4 loại virus âm thầm tồn tại rồi có thể gây ung thư mà ít người để ý nhưng rất nguy hiểm.
Chúng tồn tại âm thầm trong thời gian dài nhưng có khi không có biểu hiện bệnh.
1. Virus viêm gan B gây ung thư gan
Virus viêm gan B (HBV) sẽ làm tăng tỷ lệ mắc ung thư gan. Nếu việc theo dõi virus viêm gan B trong cơ thể không cẩn thận thì có thể phát triển thành ung thư ác tính . Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan. Bệnh nhân bị nhiễm virus B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường.
Ban đầu, ở giai đoạn viêm cấp do virus viêm gan B thì bệnh nhân có triệu chứng như cảm cúm, ăn kém ngon, ngứa ngoài da. Thậm chí, có thể sốt, vàng da… Nhưng khi đã chuyển sang mạn tính thì hầu như không có triệu chứng. Nhưng virus viêm gan B có thể lây cho người khác qua đường máu, đường tình dục…
Các biện pháp khử trùng rất hiệu quả đối với các loại vi rút nói chung như dùng nhiệt độ cao, tia cực tím và rượu…thường không có tác dụng đối với vi rút viêm gan B. Chúng khó lây qua ôm, ăn uống nhưng có thể lây qua máu, dịch cơ thể và lây từ mẹ sang con hoặc tình dục.
2. Virus HPV gây ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung do virus HPV hiện là nguyên nhân có thể gây tử vong cho phụ nữ khi chúng gây ung thư. Sự lây lan của virut HPV chủ yếu qua lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm HPV không chỉ là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung mà còn là nguyên nhân gây ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật và ung thư vòm họng.
Có hơn 200 loại virus HPV được tìm thấy, 40 loại trong đó có thể thâm nhập vào đường sinh sản.Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nếu muốn loại bỏ ung thư cổ tử cung vào năm 2030, thì ít nhất 90% bé gái 15 tuổi nên được tiêm vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
3. Virus gây ung thư biểu mô vòm họng
Epstein-Barr là loại vi rút herpes rất phổ biến và nhiều người có thể bị nhiễm bệnh. Người nhiễm virus EB có khả năng phát triển thành ung thư vòm họng.
Trên lâm sàng, hơn 80% bệnh nhân ung thư biểu mô vòm họng có kháng thể vi rút EB trong huyết thanh. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngoài ung thư biểu mô vòm họng, vi rút EB còn liên quan đến các khối u khác nhau như: ung thư hạch, ung thư tdạ dày và ung thư phổi. Các triệu chứng lâm sàng của vi rút EB chủ yếu bao gồm sốt, nhức đầu, nổi mẩn đỏ ở hàm trên của miệng, nổi mẩn đỏ nhạt trên mặt, xung huyết kết mạc, ho, …
4. Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày
Video đang HOT
Helicobacter pylori (viết tắt của HP) là một loại vi khuẩn trú ngụ trong niêm mạc dạ dày của con người. Trong đó, con người là vật chủ duy nhất và là nguồn lây nhiễm.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, một nửa ung thư dạ dày có liên quan đến nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và nguy cơ ung thư dạ dày ở những người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ tăng gấp 2 đến 3 lần. Sau khi nhiễm H. pylori, hầu hết mọi người không có triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, đầy hơi, trào ngược axit, ợ hơi… Nếu không được điều trị, một số bệnh nhân sẽ có thể mắc ung thư dạ dày.
Thực phẩm độc vô cùng, chuyên gia khuyên thèm đến mấy cũng không nên ăn
Có nhiều loại thực phẩm là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng theo các chuyên gia, đây lại là những món cực độc đối với sức khỏe. Ngoài ra, một số thực phẩm khác khi đã bị biến chất cũng không nên sử dụng bởi có thể gây chết người.
Ảnh minh họa: Internet
Bill Marler, chuyên gia về ngộ độc thực phẩm đã đưa ra danh sách 6 loại thực phẩm mà ông "không bao giờ động đũa'. Ông đặc biệt cảnh báo thông tin này đối với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già và những người có bệnh mãn tính.
Sữa và nước trái cây đóng gói chưa tiệt trùng: Sữa không tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn, virus và vật ký sinh.
Rau mầm sống gồm có linh lăng, cỏ xanh, cỏ ba lá và mầm củ cải có thể bị nhiễm vi khuẩn E.coli và khuẩn salmonella.
Thịt tái: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo bề thịt cần được đun nấu ở mức ít nhất là 90 độ C để có thể tiêu diệt được vi khuẩn E.coli, khuẩn salmonella và các mầm bệnh khác. Thịt gia cầm nên nấu ở nhiệt độ cao hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Trái cây và rau củ chế biến sẵn: Marler nhấn mạnh rằng thực phẩm càng được chế biến nhiều thì càng dễ bị nhiễm bẩn.
Trứng sống: Trứng sống có thể làm lây lan khuẩn salmonella.
Hàu sống và các động vật có vỏ khác: Hàu ăn bằng cách lọc nước, chính vì thế chúng hấp thụ tất cả các thứ có trong nước. Nếu ăn phải những con hàu sống nhiễm khuẩn thì nguy cơ ngộ độc rất cao.
Ngoài ra, còn có những loại thực phẩm cực độc cho sức khỏe sau: Khoai tây mọc mầm: Nhiều người có thói quen tích trữ đồ ăn, tuy nhiên để lâu ngày sẽ khiến những thực phẩm này dễ bị hỏng. Đặc biệt là khoai tây để lâu để trong môi trường ẩm ướt sẽ rất dễ bị mọc mầm.
Các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không được ăn khoai tây khi đã mọc mầm do lúc này, trong khoai tây có chứa chất độc solamine.
Chất này dễ gây kích thích ảnh hưởng tới dạ dày, hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, ăn khoai tây đã mọc mầm dẫn tới tình trạng đau bụng, buồn nôn, thậm chí suy hô hấp.
Ảnh minh họa: Internet
Cà chua xanh: Cà chua chín có thể ăn sống được, nhưng đối với cà chua xanh thì tuyệt đối không được ăn đặc biệt là ăn sống.
Bởi trong cà chua xanh có chứa chất độc solanine, khi ăn phải sẽ gây ra một số triệu chứng đau đầu, nôn mửa, chóng mặt...
Tốt nhất chỉ nên ăn cà chua khi chúng đã chín hẳn, không chỉ giúp ngon miệng hơn mà còn an toàn cho sức khỏe.
Dưa muối chưa chín kĩ: Nếu ăn dưa muối khi chưa chín sẽ rất có hại cho sức khỏe. Vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần.
Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Gừng dập nát: Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt. Nếu vì tiếc rẻ mà dùng tiếp thì sẽ nguy hại cho sức khỏe.
Theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết.
Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khỏe mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
Chè bị mốc: Chè bị mốc thường bị nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.
Bắp cải thối: Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi... bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.
Ảnh minh họa: Internet
Bí ngô để lâu: Bí ngô già để lâu chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí - lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Rau cải nấu chín để qua đêm: Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa.
Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.
Mộc nhĩ tươi: Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở.
Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Dùng nước sát khuẩn rửa tay đúng cách Dung dịch sát khuẩn hay nước rửa tay khô có khả năng diệt vi khuẩn, virus, song loại không rõ nguồn gốc có thể nhiều hóa chất làm hại da. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Trưởng Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết nước sát khuẩn tay nhanh hay nước...