4 loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
Dù tủ lạnh là đồ điện gia dụng tiện dụng của nhà nhà nhưng chúng ta nên biết, tủ lạnh không phải là vạn năng, không phải mọi thực phẩm đều có thể cất trong tủ lạnh. Có những thực phẩm để bên ngoài không chỉ giữ được mùi vị và chất dinh dưỡng mà còn có thể tươi hơn.
Các loại củ
Với các loại rau dạng củ như hành tây, khoai tây, khoai môn, khoai lang, ngó sen, ngưu bàng thì tủ lạnh không phải là nơi bảo quản tốt nhất. Tốt nhất nên để những loại rau củ này trong hộp giấy thoáng khí và đặt ở thoáng mát. Nếu để những loại rau củ này trong tủ lạnh sẽ rất bị hơi nước trong tủ lạnh làm mềm, nhũn, chóng bị thối.
Ngoài ra, cà chua chưa chín hẳn cũng nên để ở nhiệt độ trong phòng vì cà chua tự phóng ra chất ethylene để kích thích chín. Nếu cho cà chua chưa chín hẳn vào tủ lạnh, cà chua sẽ không thể nào tự chín, làm mất mùi vị thơm ngon nhất định. Vì vậy, bạn nên bảo quản cà chua chưa chín hắn ở nhiệt độ trong phòng để cà chua tự chín sẽ làm cho cà chua ngon miệng và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Một số loại quả
Dưa ngọt, nho, cam, các loại quả họ cam và chuối là những loại hoa quả không nên bảo quản trong tủ lạnh vì một khi để ở nhiệt độ quá thấp sẽ làm hoa quả chưa chín bị ủng thối. Nếu dưa ngọt đã bổ ra rồi mới cho vào tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng trước khi ăn, bạn sẽ càng cảm thấy ngon ngọt hơn. Còn chuối để trong tủ lạnh sẽ chuyển sang màu sẫm, vị ngọt sẽ giảm. Vì vậy, bảo quản ở nhiệt độ trong phòng sẽ tốt hơn.
Video đang HOT
Mật ong
Mật ong chứa hàm lượng fructose và glucose rất cao nên bảo quản ở nhiệt độ thấp không phải là cách tốt nhất vì ở nhiệt độ thấp, đường sẽ kết tủa.
Do mật ong thuộc loại chất ngọt có độ tinh khiết cao, vi khuẩn rất khó sinh trưởng. Trong thời hạn sử dụng, bảo quản mật ong ở nhiệt độ trong phòng không hề làm biến chất mật ong. Vì vậy, không cần cất mật ong trong tủ lạnh. Sau khi vặt chặt nắp, bạn chỉ cần bảo quản ở nơi thoáng mát là được.
Rau thơm, húng quế là các thực vật nhiệt đới không chịu được lạnh. Vì vậy, trong quá trình bảo quản nên hạn chế để trong tủ lạnh mà nên bảo quản ở nhiệt độ trong nhà là được.
Theo Sức khỏe và đời sống
Thịt, cá để được bao lâu trong tủ lạnh?
Ngày nay hầu hết gia đình sắm tủ lạnh để dự trữ thức ăn. Một số bà nội trợ do bận rộn không có thời gian đi chợ hàng ngày nên hay mua nhiều thực phẩm tươi sống, nhất là thịt và cá về bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
Ưu điểm của phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu, không bị bốc mùi. Tuy nhiên, không có nghĩa là thực phẩm cứ để trong tủ lạnh sẽ an toàn 100%.
Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Người thường xuyên ăn loại thịt, cá này về lâu dài dễ sinh bệnh.
Do đó, theo khuyến cáo của chuyên gia y tế thế giới, không nên dự trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Chẳng hạn thịt lợn, gà, vịt chỉ nên để trong 7 ngày; thịt thỏ, chim bồ câu 5 ngày; thịt bò, dê có thể để 10 ngày. Riêng các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày. Trước khi cho cá vào tủ lạnh, để thực phẩm ráo nước, nên bỏ đầu, mang và các phần thuộc ruột, đóng gói cẩn thận, không để chung với các thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Nhiệt độ thích hợp khi bảo quản cá là từ 3-5 độ C, còn thịt là từ 4-7 độ C
Không nên để cá trong tủ lạnh quá 2 ngày.
Một công bố mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy ngay cả thức ăn chín để trong tủ lạnh lâu ngày cũng không an toàn chút nào. Chẳng hạn món gà và đậu tây được chế biến tối hôm trước, ăn không hết để trong tủ, hôm sau đem ra dùng thì đã thấy có tới 10.000 con vi khuẩn. Do đó, theo các nhà khoa học, các loại thịt kể cả được nấu chín, tối đa chỉ để được trong tủ từ 3-4 ngày.
Không nên biến tủ lạnh thành kho "dự trữ hàng", có nghĩa là thực phẩm nào cần thiết mới cho vào tủ lạnh để bảo quản, tránh tình trạng thực phẩm cũ sắp hết hạn để lẫn thực phẩm mới vô tình bạn đã "kết liễu" tuổi đời của thực phẩm mới nhanh hơn, do vi khuẩn của thực phẩm cũ nhanh tràn sang thực phẩm mới. Trong tủ cũng phải luôn có khoảng trống để không khí lạnh lưu thông.
Thực phẩm khi cho vào tủ lạnh nên bọc kín bằng túi bóng, hộp nhựa, kim loại. Thực phẩm ướp lạnh càng chế biến nhỏ càng tốt để nhiệt độ được lạnh đều, tránh tình trạng thực phẩm để to quá, bên ngoài thì lạnh, bên trong thì đang bị phân huỷ.
Cuối cùng bạn nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh, kiểm tra cánh tủ xem có kín không, có đủ lạnh không. Nếu có vấn đề thì phải gọi thợ sửa ngay lập tức.
Megafun
Top món ăn dặm mẹ KHÔNG nên để tủ lạnh Có những thực phẩm cho con sẽ hoàn toàn bị mất chất nếu mẹ bảo quản trong tủ lạnh. Vừa đi làm vừa chăm con, hầu hết các chị em thường có xu hướng mua trước các loại thức ăn vào cuối tuần hay đầu ngày để sẵn trong tủ lạnh để tiện chế biến cho bé. Tuy nhiên, trên thực tế có...