4 lần đi siêu thị không mua được giấy vệ sinh, người phụ nữ nghĩ ra cách khắc phục thông minh
Trong cái khó ló cái khôn, người phụ nữ đã tạo ra được giấy vệ sinh cho gia đình của mình trong hoàn cảnh mặt hàng này đang vô cùng khan hiếm.
Theo trang tin Daily Mail của Anh, một người phụ nữ ở Úc đã tự làm giấy vệ sinh sau 4 lần đi siêu thị mà không mua được mặt hàng này.
Sau đó, cô đã chia sẻ cách làm hữu ích này với mọi người lên trang Facebook của mình, cô nói: ” Tôi tìm thấy giải pháp của mình tại siêu thị Bunnings. Tôi đã mua 20 miếng vải lớn với giá 11,95 đô la (164.000 VND), sau đó tôi cắt chúng thành nhiều mảnh và khâu lại cái mép. Nghĩa là tôi có khoảng 80 từ 20 miếng vải và chỉ tốn rất ít tiền cho từng mảnh vải đó.”
Người phụ nữ giải thích rằng sau khi sử dụng xong, sẽ để miếng vải vào một cái xô nhỏ có nắp nằm bên cạnh nhà vệ sinh mà cô mua chỉ với 6,5 đô la (89.000 VND).
Khi cái xô chứa đầy những miếng vải nhỏ, cô sẽ nhét tất cả vào một cái tải riêng và giặt chúng với nước giặt Napisan.
Mặc dù thừa nhận rằng tình trạng giấy vệ sinh hiện tại của mình không phải là tốt nhất, nhưng nó có những lợi ích tuyệt vời vì thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng và giảm xả nước.
“Chỉ riêng hộ gia đình của chúng tôi tiết kiệm khoảng 25 lần xả mỗi ngày, vì một ngày tôi chỉ cần giặt những miếng vải đó một lần”, cô chia sẻ.
Người phụ nữ Úc chia sẻ thêm rằng ban đầu cô nghĩ về việc sử dụng khăn cũ, nhưng dùng vải sợi nhỏ thì ‘mềm mịn hơn và khô nhanh hơn khi giặt’.
“Nếu tất cả chúng ta có thể làm điều này, nó sẽ làm giảm nhu cầu về giấy vệ sinh, tiết kiệm được tiền bạc và tốt hơn cho môi trường”, cô nói.
Chia sẻ của người phụ nữ đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực, mọi người đã nhanh chóng tán thưởng cô vì ý tưởng thông minh.
“Thật tốt vì bạn đã nghĩ ra điềy này, đó là một ý tưởng tuyệt vời,” một người bình luận.
“Khoảng thời gian này cần phải có nhiều giải pháp để chúng ta khắc phục. Làm tốt lắm”, một người khác nói thêm.
Một số người nói rằng tình huống này giống như sử dụng tã vải, trong khi những người khác nói rằng họ đang làm tương tự với vải dệt bông.
“Tôi mất hai tuần để tìm giấy vệ sinh. Tôi có thể sẽ làm theo giải pháp mà bạn đã gợi ý, về lâu dài sẽ tốt cho môi trường”, một người đăng.
Sau bài đăng của cô, các siêu thị đã trấn an người Úc rằng nguồn cung cấp giấy vệ sinh sẽ không bị cạn kiệt, chỉ là có quá nhiều người mua nên nó không ở lâu trên kệ.
Mẹ đảm tại Hà Nội chia sẻ cách lưu trữ túi nilon đã dùng rồi để tái sử dụng vừa hữu ích lại vừa gọn nhà
Chỉ với một vài thao tác đơn giản chị Hồng Dương đã giúp những chiếc túi nilon thu nhỏ tới 1/10 kích thước. Nhà bếp nhờ vậy mà gọn đẹp, sạch sẽ và ngăn nắp hơn.
Chuyện sử dụng chiếc túi nilon với các chị em đã không còn xa lạ. Đi siêu thị thì không nói nhưng hễ cứ bước chân tới chợ là dăm ba túi nilon mang về nhà là điều chắc chắn. Để bảo vệ môi trường theo cách của mình, chị Hồng Dương đã nghĩ ra phương pháp gấp gọn để cất giữ những chiếc túi đã qua sử dụng.
Chị Hồng Dương cho biết: " Thật ra mọi người đều biết tới việc cần hạn chế túi nilon để bảo vệ môi trường, nhưng mình không cần không có nghĩa là nhà mình không có. Từ ship hàng đến, khách khứa gửi quà biếu, hàng xóm bạn bè gia đình chia nhau rau củ quả, đồ đạc, đi chợ đều xuất hiện hình dáng của chiếc túi nilon".
Và để hạn chế việc sử dụng túi nilon của bản thân và gia đình, chị Hồng Dương đã lựa chọn giải pháp tái sử dụng hợp lý và cách gấp gọn này nằm trong quá trình đó.
Gấp gọn túi nilon là một trong những bước tái sử dụng hiệu quả mà chị em nên tham khảo.
Với những chiếc túi sạch, tức là không đựng đồ sống (thịt cá dầu mỡ), không dính đất bẩn (đựng rau củ ngoài chợ), chỉ dính chút nước sạch thì chị Hồng Dương sẽ treo cho khô rồi gấp lại. Chị tuyệt nhiên sẽ không rửa/giặt túi nilon vì cảm thấy tốn nước, tốn xà phòng lại không chắc sạch được. Những vết bẩn dù nhỏ nhất cũng là mầm mống vi khuẩn sinh sôi. Chị Hồng Dương sẽ chỉ phơi khô những chiếc túi đựng đồ dính nước sạch. Ví dụ như túi đựng pizza, gà rán bị hấp hơi nước hay túi đựng trà sữa, nước ép lạnh đọng nước mà thôi.
Chị Hồng Dương sẽ gấp gọn chiếc túi theo hình tam giác. Cài lại cho chắc chắn rồi phân loại túi to sang hộp lưu trữ to và túi nhỏ sang một hộp lưu trữ nhỏ. Cụ thể:
Bước 1: Chị trải đều túi nilon ra mặt phẳng lớn, gấp dọc chiếc túi đến khi chiều rộng chỉ còn khoảng 3cm.
Bước 2: Xoay nhẹ chiếc túi, dùng tay gấp hình tam giác theo chiều dọc.
Bước 3: Dùng tay đẩy phần quai túi vào khoảng trống bên trong hình tam giác.
Chỉ cần 3 thao tác đơn giản là bạn đã hoàn thành việc gấp gọn túi nilon. Với những chiếc túi nilon loại nhỏ, bạn cũng chỉ việc áp dụng theo đúng cách làm trên là được.
Cách gấp gọn những chiếc túi nilon kích thước nhỏ theo phương pháp hình tam giác của chị Hồng Dương.
Khi tái sử dụng, túi to chị sẽ đựng những loại thực phẩm có kích thước lớn, lót vào thùng rác hoặc nhiều thì đem biếu ông bà ngoại khi thu hoạch rau ở quê.
Túi nhỏ đa phần chị sẽ sử dụng để rác. Ví dụ như dầu ăn thừa/cặn dầu mỡ sau khi chiên rán. Nước xốt thừa chị sẽ cho vào túi zip hoặc túi nilon nhỏ buộc thắt nút trước khi cho vào túi rác lớn. Như vậy khi thu rác sẽ không tràn ra ngoài, vừa sạch thùng rác nhà mình mà cũng sạch thùng rác chung.
Những chiếc túi nilon được gấp gọn.
Sẽ được chị Hồng Dương lưu trữ trong tủ bếp rất gọn gàng.
Việc gấp túi này ban đầu mới áp dụng sẽ thấy hơi mất thời gian vì chưa quen tay. Nhưng chỉ cần thực hiện vài lần sẽ thấy rất nhanh gọn, đơn giản. Sau một thời gian áp dụng, chị Hồng Dương cũng rèn được kĩ năng phân biệt kích thước của túi qua hình tam giác gập để việc lấy túi phù hợp với nhu cầu sử dụng sẽ nhanh hơn.
Theo nhipsongviet
14 mẹo phòng thân đi siêu thị chị em không bao giờ được phép quên để không cháy túi khi mua hàng Người tiêu dùng thông minh là biết mua những đồ dùng cần thiết với số tiền rẻ nhất có thể. Tránh mua những món đồ không thực sự dùng đến. Việc khéo léo trong chi tiêu cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền để sử dụng cho những kế hoạch khác. 1. Viết một danh sách cần mua và chỉ mua những thứ...