lục hợp đồng ủy thác đầu tư giữa bà Hương và B&B hoàn toàn hợp pháp tại thời điểm ký kết.
VKS chỉ căn cứ giám định nghĩa vụ thuế phát sinh từ hợp đồng ủy thác kinh doanh vàng trong năm 2009 là không chính xác. Trong báo cáo tài chính và báo cáo cơ quan thuế cũng như hồ sơ sổ sách kế toán năm 2008, 2009, 2010 xác nhận, B&B đã thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.
Trước tòa, Chi cục thuế Đống Đa trả lời, chưa có căn cứ yêu cầu B&B phải nộp thuế. B&B cũng nói rằng, đã nhiều lần hỏi Chi cục thuế Đống Đa hướng dẫn nhưng chưa nhận được văn bản trả lời.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật…
Theo Khampha
Luật sư của bầu Kiên: "Vụ lừa đảo chỉ là giao dịch dân sự"
Luật sư bào chữa cho bầu Kiên cho rằng, chuyển nhượng cổ phần giữa ACBI với Hòa Phát là giao dịch dân sự giữa 2 doanh nghiệp chứ không phải cá nhân.
Chiều nay (27/5), Luật sư Ngô Huy Ngọc (Đoàn Luật sư TP. HCM) bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên về tội lừa đảo và trốn thuế đã có phần tranh luận trước tòa.
"Chỉ là giao dịch dân sự"
Vị luật sư phân tích: "Không có vụ lừa đảo nào cả vì vụ chuyển nhượng cổ phần là giao dịch dân sự bình thường và đang còn sống. Khi đó, các bên đang thực hiện các quyền và nghĩa vụ bình thường, chỉ chấm dứt theo biên bản thanh lý hợp đồng vào ngày 13/6/2013. Thời điểm bị quy kết hình sự vào 17/9/2012, sau đó rất lâu hợp đồng thực tế này vẫn đang tồn tại.
Không hiểu quan hệ hình sự nào có thể chen ngang vào giao dịch các doanh nghiệp đang thực hiện?
Theo cáo buộc, Nguyễn Đức Kiên với tư cách Chủ tịch HĐQT của ACBI, đã chỉ đạo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến lập khống biên bản họp của HĐQT thể hiện chủ trương bán 20 triệu cổ phần nhằm tạo lòng tin cho Thép Hòa Phát. Nguyễn Đức Kiên có hành vi gian dối chiếm đoạt tiền của Thép Hòa Phát, nhưng không có chuyện lập biên bản khống. Trong Luật Doanh nghiệp có quy định doanh nghiệp được phép tổ chức họp dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức thể hiện ý chí các thành viên bằng văn bản.
Vậy căn cứ vào đâu cho rằng đây là biên bản khống? Nội dung thể hiện ý chí của các bên, đúng ý chí của các bên, có ai bị ép không? Công ty ACBI có sở hữu 20 triệu cổ phần này của Hòa Phát không? Có. Tất cả đều có thật. Nếu cho rằng đây là khống thì chỉ là sự suy diễn. Biên bản bị cáo Kiên ký nghị quyết HĐQT là việc bình thường, đúng pháp luật.
Cổ phần chưa chuyển nhượng và không có tranh chấp nói lên điều gì? VKS cho rằng biên bản đó để tạo lòng tin cho Hòa Phát là không đúng. Vì ý chí chuyển nhượng là phù hợp với ý chí của những người có thẩm quyền trong HĐQT. Mặt khác, số cổ phần này thuộc quyền sở hữu của ACBI. Ngay các bên liên quan cũng đều thừa nhận, đây là quyền sở hữu đương nhiên của ACBI, không hề có tranh chấp gì cả. Cổ phần này chưa hề chuyển nhượng với ai mà chỉ thế chấp ở ACB để đảm bảo phát hành trái phiếu. Hợp đồng này do Hòa Phát soạn thảo trước, thể hiện ý chí của Hòa Phát, đương nhiên ACBI đồng ý.
Sau khi thu hồi 264 tỷ đồng, Trần Ngọc Thanh ký chứng từ ủy nhiệm chi và sử dụng riêng. Vậy chính xác định nghĩa sử dụng riêng là gì? Điều đó rất mơ hồ, khiến người đọc hiểu nhầm là cố ý gian dối để chiếm đoạt. Tại hồ sơ, có khoản 72,5 tỷ Nguyễn Đức Kiên vay của công ty hoặc tạm ứng của công ty. Căn cứ vào quy chế hoạt động tài chính của công ty, tôi kiểm tra trình tự thủ tục thì hoàn toàn phù hợp quy chế. Khoản vay được xuất ra khỏi công ty theo đúng trình tự thủ tục kế toán. Khi hoàn lại cũng đúng thủ tục, quy chế công ty. Đấy không phải vấn đề liên quan đến tội phạm.
Luật sư Ngô Huy Ngọc (Đoàn Luật sư TP. HCM) bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên
"Trách nhiệm doanh nghiệp, không phải cá nhân"
Luật sư Ngọc phân tích tiếp: Nhiều người lầm tưởng Hòa phát chuyển ngay cho ACBI 264 tỷ đồng là không đúng. Sau 18 ngày, số tiền này mới được chuyển. Vì sao có chuyện đấy? Vì bị cáo Kiên và ông Long (Chủ tịch Hòa Phát) đã trao đổi với nhau về việc hoán đổi cổ phần, mua lại cổ phiếu của một công ty thuộc sở hữu của Hòa phát. Cáo trạng không nói lên điều này. Hoán đổi là một giai đoạn dân sự rất quan trọng phù hợp với pháp luật. Tôi không thấy có sự trái pháp luật nào ở đây.
Việc tạo lòng tin cho Hòa Phát không phải là ngày 21/5 khi ký hợp đồng hoặc bắt đầu từ tháng 4. Các bên đã có mối quan hệ tình cảm và các giao dịch dân sự trước đó rất lâu rồi. Không thể có chuyện chỉ một hành vi lập biên bản khống mà tạo dựng được lòng tin để Hòa Phát bỏ ra 264 tỷ. Lập luận đó rất khó tin, thiếu cơ sở.
Cáo trạng quy kết ông Kiên chiếm đoạt 264 tỷ của Hòa phát là một quy kết quá đau đớn. Bởi vì quyền nghĩa vụ từ hợp đồng 21/5/2012 là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp chứ không phải cá nhân với doanh nghiệp hay cá nhân với cá nhân. Luật dân sự quy định người đại diện pháp luật ký giao dịch và quyền, nghĩa vụ thuộc về doanh nghiệp chứ không phải cá nhân.
Phải nói rằng, quyền sở hữu 20 triệu cổ phần và 264 tỷ đồng Hòa Phát chuyển cho ACBI hoàn toàn mang dấu ấn, màu sắc của 2 pháp nhân với nhau chứ không phải cá nhân. Ông Kiên không hề can thiệp nào liên quan đến 264 tỷ để đút túi tiêu riêng. Số tiền 72,5 tỷ là ông Kiên làm thủ tục để vay cá nhân. Đó là quyền và nghĩa vụ giữa ACBI với ông Kiên chứ không có bên thứ 3. Còn trách nhiệm với Hòa Phát là trách nhiệm của ACBI chứ không phải của ông Kiên.
Hơn nữa, đến ngày 13/6/2012, hợp đồng giữa hai bên đang tồn tại trên thực tế, đang được các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ, không hề có khiếu nại, tranh chấp. Vậy căn cứ vào đâu quy kết Nguyễn Đức Kiên phạm tội lừa đảo.
Đây là hợp đồng dân sự. Nếu có tranh chấp, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nơi có thể giải quyết là tòa án hoặc trọng tài kinh tế chứ không phải cơ quan công an. Vấn đề đặt ra là tại sao hợp đồng kinh tế không có khiếu kiện, tranh chấp bỗng trở thành vụ hình sự với quy kết ông Kiên phạm tội lừa đảo?".
Bầu Kiên và vợ tại tòa
Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Thị Kim Thanh bào chữa cho bị cáo Trần Ngọc Thanh cũng cho rằng, VKS đã luận tội bị cáo Thanh với mức quá nặng.
Bà luật sư cho rằng, với vị trí là giám đốc, ông Thanh buộc phải ký hợp đồng. Ông Thanh không lừa dối, không được hưởng lợi, ăn chia. Ông Thanh chỉ là người làm công ăn lương, tuân lệnh lãnh đạo. Ông Thanh giữ chức Giám đốc Công ty ACBI nhưng lương hàng tháng đều nhận từ ACI-HN và nhận thêm phụ cấp 5tr/tháng tại ACBI.
Theo bà luật sư, ông Thanh đã không có quyền trao đổi thảo luận chất vấn ông Kiên. Bản thân ông Kiên cũng đã xác nhận điều này.
Phải có hành vi lừa dối và hậu quả là chiếm đoạt nhưng ở đây ông Thanh không có hành vi lừa dối. Tại thời điểm ký hợp đồng, bị cáo Thanh không biết là cổ phiếu chưa được giải chấp.
Tương tự, luật sư Phạm Thiên Phong bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến đã đưa ra một số lý lẽ cho rằng, thân chủ của mình không thể lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì chỉ là người làm công ăn lương.
Theo Khampha
Bầu Kiên bị đề nghị mức án tù cao nhất Với 4 tội danh cáo buộc, người đại diện cơ quan công tố đã đề nghị tổng mức án tù có thời hạn cao nhất đối với bầu Kiên. Sáng nay (27/5), trong phần luận tội, đại điện VKSND tối cao đã giữ nguyên quan điểm buộc tội đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên). Qua đó, bầu Kiên bị đề...