4 lợi ích từ việc dinh dưỡng hợp lí
Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ mang tới cho sức khỏe những lợi ích bất ngờ.
Chắc hẳn khi áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không những sức khỏe mà cả mặt tinh thần của bạn sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
Trong các loại rau, củ, quả có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
Không thể nào có một kế hoạch dinh dưỡng hoàn hảo, lý tưởng cho tất cả mọi người, nhưng người biết lựa chọn cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh sẽ được “tặng” nhiều lợi điểm dưới đây.
1. Tránh xa bệnh tật
Bạn sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh do không cung cấp đầy đủ các vi chất như: quáng gà, giảm trí thông minh, bướu cổ… đến các bệnh mãn tính như đái tháo đường, cao huyết áp, loãng xương, tim mạch, béo phì… Đặc biệt, theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 20-25% người trưởng thành trên toàn thế giới mắc hội chứng chuyển hóa. Người mắc hội chứng này có nguy cơ tử vong gấp đôi, nguy cơ bị cơn nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cao gấp 3 lần, nguy cơ phát triển thành bệnh đái tháo đường cao gấp 5 lần so với người không mắc.
Video đang HOT
Chế độ dinh dưỡng được cung cấp một cách hợp lí giúp sức khỏe của gia đình được tăng cao (Ảnh minh họa)
Trẻ em cũng hưởng lợi ích từ việc có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Các vi chất dinh dưỡng góp phần lớn vào sự tăng trưởng, phát triển cả tầm vóc lẫn trí tuệ của trẻ. Chỉ cần một đơn cử như bổ sung i-ốt vào bữa ăn hàng ngày, việc phát triển trí tuệ sẽ tốt hơn rất nhiều, cung cấp đủ vitamin A giảm mù mắt, tử vong ở trẻ…
2. Nâng cao chất lượng cuộc sống
Khi các bệnh tật giảm thiểu, sức khỏe ổn định, không còn mệt mỏi khi bị bệnh hoành hành, bạn có thời gian để hưởng thụ cuộc sống một cách trọn vẹn nhất. Nhờ thế, tuổi thọ cũng được tăng lên.
Nâng cao chất lượng cuộc sống tuổi thọ cũng được tăng lên.
3. Giảm thiểu nguy hiểm cho tính mạng
Khi năng lượng được cung cấp đầy đủ, đường huyết ổn định sẽ giúp cân bằng tâm lý, không cáu gắt, tránh té xỉu. Những thao tác kỹ thuật sẽ chính xác, năng suất lao động tăng lên, ít xảy ra tai nạn lao động.
4. Duy trì vẻ khỏe đẹp
Khi xác định được một chế độ ăn uống tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lí cơ thể sẽ duy trì trọng lượng nhất định, tránh việc tăng hoặc xuống cân, đây là “chìa khóa” giúp bạn luôn tươi trẻ và có vóc dáng cân đối.
Theo Hương Giang (Gia đình)
Nhận biết trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng
Vi chất dinh dưỡng là các chất mà cơ thể chúng ta cần với một lượng rất nhỏ, nhưng nếu thiếu hụt, sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe. Các loại vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ như vitamin A, C, sắt và iốt,...
Bạn đọc hỏi:
Thưa bác sỹ! Bé nhà em là con trai, 8 tháng rưỡi mà được 7kg, đã lật nhưng chưa thể bò và đứng được. Chân tay bé rất nhỏ và yếu,chậm tăng cân và hay ra mồ hôi đầu, đầu các ngón tay hay bị xước. Có cách nào khắc phục không tình trạng này không và liệu bé có thiếu chất gì không ạ? em xin cám ơn bác sỹ.
Chuyên gia trả lời (TS Dương Bá Trực, BV Nhi TƯ)
Bạn Lê thi Huyền thân mến,
Con ban có những dấu hiệu của việc thiếu vi chất như canxi,magie ,vitamin. Bạn nên cho cháu đến bác sỹ nhi hoặc khám dinh dưỡng để phát hiện và bổ sung các chất mà cháu bị thiếu để phát triển tốt hơn.
Thông tin cho bạn đọc:
Các dấu hiệu thiếu dinh dưỡng ở trẻ:
- Thiếu vitamin A, trẻ chậm lớn, răng mọc không đều, da tay nhăn nheo, thô ráp, bị quáng gà, mắt khô, sức đề kháng kém hay bệnh, giảm trí nhớ,...
- Thiếu vitamin C: chân răng và lợi sưng đỏ, dễ chảy máu, da lúc xanh, lúc tím, xuất huyết niêm mạc, đầu lưỡi có những vết nứt sâu, dễ mệt mỏi, hay quên,...
- Những dấu hiệu thiếu chất canxi ở trẻ em: ra nhiều mồ hôi, nhất là trong lúc ngủ, ngủ không yên giấc, tính tình nóng giận thất thường, răng mọc muộn. Ở giai đoạn nặng, xuất hiện những biến dạng ở xương như lép ngực, chân vòng kiềng,...
- Thiếu sắt: da bị ngứa, trẻ hay đưa tay gãi lung tung, tóc khô và dễ gãy, không thích hoạt động vui chơi như các bạn cùng lứa tuổi, đuối sức hay mệt, móng tay mềm, dễ gãy, màu sắc không tươi sáng. Mặt, mũi, lòng bàn tay, bàn chân tái nhợt, xanh xao.
- Thiếu vitamin B1: trẻ biếng ăn, tiêu hóa không tốt, phù nề, nấm kẽ chân, tinh thần rối loạn bất bình thường,...
- Thiếu vitamin B2: chung quanh vòm miệng thường mọc mụn đỏ, đầu lưỡi sưng, môi viêm tấy, mắt kết màng, da tay chân nóng,...
Nếu thấy trẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu trên nên kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám chữa bệnh.
Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng:
Khi bắt đầu tháng thứ 7, ngoài bú mẹ, cần cho trẻ ăn bổ sung (còn gọi là ăn sam hay ăn dặm). Cho trẻ ăn bổ sung đúng về thời gian, thức ăn phải lỏng mềm sẽ giúp trẻ thích ứng dần với các thức ăn, thực phẩm, đồng thời giúp bộ máy tiêu hóa của trẻ hoàn thiện. Bữa ăn của trẻ cần có đủ loại thực phẩm như gạo, đậu, thịt, cá, trứng, rau xanh, quả và dầu mỡ. Các loại thức ăn cần thái nhỏ, nghiền nát, nấu kỹ cho dễ tiêu.
Nguyên tắc cho trẻ ăn:
Trong thời gian 6 tháng đầu sau khi sinh, trẻ chỉ cần bú sữa mẹ, không cần ăn, uống bất kỳ loại thức ăn nào khác. Sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác để đảm bảo năng lượng và sự phát triển của trẻ. Dù đã ăn các thức ăn khác, sữa mẹ vẫn rất cần cho trẻ đến 18 - 24 tháng. Không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.
- Trẻ 7 - 12 tháng: ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn thêm ít nhất 3 bữa bột một ngày.
- Trẻ 12 - 24 tháng: ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn thêm 5 bữa một ngày (3 bữa cháo chính và 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh).
- Trẻ từ 2 - 5 tuổi: trẻ có thể ăn cùng với gia đình. Ngoài 3 bữa cơm chính với gia đình, cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh. Cần ăn nhiều bữa trong một ngày vì dạ dày của trẻ nhỏ, chứa được ít thức ăn nhưng nhu cầu về năng lượng và phát triển của trẻ lại rất lớn.
(Theo Y tế)
Theo SKDS
Bí quyết ngăn ngừa bệnh tim Hãym theo nhữngch dưới đây đ c tránh xa bệnh tim mạch. Mt trong những căn bệnh hủy hoại con ngưi tàn khốct và cũng dễ gặpt trong thi hiện đại bệnh tim. Mọi thi quen trong lối sốều c quyịnhn c mắc căn bệnh này hay không, c chất lượng cung tốt không, cnmn với tủc không, và ng thọ không. Mt...