4 lần phim Hollywood vì tiền mà làm trò gây phẫn nộ: “Sôi máu” nhất là đàn em chế nhạo cái chết nữ siêu nhân gốc Việt rồi nhận “quả báo”!
Đã nhiều lần, các hãng phim Hollywood gây bức xúc trong dư luận vì cách hành xử, yêu cầu vô cùng quá đáng.
Nghề sản xuất phim Hollywood không chỉ hào nhoáng, mà còn chứa đựng rất nhiều rủi ro liên quan tới tiền bạc. Chính vì vậy, các hãng phim luôn tìm mọi cách để đảm bảo bộ phim khi ra mắt sẽ được nhiều người biết đến, yêu thích và mang về doanh thu “ấm túi”. Bên cạnh những bộ phim có khâu sản xuất, marketing xuất sắc thì cũng có nhiều trường hợp “đi vào lòng đất” khiến khán giả ngán ngẩm hay thậm chí là phẫn nộ. Dưới đây chính là 4 lần các hãng phim Hollywood cố làm điều “vô liêm sỉ” chỉ vì lợi ích nhất thời, khiến khán giả tức giận vô cùng.
1. Sao nhí huyền thoại của Hollywood bị đối xử tệ bạc như “tra tấn”, vắt kiệt cả sức lao động
Judy Garland là một trong những sao nữ huyền thoại của Hollywood, nổi danh với vai chính trong bộ phim The Wizard of Oz. Tuy nhiên ngay từ khi còn nhỏ, cô đã bị “cướp mất tuổi thơ” bởi hãng phim MGM.
Judy Garland ký hợp đồng độc quyền với hãng phim từ năm 13 tuổi. Thời đó, luật lao động trẻ em vẫn còn khá lỏng lẻo. Nữ diễn viên nhí phải làm việc 6 ngày 1 tuần, mỗi ngày 18 tiếng khi quay The Wizard of Oz. Hãng phim bắt Judy Garland phải uống thuốc Amphetamin nhằm giúp ngôi sao nhí tỉnh táo và năng động. Sau đó, họ sẽ bắt Judy Garland uống thêm thuốc ngủ để “tận dụng tốt” 4 tiếng nghỉ ngơi mỗi ngày.
Về sau trong cuộc đời, Judy Garland nhiều lần bị suy sụp tinh thần và tự tử bất thành trước khi qua đời năm 1969 ở tuổi 47.
2. Hãng Fox đòi quảng cáo phim Jennifer’s Body bằng cách… cho Megan Fox lên website phim người lớn
Ra mắt năm 2009, Jennifer’s Body là một bộ phim kinh dị được nhiều khán giả ưa chuộng, đặc biệt với sự thể hiện của “bom sex” Megan Fox.
Video đang HOT
Nổi danh với sự gợi cảm của mình, vậy nên Megan Fox đã trở thành đối tượng bị hãng phim 20th Century Fox coi như “đồ chơi tình dục”. Hãng này nảy ra ý định marketing “sáng suốt” cho bộ phim: Để Megan Fox xuất hiện và livestream trên một trang web phim người lớn.
Tuy nhiên, đạo diễn Karyn Kusama của phim ngay lập tức bác bỏ ý kiến này và yêu cầu tất cả không được đề cập tới ý tưởng này trước mặt Megan Fox. Cách hãng phim này đối xử với nữ diễn viên chính của mình khiến rất nhiều khán giả tức giận khi mọi việc “bại lộ”.
3. Phim kinh dị “bị nguyền rủa” Poltergeist III bắt diễn viên quay trở lại sau cái chết của sao nhí để “làm lại”
Loạt phim kinh dị Poltergeist luôn được nhớ đến với danh tiếng “bị nguyền rủa” của mình. Trong quá trình sản xuất phần thứ 3, sao nhí Heather O’Rourke đã đột ngột qua đời ở tuổi 12. Khi đó, cô bé đã hoàn thành xong mọi cảnh quay ở Poltergeist III và phim đang ở trong giai đoạn hậu kỳ. Tuy nhiên, hãng MGM lại đưa ra một quyết định khó hiểu khi yêu cầu dàn cast quay trở lại trường quay để thực hiện một cái kết khác cho phim.
Lúc này, cả dàn cast lẫn đoàn làm phim đều rất ái ngại và không hề muốn quay trở về trường quay bộ phim đen đủi này – nhất là khi cô bé nữ chính vừa chết đầy bi kịch. Nhiều người đã lên tiếng phản đối yêu cầu này của hãng phim. Tuy nhiên, ràng buộc hợp đồng vẫn khiến tất cả phải quay lại và một cái kết khác cho phim đã được thực hiện. Một cô bé 7 tuổi đã được lựa chọn để “thế chỗ” cho sao nhí Heather.
Tuy nhiên khi Poltergeist III ra mắt, tất cả những người liên quan tới phim đều lên tiếng từ chối mọi sự dính dáng tới tác phẩm. Hãng MGM cũng không dám quảng bá phim vì sợ làn sóng phản đối của dư luận sau cái chết của Heather. Kết quả là Poltergeist III thất bại thảm hại.
4. Thuỳ Trang – sao Hollywood gốc Việt nổi tiếng với vai Siêu Nhân Áo Vàng bị đàn em lôi ra “chế giễu” dù đã khuất
Những người hâm mộ của loạt phim Power Rangers (5 Anh Em Siêu Nhân) khi xưa hẳn đều biết đến nữ diễn viên Thuỳ Trang – thủ vai Trini Kwan và cũng là Siêu Nhân Áo Vàng kinh điển. Được yêu thích bởi khán giả quốc tế, thế nhưng Thuỳ Trang lại có số phận bi thảm khi qua đời bất ngờ năm 2001 trong một tai nạn xe hơi tại California.
Năm 2017, hãng Lionsgate đã thực hiện phiên bản điện ảnh remake lại từ series Power Rangers nổi tiếng. Tuy nhiên, một hành động trong chiến dịch marketing của hãng phim đã bị netizen phản đối, ném đá kịch liệt vì sự quá đáng, vô cảm đến đáng sợ vì liên quan tới cái chết của Thuỳ Trang.
Cụ thể, vào năm 2016, hãng phim đã tung ra poster riêng cho từng nhân vật trong biệt đội các siêu nhân. Hãng phim viết “Chả cần đến bằng lái xe”. Tưởng như một lời nói vô hại, thế nhưng việc dòng caption này được dành cho Siêu Nhân Áo Vàng lại ngay lập tức khiến khán giả liên tưởng tới Thuỳ Trang và tai nạn xe thương tâm.
Bức ảnh cùng dòng caption làm dư luận dậy sóng
Tuy nhiên trước sự bực tức của dư luận, hãng Lionsgate hoàn toàn không có động thái sửa đổi hay nhận lỗi. Cho đến giờ, bức hình cùng dòng caption này vẫn còn có thể được tìm thấy trên trang mạng xã hội của bộ phim điện ảnh Power Rangers, càng khiến khán giả tức tối.
Dẫu sao, phim điện ảnh Power Rangers vẫn là một tác phẩm gây thất vọng với toàn thể người hâm mộ. Với kinh phí 105 triệu USD, phim chỉ thu về 142 triệu USD và bị chê thậm tệ bởi cả giới chuyên môn lẫn khán giả. Sự “xuyên tạc” nội dung lẫn phong cách kể chuyện nhạt nhẽo, lười biếng khiến tác phẩm hứng gạch từ dư luận. Ban đầu được sản xuất với mục đích có nhiều phần, Power Rangers bị hãng phim “huỷ ngang” do quá thất bại trên mọi mặt trận.
Ngỡ ngàng với bộ phim "quyền lực" nhất thế giới: Khi ra mắt làm xoay chuyển Hollywood, được cả UNESCO ghi nhận là di sản!
Tác phẩm này làm Hollywood rung chuyển mà chẳng cần nội dung phức tạp hay cảnh nóng "sốc óc".
Làm thế nào để đo lường "sức mạnh" của một bộ phim? Hầu hết mọi người đều đánh giá điều này dựa trên doanh thu phòng vé và số lượng giải thưởng, nhưng không phải yếu tố nào cũng quyết định được dữ liệu chính xác.
May mắn thay, vào năm 2018, bộ đôi nhà nghiên cứu Livio Bioglio và Ruggero G. Pensa đã tìm ra cách đo lường chính xác về mức độ ảnh hưởng phim điện ảnh Hollywood. Trong một bài nghiên cứu được công bố trên trang SpringerOpen, chuyên mục Khoa học Mạng Ứng dụng, 2 tác giả đã mang đến một cách phân tích đặc biệt, nhằm "tính xem một bộ phim đã ảnh hưởng như thế nào đến các bộ phim khác, xét về cả mặt nghệ thuật lẫn kinh tế".
Chân dung 2 nhà khoa học Livio Bioglio và Ruggero G. Pensai đến từ Đại học Turin, Ý
Để có được kết quả khách quan nhất, nhà nghiên cứu phải loại bỏ mọi kiểu diễn giải quen thuộc liên quan đến khái niệm "ảnh hưởng", bao gồm điểm số từ giới phê bình hay lượt bình chọn của công chúng. Thay vào đấy, họ áp dụng tiêu chí riêng lên 47.000 bộ phim trên IMDb rồi sắp xếp, chia nhỏ thành nhiều bảng xếp hạng.
Sau đó tiến hành đo lường, so sánh mức độ ảnh hưởng, bắt chước của phim này lên phim khác. Với kho tàng những bộ phim được coi là "cột mốc" trong lịch sử điện ảnh, bài nghiên cứu dẫn tới một kết quả bất ngờ về 20 bộ phim có sức ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Tất cả đều được hệ thống tính toán theo nhiều dữ liệu phức tạp.
Bảng xếp hạng 20 bộ phim có sức ảnh hưởng nhất thế giới, xét trên thuật toán khoa học
Từ nghiên cứu trên, có thể thấy bộ phim ảnh hưởng nhất mọi thời đại chính là The Wizard Of Oz năm 1939. Tác phẩm xưa cũ này được phát hiện là đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều bộ phim "hậu bối", từ cách triển khai kịch bản, thiết kế bối cảnh - trang phục, đến phong cách diễn xuất. So với các bộ phim còn lại trong danh sách thì The Wizard Of Oz sở hữu nội dung nhẹ nhàng hơn nhiều, nhất là khi đặt cạnh 2 vị trí Á quân là phim viễn tưởng Star Wars: A New Hope (1977) và Psycho (1960) của đạo diễn huyền thoại Alfred Hitchcock.
The Wizard Of Oz là phim nhạc kịch dựa trên tiểu thuyết thiếu nhi The Wonderful Wizard Of Oz, ra mắt năm 1939 với sự góp mặt của minh tinh Judy Garland trong vai nữ chính. Bộ phim kể về cô bé Dorothy bị lốc xoáy cuốn trôi từ quê hương Kansas tới xứ sở Oz huyền diệu, sau đó bước vào chuyến phiêu lưu dữ dội cùng 3 người bạn: Bù nhìn, Người Thiếc và Sư tử hèn nhát.
Mặc cho lối làm phim "cải lương", sến sẩm của Hollywood thập niên 1930, The Wizard Of Oz vẫn là cái tên nổi bật dù không còn phù hợp với thị hiếu thế kỷ 21. Xét về kịch bản thì bộ phim này còn là phim chuyển thể từ tiểu thuyết thiếu nhi kinh điển, chỉ có tính sáng tạo khi thêm vào yếu tố nhạc kịch, cụ thể là bài nhạc Over The Rainbow nổi tiếng.
Tuy vậy, nhờ cách chuyển cảnh linh hoạt từ đen trắng sang phim màu (kỹ thuật Technicolor) mà The Wizard Of Oz tạo ra xu thế cách mạng, là bước ngoặt khổng lồ để Hollywood bước vào giai đoạn phim câm, mở đầu thời kỳ hoàng kim rực rỡ. Bên cạnh đó là những thông điệp tuyệt vời về tình gia đình, tình bạn và ranh giới ác - thiện.
Với từng đó đóng góp quan trọng, The Wizard Of Oz không chỉ xuất sắc giành giải Oscar cho Phim hay nhất, mà còn được lòng khán giả nhiều thế hệ. Năm 1989, phim được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ xếp vào danh sách 25 phim "có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử hoặc thẩm mỹ". Đây cũng là một trong số ít những bộ phim được UNESCO ghi nhận vào Sổ Lưu giữ Ký ức Thế giới.
Vũ trụ điện ảnh Marvel - Bom tấn franchise lớn nhất lịch sử Hollywood Với 9 bộ phim có doanh thu trên 1 tỷ USD, Vũ trụ điện ảnh Marvel đã được gọi tên là bom tấn franchise lớn nhất Hollywood từ trước đến nay. Trailer Eternals Screen Rant đã không ngần ngại gọi Vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU) là bom tấn franchise lớn nhất lịch sử Hollywood sau nhiều cột mốc phòng vé mà bộ...