4 loại thực phẩm có vỏ không phải là rác, vứt bỏ chúng là bạn đang ném đi cả “mớ” dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe
Với nhiều người, vỏ của các loại thực phẩm là rác, sau khi lột bỏ sẽ vứt đi ngay. Tuy nhiên, 4 loại thực phẩm này có phần vỏ cực kì bổ dưỡng, bạn đừng nên vứt đi kẻo tiếc hùi hụi.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp nhiều loại thực phẩm có phần vỏ bao bên ngoài, chẳng hạn như quả cam, quả dừa, cây mía… Đa phần lớp vỏ này sẽ được chúng ta tách ra khỏi phần thịt quả và bỏ đi. Dù vậy, không phải phần vỏ của loại thực phẩm nào bạn cũng nên bỏ đi bởi có một số lớp vỏ có chứa rất nhiều chất bổ dưỡng, thậm chí ăn vào còn tốt cho sức khỏe hơn cả phần thịt.
Dưới đây là 4 loại thực phẩm có phần vỏ vô cùng bổ dưỡng, chúng không phải là rác, bạn tốt nhất đừng nên bỏ đi.
Nói đến củ cải, hầu hết mọi người đều nghĩ đến tác dụng lợi tiểu, nó rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp và mỡ máu. Thông thường, chúng ta sẽ gọt bỏ lớp vỏ củ cải đi bởi nó dính nhiều bùn đất, lại có chỗ lồm lõm không đẹp mắt. Ấy vậy, bỏ vỏ củ cải lại là một điều sai lầm.
Khi ăn củ cải tốt nhất là không nên bỏ vỏ củ cải khi nấu, bởi phần vỏ của nó cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và kali rất tốt cho cơ thể con người. Vỏ của cà rốt cũng tương tự, nó chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng như sắt, canxi và kẽm. Vì vậy, nếu bỏ đi lượng lớn dinh dưỡng này đi chẳng khác nào giống như việc bạn ném tiền qua cửa sổ.
2. Vỏ nho
Video đang HOT
Nhiều người không thích ăn vỏ nho mà sẽ bóc bỏ đi, nhưng thực tế vỏ nho rất tốt cho sức khỏe. Trước khi giải thích lý do tại sao vỏ nho bổ dưỡng, chúng ta cùng nói qua về lý do mọi người thích uống rượu vang.
Tên thực tế, rượu vang được sản xuất từ nho đã được các nhà khoa học khẳng định là có tác dingj duy trì sức khỏe nhờ trong đó có chứa resveratrol và chất này lại đến chủ yếu từ vỏ quả nho. Nó không những có tác dụng chống lão hóa mà còn làm giảm nguy cơ đột biến tế bào trong cơ thể.
Bởi vậy, vỏ nho bổ dưỡng và không nên bỏ đi khi ăn nho là như vậy.
3. Vỏ hạt lạc
Vỏ hạt lạc khác với vỏ củ lạc, vỏ hạt lạc là phần “áo” mỏng thường có màu hồng hoặc đỏ nhạt, tùy thuộc vào loại lạc, bao bên ngoài hạt lạc. Khi ăn vào, vỏ hạt lạc không có mùi cũng không có vị gì cả. Đây cũng là lý do vì sao chúng ta không thích ăn nó mà loại bỏ trước khi ăn lạc, bên cạnh đó khi ăn vào còn có cảm giác khá nhám trong miệng.
Trên thực tế, 1/3 lớp vỏ hạt lạc là cellulose, rất hữu ích cho dạ dày của chúng ta. Nó có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp chúng ta tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, do đó làm giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, lớp vỏ này còn chứa protein, resveratrol, tannin và polyphenol.
Hàm lượng resveratrol trong vỏ hạt lạc thậm chí còn cao gấp vài lần rượu vang, vì vậy đừng vứt bỏ lớp vỏ này khi ăn lạc.
4. Vỏ cà tím
Vỏ cà tím cũng giống như vỏ hạt lạc, đều ăn khá dai, không có mùi vị gì và ăn cũng không ngon nên nhiều người thường gọt bot đi.
Tuy nhiên, vỏ cà tím lại rất giàu vitamin P, rất hữu ích cho những người bị mỡ máu cao. Ngoài ra, chất này có thể làm tăng tính đàn hồi của các mao mạch, do đó cải thiện vi tuần hoàn.
Cảnh giác với những món đồ chơi gây nguy hiểm tính mạng trẻ
Nếu trẻ bị hóc nghẹn sặc hay nghi ngờ bị hóc phải đưa đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị nhanh chóng.
Bệnh viện Nhi đồng thành phố HCM đã cấp cứu thành công cho bé gái P.N.K .N 10 tháng
Đó là khuyến cáo của bác sĩ BS CK2 Nguyễn Hoàng Nhật Mai, Phó khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ chí Minh.
Vừa qua, bệnh viện Nhi đồng thành phố HCM đã cấp cứu thành công cho bé gái P.N.K .N 10 tháng ở Cần Đước, Long An. Theo thông tin từ gia đình bé, thấy bé ho sặc sụa, ói liên tục sau khi mẹ phát hiện bé ngậm và hóc đầu đèn nhựa dò tín hiệu của điện thoại đồ chơi. Dùng tay móc họng mãi không ra, gia đình đưa bé đến trạm y tế địa phương, chụp phim thì dị vật đã nằm trọn phế quản phải, nguy cơ tắt ứ khí xẹp luôn phần phổi được dẫn khí..
Hình ảnh gắp dị vật đèn nhựa điển hình, nhỏ xíu mà nguy hại
Ngay sau đó, gia đình chuyển bé đến bệnh viện Nhi đồng thành phố HCM, các bác sĩ đã chụp phim kiểm tra kĩ lại vị trí, và tiến hành soi khẩn gắp dị vật ra thành công.
BS CK2 Nguyễn Hoàng Nhật Mai, Phó khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi đồng thành phố HCM chia sẻ: May một điều là dị vật đã được gắp ra kịp thời, không gây bít tắc ứ khí hoặc xẹp phổi..Dị vật chưa hoại tử nhiễm trùng, chưa tạo ổ mủ áp xe, hay rơi vào bít tắc đường thở chính, có thể gây ngưng thở, thậm chí tử vong nếu cấp cứu không kịp.
Dị vật được gắp ra thành công
"Với các trẻ nhỏ khi hóc dị vật khó gắp hơn nhiều, phải dùng thiết bị nội soi mềm và chuyên dụng mới gắp được và đường thở trẻ thì nhỏ, rất dễ có biến chứng..Khi phát hiện hóc tại hiện trường, làm thủ thuật sơ cứu tại chỗ chưa chắc bài bản và hiệu quả nữa..Tai nạn hay xảy ra ở trẻ em do thói quen ngậm đồ chơi hoặc trêu đùa trong lúc đang ăn, uống.
Vì vậy, cha mẹ không nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ hóc như hạt lạc, hạt dưa, hướng dương, các đồ chơi nhỏ li ti nên để xa tầm với... Nếu trẻ bị hóc nghẹn sặc hay nghi ngờ bị hóc phải đưa đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị nhanh chóng.."BS Mai khuyến cáo quý phụ huynh.
Hiện bé đã tỉnh mê, sinh hiệu ổn, và tiếp tục được ổn định sức khoẻ, điều trị viêm phổi.
[Thuốc&Dinh dưỡng] Làm bền thành mạch bằng chất rutin Nó là một flavonoid được tìm thấy trong một số loại trái cây và rau quả, và đặc biệt, vỏ của trái cây họ cam quýt. Ảnh minh họa Cơ chế làm thế nào rutin có tác dụng trên các mạch máu rất phức tạp? Theo các nhà khoa học, có ba cơ chế chính: Bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa các tiểu...