4 loại bánh mì nổi tiếng của người Nhật, dù không phải truyền thống nhưng cũng xứng danh “đặc sản” không đâu có
Dù bánh mì có nguồn gốc phương Tây, nhưng chỉ cần vào tay người Nhật là ra những phiên bản “độc quyền” không đâu có đâu nhé.
Người Nhật có một từ dùng để chỉ các loại bánh mì nói chung, đó là “pan”. Đối với những ai học tiếng Nhật hẳn cũng biết người Nhật hiện đại mượn từ tiếng Anh rất nhiều, từ nhà hàng (resutoran) đến cà-vạt (nekutai), bánh ngọt cake (keki). Nhưng chỉ mỗi từ “bánh mì”, hay “bread” là có hẳn một từ khác để gọi, ấy chính là “pan ()”. Được biết, chữ pan này thực ra có nguồn gốc từ chữ latinh “panis”, nghĩa là bánh mì.
Tuy nhiên có một sự thật là dù từ này – cũng như bản thân những chiếc bánh mì – có nguồn gốc từ phương Tây, thì hiện tại nó đã trở thành “thương hiệu” của riêng những loại bánh mì Nhật Bản mà không đâu có. Trong thực tế thì “pan” chỉ chung các loại bánh mì, nhưng nhắc tới pan thì phần lớn người Nhật đều nghĩ đến những loại bánh mì “độc quyền” của xứ sở hoa anh đào không đâu có. Cùng chúng mình xem qua những loại bánh mì nói trên để công nhận xem chúng có thực sự độc nhất vô nhị không nhé:
Melon Pan ()
Melon pan là một loại bánh mì ngọt khá phổ biến với người Nhật, đặc biệt là giới học sinh. Trong các bộ phim thanh xuân vườn trường hay anime đều dễ thấy các nhân vật mua loại bánh mì này để ăn trưa. Vì thế nên melon pan có mối quan hệ rất mật thiết với cuộc sống học đường.
Melon pan là món ăn trưa phổ biến cho giới trẻ Nhật.
Tuy nhiên dù tên là melon, nhưng bánh không có vị dưa gang hay dưa hấu như nhiều người nghĩ. Tên chiếc bánh này thực ra đến từ hình dạng cơ vì ban đầu melon pan tròn và có hoa sọc chéo nhau tương tự quả dưa lưới Nhật. Tuy nhiên hiện tại thì nhiều nhà sản xuất cũng đã cho thêm hương dưa lưới, dưa hấu cho chiếc bánh. Bánh mì melon không mềm như bánh mì bình thường mà có vỏ khá giòn, bên trong thường là nhân vanilla custard.
Anpan ()
Anpan gần như là tên chính thức cho món bánh mì nhân đậu đỏ. Tuy nhiên thì “an” không có nghĩ là đậu đỏ mà là “nhân”, cho nên có rất phiền phiên bản anpan đậu trắng, hạt hạnh nhân, đậu xanh…
Anpan từng xuất hiện trong anime Gintama về samurai và nhiều anime nổi tiếng khác.
Về nhiều mặt thì anpan gắn liền với samurai và lịch sử Nhật, cụ thể vào khoảng 1875 thời Meji. Anpan được sáng chế bởi những người Samurai bị mất việc do quá trình chuyển mình hiện đại hóa của đất nước này. Những người samurai sau khi không được thuê trong một thời gian dài đều phải chuyển việc, và thợ làm bánh mì là một trong số đó. Anpan được xem như là sự kết hợp của văn hóa phương Tây và Nhật Bản trong thời kì này, trở thành một trong những món bánh mì nổi tiếng nhất.
Yakisoba pan ()
Yakisoba pan là một món bánh có phần “kì lạ”, trong đó yakisoba là mì xào tương truyền thống, được nhồi nhét vào chiếc bánh mì hotdog ta vẫn quen thuộc. Cách ra đời của chiếc bánh mì này cũng “kì lạ” như chính bản thân nó vậy.
Được biết là vào khoảng năm 1950 ở Tokyo có một quán ăn chuyên bán hotdog và mì yakisoba như hai món riêng biệt. Tuy nhiên đã có một vị khách, vì không thể quyết được là nên ăn mì hay hotdog nên bèn kêu chủ quán nhét mì vào hotdog luôn.
Yakisoba là món ăn trưa được yêu thích, thường hay xuất hiện trên các anime nổi tiếng.
Và có lẽ vì hương vị độc đáo, thơm ngon lạ kì nên món bánh này đã trở thành một trong những món bánh mì kinh điển của Nhật Bản, được người dân yêu thích. Chiếc bánh mì này, cùng với Melon Pan cũng là một món bánh nổi tiếng với học sinh.
Curry Pan ()
Video đang HOT
Curry pan (tiếng nhật đọc là ka-re-pan), là bánh mì nhân cà-ri nổi tiếng của Nhật, gần như là món luôn có 24/7 trên kệ các tiệm bánh. Curry pan có vỏ bánh mì được chiên giòn bên ngoài và nhân cà ri bên trong. Cà ri trong bánh được nấu sệt hơn cà ri bình thường rất nhiều.
Bánh mì cà ri cũng là một loại bánh có gắn liền với thời kì hiện đại hóa của Nhật Bản vào khoảng năm 1950, khi cà ri được đưa vào từ những thương nhân phương Tây.
Đây là món bánh cũng rất hay được xuất hiện trên các anime về ẩm thực.
Tạm kết:
Có thể thấy, tuy có nguồn gốc là phương Tây, nhưng với sự sáng tạo của người Nhật thì những món bánh mì này đã trở thành đặc sản “cộp mác” Nhật Bản không đâu có. Đến mức người phương Tây phải xa xôi lặn lội đến để thưởng thức những chiếc bánh mì lẽ ra là phải quen thuộc với họ lắm.
Theo Trí Thức Trẻ
Tổng hợp 6 món ăn "khuấy đảo" MXH tuần qua
Cùng xem món ăn nào được chị em yêu thích nhiều nhất nhé!
1. Công thức làm mứt vỏ cam đảm bảo thành công ngay từ lần đầu tiên - 1200 lượt yêu thích, 413 lượt chia sẻ
Facebook tác giả: Thiều Thanh Thúy
Group: Phố bánh & Dụng cụ làm bánh
Từng miếng mứt vỏ cam trông như những chiếc kẹo gôm với màu vàng cam óng ả bắt mắt. Mứt vẫn giữ được vị thơm đặc trưng của tinh dầu cam, vị ngọt nhẹ dễ ăn, lạ miệng và đặc biệt có nhiều lợi ích cho cơ thể.
Cách làm mứt vỏ cam được tác giả chia sẻ như sau:
Nguyên liệu:
- Vỏ cam: 540gr (Đây là phần vỏ mình đã chần xong nước sôi để ráo rồi mới cân), tầm 6 quả cam cỡ vừa, 5 quả cam cỡ lớn. (Nếu chọn cam để lấy vỏ làm mứt thì chọn những quả vỏ dày, thu được vỏ nhiều, làm mứt ngon hơn. Chọn cam to thì lát cam sau khi cắt ra cũng dài, đẹp mắt hơn.)
- Đường: 500gr
- Nước cam: 60gr
Cách làm:
Bước 1:
Cam cắt bỏ phần đầu và cuống, khía làm tám, khía nông không khía sâu: Mục đích để tách vỏ cam được dễ dàng, vỏ cam không bị rách. Cạo bỏ phần trắng trong lòng vỏ cam đi, cắt nhỏ dọc theo miếng cam, mỏng dày tùy ý, rửa qua nước muối, để ráo. Chần vỏ cam qua nước sôi 4 lần, mỗi lần 5 phút. Sau mỗi lần chần hãy nhúng ngay vỏ cam qua nước lạnh để vỏ cam không bị mềm. Bước này để vỏ cam bớt đắng.
Bước 2:
Ướp phần vỏ cam đã ráo nước với đường và nước cam tầm 12 tiếng đến khi đường tan. (Thường mình ướp từ 9 giờ tối đến 9 giờ sáng là mình sên). Không ướp lâu quá, sên dễ thất bại lắm, mình thất bại 1 lần vì ướp nguyên 24 tiếng.
Bước 3:
Cho phần vỏ cam đã ướp vào chảo chống dính đặt lên bếp, lúc đầu để lửa khá lớn cho phần vỏ cam sôi thì hạ lửa nhỏ đến khi nồi mứt hơi cạn thì hạ lửa về nhỏ nhất, lúc này mình đảo liên tục.
Bước 4:
Dấu hiệu nhận biết vỏ cam sắp đạt là trên thành chảo, đường bắt đầu kết tinh lại. Đưa đầu đũa lên kéo ra thì đũa có kéo thành tơ. Kiên trì đảo, lửa lúc này vẫn ở chế độ nhỏ nhất. Đường bắt đầu kết tinh lại ở vỏ cam thì ta vẫn tiếp tục đảo mứt, đường lúc này hạt to, chưa mịn, lúc này chưa thành phấn, càng đảo lớp đường này sẽ bong ra thành phấn và bám vào vỏ cam càng nhiều.
Thành phẩm đạt là khi phấn phủ 1 lớp dày quanh vỏ cam, miếng vỏ cam thẳng, các miếng vỏ rời nhau, chứ không bị dính thì lúc này ta mới tắt bếp. Để nguội bảo quản trong hũ đậy kín dùng dần. Muốn để lâu hơn thì mình bỏ ngăn mát tủ lạnh để 2 - 3 tuần vẫn không có dấu hiệu mốc gì cả nhé!
2. Làm ngay bánh mì ngọt vỏ mềm nhân kem trứng thơm ngon mời cả nhà ăn sáng - 1500 lượt yêu thích, 34 lượt chia sẻ
Facebook tác giả: Vũ Thu Trang
Group: Món ngon nhà làm (Savoury Days Family)
Chiếc bánh mì mềm thơm, nóng hổi, đẹp mắt cùng nhân kem trứng ngọt ngào, béo ngậy sẽ là món ăn sáng hấp dẫn và đầy đủ dinh dưỡng cho cả nhà. Chắc hẳn các bé sẽ vô cùng thích thú khi nhìn thấy những chiếc bánh tạo hình dễ thương này do chính mẹ làm ra đấy!
Các bạn có thể tham khảo công thức làm bánh mì vỏ mềm của Savoury Days như sau nhé:
Nguyên liệu:
250 g bột làm bánh mì (bột mì dai/ bột số 13)
35 g đường
2 g muối
5 g men instant (men không cần kích hoạt)
130 ml sữa tươi không đường
25 g trứng (đánh tan 1 quả trứng, đong lấy 25 g, giữ phần còn lại quét mặt bánh)
42 g bơ động vật loại không muối - đun chảy
Cách làm:
Cho bột mì, đường, muối vào âu, trộn đều. Cho men vào trộn đều. Vì men không được tiếp xúc với đường và muối (dễ làm yếu hoặc chết men) nên cần trộn theo thứ tự này.
Vét bột để tạo một chỗ trống ở giữa âu. Đổ vào đây sữa, trứng, bơ. Dùng thìa cán cứng trộn tới khi nguyên liệu hoà quyện thành một khối.
Phủ lên mặt bàn 1 lớp bột khô mỏng để chống dính. Nhồi bột cho tới khi bột thành một khối dẻo mịn, đàn hồi tốt, ấn lên thấy vết lõm phồng trở lại. Bột có thể kéo thành màng mỏng mà không bị rách.
Quét 1 lớp dầu ăn mỏng vào âu dùng để ủ bột. Cho bột vào âu, lật bột để dầu ăn bao một lớp mỏng quanh bột (giúp bột không bị khô). Phủ âu bằng khăn ẩm hoặc nilon, ủ ở nhiệt độ phòng tới khi bột nở gấp 2. Thời gian ủ mất khoảng 45 - 70 phút tuỳ nhiệt độ, trời ấm bột sẽ nở nhanh hơn.
Lấy bột ra khỏi âu, nhồi lại nhẹ nhàng khoảng 2 - 3 phút để giúp sợi gluten "thư giãn và phục hồi". Chia bột thành 6 phần, mỗi phần khoảng 80 - 85gr.
Díu các mép bột lại để có phần bột hình viên tròn với mặt bột căng. Làm cho cả 6 phần bột. Tạo hình theo kiểu tuỳ thích.
Che hoặc đậy kín bột, để ủ lần 2 ở nhiệt độ phòng tới khi bột nở gần gấp đôi. Lưu ý nếu dùng khăn hay nilon thì không được để khăn/ nilon chạm vào bột. Khi kéo ra sau khi ủ sẽ dễ làm bột bị xẹp.
Trước khi nướng 15 phút, bật lò ở 175 độ C (347 độ F), lửa trên và dưới. Dùng phần trứng còn lại (phần giữ lại sau khi lấy 25 g để nhồi bột bánh) pha với 1 thìa cà phê nước (5ml) rồi lọc qua rây. Quét một lớp trứng mỏng lên mặt bánh. Làm nhẹ tay vì bánh sau khi ủ rất "mong manh" và dễ xẹp nếu bị đụng mạnh.
Nướng bánh ở 175 - 180 độ C trong 17 - 20 phút. Nếu mặt bánh vàng quá nhanh thì dùng giấy bạc che để mặt bánh không bị cháy. Nếu nhiệt lò không đều, sau khi nướng 13 - 14 phút có thể quay khay nướng (góc trong hướng ra ngoài và ngược lại) để bánh chín vàng đều.
Lấy bánh ra khỏi lò. Khi bánh còn nóng, quét bơ lên mặt bánh để bánh thêm bóng và thơm. Bánh ngon nhất là khi còn hơi ấm. Ngay khi bánh vừa nguội về nhiệt độ phòng, cần cho bánh vào túi nilon hoặc bọc lại. Bánh sẽ để được khoảng 1 - 2 ngày và vẫn mềm ngon.
3. Dồi chiên - món ngon dân dã, lạ miệng ai cũng mê tít - 968 lượt yêu thích, 168 lượt chia sẻ
Facebook tác giả: Nguyễn Thanh Thuỷ
Group: Không sợ đói
Món dồi chiên với nhiều loại nguyên liệu và gia vị hoà quyện thơm lừng, nóng hổi lại đậm đà ngon ngất ngây. Đây là gợi ý tuyệt hay cho bữa cơm ngày cuối tuần của gia đình bạn thêm phong phú.
Cách làm dồi chiên như sau:
0.5kg lòng non mua về sơ chế sạch, để ráo nước.
1kg thịt ba rọi xay, mình chọn ba rọi hơi nhiều nạc.
Lạc sống đập dập, hành lá, mùi tàu, rau mùi, rau răm, rau húng quế cắt nhỏ.
Cho thịt vào âu, thêm ớt, tiêu, hành củ, bột nêm, lạc, rau thơm vào âu trộn đều.
Dùng phễu để nhồi nhân vào lòng non, lấy chỉ buộc chặt, chia dồi ra thành từng đoạn ngắn.
Đem dồi đi hấp chín, trong lúc hấp nhớ lấy tăm xỉa răng chọc vào dồi để dồi không bị vỡ.
Cuối cùng đem dồi đi chiên vàng hoặc nướng cũng rất ngon nhé!
4. Mách bạn cách làm cơm gà Hội An "chuẩn không cần chỉnh" - 1000 lượt yêu thích, 85 lượt chia sẻ
Facebook tác giả: Tung Tuan Dao
Group: Không sợ đói
Món cơm gà Hội An ngon "thần thánh" giờ đây đã hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn khi bạn có những bí quyết nấu món ăn này một cách ngon hoàn hảo!
Cách làm cơm gà Hội An như sau:
Mua má đùi và khung xương gà trong siêu thị, do mua gà trong siêu thị nên không mua được lòng gà. Chuẩn bị đu đủ xanh, cà rốt, rau răm, hành tây. Gia vị: gừng, bột nghệ, hành khô, tỏi, tiêu, nước mắm, muối, chanh, dấm, đường, bột canh. Chọn gạo hạt dài, loại mình dùng là gạo Long Lài 17.800 VNĐ/ kg. Rửa gà, cho gà vào nồi đổ nước gần ngập gà, cho vài lát gừng, hành khô đập dập, 1 thìa bột nghệ, luộc gà 30 phút sau đó tắt bếp, om gà trong nồi thêm 10 phút rồi vớt gà ra đĩa. Trong lúc luộc có thể hớt hết bọt nếu có.
Băm nhỏ tỏi, lấy chảo ra đổ dầu ăn và phi tỏi. Nếu có mỡ gà thay cho dầu ăn càng tốt. Phi tỏi thơm rồi đổ gạo vào rang. Đảo gạo cho tới khi hạt gạo tơi và săn khô lại thì đổ gạo vào nồi cơm điện, lọc nước luộc gà và đổ nước luộc gà vào nồi cơm điện, nấu cơm như bình thường.
Đu đủ, cà rốt cắt sợi, trộn với đường, dấm hoặc chanh, muối hoặc bột canh. Hành tây thái nhỏ, ngâm giấm và một chút đường. Rau răm thái nhỏ.
Do mình không mua được lòng gà làm nước chan nên mình làm muối tiêu chanh làm đồ chấm. Ai thích ăn cay có thể bỏ thêm ớt.
Cơm chín, lấy bát xới cơm nén cơm và úp ngược bát cơm ra đĩa. Thái thịt gà bày lên đĩa, thêm đu đủ, cà rốt, hành tây và rau răm.
5. Công thức làm thịt bò khô ngon nhất từ trước đến nay bạn nên làm ngay nhé! - 332 lượt yêu thích, 163 lượt chia sẻ
Facebook tác giả: Minh Nguyệt
Group: Khỏi vắt óc nghĩ món ăn mỗi ngày
Thịt bò khô làm theo kiểu từng miếng thế này rất đậm đà, ngọt và ngon, ăn miếng nào là đã miếng đấy! Chút dai dai, cay cay, nồng đậm là điểm ấn tượng nhất của món khô bò này. Lúc ăn bạn nhớ vắt thêm chút chanh vào nữa là tuyệt vời luôn!
Công thức làm món bò khô này như sau:
Nguyên liệu:
Thịt thăn bò khoảng 500 - 600g
5 cây sả
1 quả ớt
2 củ tỏi
1 thìa hạt tiêu
Bột ớt: tùy bạn thích ăn cay hay không mà cho nhiều hoặc ít
4 thìa dầu hào
1 thìa cà phê muối
1 gói ngũ vị hương
3 thìa cà phê đường
Cách làm:
Thịt bò rửa sạch, thấm khô nước rồi thái dọc thớ dày khoảng 0.5 cm.
Tỏi, ớt, sả băm nhỏ trộn với nhau.
Ướp bò đã thái cùng với tỏi, ớt, sả, ngũ vị hương, dầu hào, muối, đường, hạt tiêu đã chuẩn bị từ trước rồi trộn đều, để ngăn mát tủ lạnh 4 - 6 tiếng.
Lấy thịt ra khỏi tủ lạnh để nguội rồi cho vào chảo làm chín. Đợi chảo nóng rồi xếp thịt vào đun lửa nhỏ cho thịt ra bớt nước sau đó hạ lửa liu riu cho đến khi thịt khô lại. Lúc cho thịt vào phải lật liên tục cho thịt chín đều hai mặt và cho vừa lửa thôi không thịt sẽ bị cháy.
Thịt khô nhìn có màu nâu, sờ hoăc ấn không còn quá nhiều nước thì mang ra lấy chày giã cho mềm. Ai ăn dạng sợi thì xé ra rồi cho lên chảo đảo đều cho khô hơn. Còn để nguyên miếng thì sau khi giã xong cho lên chảo nóng để làm khô hẳn. Bật bếp nhỏ lửa, lật đều hai mặt, cho lửa to quá thịt sẽ bị khô kiệt nước và bị cháy, không lật đều hai mặt thì thịt không khô đều.
Khi thấy thịt sẫm màu hơn và thớ thịt se lại là được, đừng để lâu quá thịt khô dai ăn không còn ngọt vị của vị thịt nữa.
6. Lạnh rồi làm ngay nồi thịt kho Đông Pha ăn cùng cơm nóng là chuẩn ngon vô đối - 350 lượt yêu thích
Facebook tác giả: Annie Dang
Group: Chia sẻ nấu ăn và trồng rau
Tiết trời se se lạnh, thực hiện một nồi thịt kho Đông Pha cho mọi người trong gia đình thưởng thức là một gợi ý rất hay đấy! Bát cơm nóng hổi, ăn cùng miếng thịt kho ngọt mềm, đậm đà, thơm lừng sẽ làm cho bữa cơm của gia đình bạn thêm ngon miệng.
Cách làm món thịt kho Đông Pha như sau:
1kg thịt ba rọi, lựa miếng thịt dày
15 cây hành lá, rửa sạch cắt khúc
1 củ gừng nhỏ thái lát dày
158ml nước tương ít mặn, nếu sử dụng nước tương mặn thì cho ít lại
500ml rượu shaoxing
2.5 muỗng canh hắc xì dầu
5 cục đường phèn nhỏ bằng ngón tay cái
1 cái nồi gốm hoặc nồi đất
Cách làm:
Thịt rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi. Cắt miếng to 8cm buộc chỉ lại để khi thịt chín mềm không bị vỡ ra.
Hành lá cắt khúc dài xếp đầy nồi đất, gừng thái lát xếp lên trên hành lá, sắp thịt vào nồi (lưu ý để phần da xuống, phần thịt ngửa lên trên) đổ nước tương, hắc xì dầu, rượu, đường phèn vào chung.
Đặt nồi lên bếp, vặn lửa to, khi thấy nồi thịt sôi bùng thì lập tức vặn nhỏ lửa nhất có thể, đậy nắp lại. Hầm 2 tiếng thì bắt đầu trở mặt thịt, để phần da lên trên, liên tục dùng nước sốt này rưới lên mặt thịt. Hầm tiếp như vậy 2 tiếng nữa, bày thịt ra đĩa, phần nước sốt đó nấu trên lửa to cho sánh lại một tí, nêm nếm cho vừa khẩu vị. Nếu muốn mặn hơn cho thêm nước tương, muốn ngọt hơn cho thêm đường phèn. Sau đó rưới nước sốt này lên thịt dùng ngay với cơm nóng và rau luộc.
Theo afamily
6 món siêu cay ai ra Bắc cũng phải thử một lần Những buổi sáng tinh sương và se lạnh, nhiều người sẽ tìm về bát phở nghi ngút khói hay chiếc bánh giò nóng. Thêm chút tương ớt bùng vị cay, món ăn càng trở nên ngon và ấm lòng. Phở Hà Nội: Trong những ngày xa thủ đô, món ăn khiến nhiều người nhớ nhung nhất có lẽ là phở. Phở trong tiết...