4 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Dưới đây là 4 loại đồ uống và thực phẩm được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, vì vậy bạn biết nên tiêu thụ những gì một cách điều độ, theo Eat This, Not That!
Nên hạn chế đồ uống có đường – ẢNH: SHUTTERSTOCK
1. Rượu
Sydney Greene, chuyên gia và thành viên hội đồng y tế của Eat This, Not That! cho biết: “ Uống rượu mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 do tác động tiêu cực của rượu lên tuyến tụy. Khi tuyến tụy bị viêm, khả năng sản xuất insulin của nó bị giảm xuống khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường”.
2. Đồ uống có đường
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), nam giới và phụ nữ nên tiêu thụ không quá 36 gram và 25 gram đường bổ sung mỗi ngày.
“Nếu tiêu thụ nhiều đường thường xuyên và tất cả trong một lần ngồi sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, gây căng thẳng cho phản ứng của insulin. Hãy tiêu thụ đồ uống có đường ở mức vừa phải”, chuyên gia Greene cho biết.
3. Carb đã qua chế biến, tinh chế
Video đang HOT
Hạn chế ăn carb tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng – SHUTTERTOCK
Tất cả bánh mì trắng, mì ống, cơm và bánh ngọt đều có chỉ số đường huyết cao, nghĩa là chúng giải phóng glucose (đường) nhanh chóng, có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến.
Trên thực tế, những người đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 cần ăn những thực phẩm này một cách điều độ vì tiêu thụ một lượng lớn carbohydrate đơn như vậy có thể khiến họ rơi vào trạng thái tăng đường huyết.
Tăng đường huyết được mô tả là tình trạng lượng đường trong máu quá cao. Nếu không được điều trị, tăng đường huyết có thể trở nên trầm trọng, dẫn đến một số biến chứng bao gồm các tác dụng phụ ngay lập tức như hôn mê do tiểu đường và các vấn đề sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như tổn thương thận và bệnh tim mạch.
Nói chung, hãy hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này để tránh thường xuyên làm tăng lượng đường huyết.
4. Kem béo
Một ly kem Ben & Jerry’s không chỉ có thể chứa hơn 100 gram đường mà còn có thể chứa lượng chất béo bão hòa trong hai ngày. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ cho biết các lựa chọn kem đầy đủ chất béo thường chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch, theo Eat This, Not That!
Lời khuyên? Thưởng thức một phần kem Ben & Jerry’s mỗi lần và giới hạn ở một hoặc hai lần một tuần, đặc biệt nếu bạn bị tiền tiểu đường.
Người có nhóm máu nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất?
Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh do lối sống cần được quản lý suốt đời.
Ảnh: Shutterstock
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nếu bạn là người bị tiền tiểu đường, một số thay đổi lối sống có thể giúp bạn trì hoãn bệnh tiểu đường loại 2.
Nhưng ngoài lối sống không lành mạnh, còn có nhiều yếu tố bên ngoài khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một trong những yếu tố đó là nhóm máu của bạn, theo Times of India.
Nhóm máu không phải O có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn
Theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Diabetologia , tạp chí của Hiệp hội Châu Âu, những người có nhóm máu không phải O có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn so với những người có nhóm máu O.
Nghiên cứu
Kiểm tra đường huyết - SHUTTERTOCK
Trong nghiên cứu, 80.000 phụ nữ đã được quan sát để xác định mối quan hệ giữa nhóm máu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trong số này, 3.553 người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 và những người không thuộc nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Những người nhóm máu B có nguy cơ cao nhất
Theo nghiên cứu, phụ nữ nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 10% so với phụ nữ nhóm máu O. Tuy nhiên, phụ nữ nhóm máu B có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 21% so với phụ nữ nhóm máu O.
Trong khi so sánh mọi sự kết hợp với nhóm máu O âm tính, cũng là những người hiến tặng phổ biến, phụ nữ có nhóm máu B dương tính có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao nhất.
Tại sao những người nhóm máu B có nguy cơ mắc bệnh cao nhất?
Theo các nhà nghiên cứu, mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhóm máu vẫn chưa được biết rõ, nhưng có một vài cách giải thích.
Theo nghiên cứu, một loại protein trong máu được gọi là yếu tố không Willebrand (non-Willebrand) cao hơn ở những người không có nhóm máu O và nó có liên quan đến việc tăng lượng đường trong máu, theo Times of India.
Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng những nhóm máu này cũng liên quan đến các phân tử khác nhau được cho là có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.
Các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2
Nếu ai đó mắc bệnh tiểu đường loại 2, nó ảnh hưởng đến cách cơ thể của họ điều chỉnh và sử dụng đường. Điều này làm tăng lượng đường trong máu, nếu không được điều trị kịp thời có thể rất nguy hiểm, theo Times of India.
5 loại thực phẩm nên loại bỏ nếu bạn bị cao huyết áp Lối sống ít vận động, tiêu thụ sai thực phẩm và căng thẳng có thể gây ra bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn nhiều trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, họ khuyến cáo nên tránh thịt đỏ, muối (natri), các loại thực phẩm và đồ uống...