4 kỹ nữ nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa
Trong xã hội Trung Hoa xưa kia, kỹ nữ là những cô gái làm nghề buôn phấn bán hương, bị xã hội và người đời coi là thấp kém.
Kỹ nữ thời xưa cũng có người tài giỏi và thông minh (Ảnh minh họa)
Thế nhưng, rất nhiều người trong số họ, dù từng có những năm tháng ở chốn lầu xanh, nhưng lại được người đời trọng vọng vì tài năng thơ ca, múa hát… Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu tới các độc giả bốn kỹ nữ nổi tiếng nhất trong chiều dài lịch sử Trung Hoa.
1. Tiết Đào
Để nói đến những kỹ nữ nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa, tất nhiên phải nhắc đến Tiết Đào – một ca nữ nổi tiếng của đời nhà Đường, trong giai đoạn về sau của cuộc đời, bà trở thành một nữ đạo sĩ, nhưng chủ yếu, sinh thời, Tiết Đào được biết đến là một nữ thi kỹ.
Tiết Đào sinh ra phải thời loạn, có cha là viên tiểu lại tên họ Tiết Vân, từ nhỏ, Tiết Đào đã sớm bộc lộ khả năng thơ phú bẩm sinh. Tương truyền, thời nhỏ, Tiết Vân dắt Tiết Đào đi chơi, nhìn vào trong vườn nhà liền ngẫu hứng buông lời thơ:
“Đình trừ nhất cổ đồng”
Tủng cán nhập vân trung”
Dịch
“Sân đồng cổ một cây
Thân vườn cao vào mây”
Video đang HOT
Tiết Đào sinh ra phải thời loạn, có cha là viên tiểu lại tên họ Tiết Vân, từ nhỏ, Tiết Đào đã sớm bộc lộ khả năng thơ phú bẩm sinh. (Ảnh minh họa)
Thì Tiết Đào lập tức tự ngâm tiếp
“Chi nghênh nam bắc điểu,
Diệp tống vãng lai phong”
Dịch
“Cành đón chim Nam Bắc
Lá đưa gió Đông Tây”
Lớn lên, cha bà mất sớm, Tiết Đào đành phải dựa vào nhan sắc và tài năng của mình để vào kỹ viện gảy đàn, ngâm thơ, hầu rượu mua vui. Với nhan sắc và trí tuệ hiếm có, chẳng bao lâu, bà đã nổi danh khắp Thành Đô, cũng vô cùng nổi tiếng trong giới văn sĩ đường thời.
Điều thú vị trong cuộc đời của Tiết Đào cần được nói đến là dù tiếp xúc với không ít người giới văn sĩ, vậy mà cả đời bà chỉ yêu một người duy nhất là Giám sát ngự sử Nguyễn Chẩn, đáng nói hơn, lúc hai người gặp nhau, Tiết Đào đã 42 tuổi trong khi Nguyễn Chẩn vẫn còn đang ở độ tuổi ngoài 30. Đáng tiếc thay, mối tính này của hai người không kéo dài được đến đầu bạc răng long.
2. Lý Sư Sư
Lý Sư Sư là một nhân vật sống vào thời Bắc Tống, nàng vốn họ Vương, sinh ra thì mẹ mất không lâu sau đó, cha nàng chỉ dùng sữa đậu nành nuôi nàng đến năm 4 tuổi rồi cũng qua đời, Lý Sư Sư được một nhà trong vùng nhận nuôi, từ ấy mới mang họ Lý.
Lý Sư Sư tương truyền mang nhan sắc trời phú, tài hoa bậc nhất, không lâu đã nổi danh khắp chốn, các thi sĩ đương thời vẫn thường tìm được nàng, trước là để nghe đàn thưởng vũ. (Ảnh minh họa)
Lý Sư Sư tương truyền mang nhan sắc trời phú, tài hoa bậc nhất, không lâu đã nổi danh khắp chốn, các thi sĩ đương thời vẫn thường tìm được nàng, trước là để nghe đàn thưởng vũ, sau là cùng nhau hàn huyên bàn chuyện thi ca, đến cả vua Tống thời bấy giờ là Tống Huy Tông nghe danh cũng nhiều lần đến thăm Sư Sư: “Danh kĩ Lý Sư Sư ở ngõ Kim Tuyến trong thành Đông Kinh, tài nghệ và dung mạo đều tuyệt trần. Huy Tông từ những năm Chính Hòa về sau, thường vi hành ngồi kiệu nhỏ, với vài nội thần dẫn đường đến chơi nhà Lý Sư Sư.”
Người đời sau biết về cuộc sống của Lý Sư Sư cũng rất ít, tương truyền, năm 1125, chiến sự nổ ra, quân Kim tấn công Bắc Tống, nhà Tống sụp đổ, từ ấy, cũng không ai thấy Sư Sư ở đâu nữa.
3. Lương Hồng Ngọc
Lương Hồng Ngọc là vợ của tướng quân Hàn Thế Trung đời Nam Tống, không rõ năm sinh. Bà sinh ra trong một gia đình nghèo khó, phải bán mình làm kỹ nữ. Nói đến Lương Hồng Ngọc, bà không những nổi tiếng vì là mẹ hiền vợ thảo, mà còn là một chiến lược gia tài năng. Không ít lần, bà đã giúp Hàn Thế Trung đánh trận giành thắng lợi.
Lương Hồng Ngọc là vợ của tướng quân Hàn Thế Trung đời Nam Tống, không rõ năm sinh. Bà sinh ra trong một gia đình nghèo khó, phải bán mình làm kỹ nữ. (ảnh minh họa)
Tương truyền vào đời hoàng đế Tống Cao Tông. Quân Kim thường xuyên đem quân xâm chiếm, năm 1129, hoàng tử nước Kim là Ngột Truật mang đại quân 10 vạn binh lính đánh Giang Nam, thế lực vô cùng mạnh, Tống Cao Tông sợ hãi bỏ chạy về Ôn Châu. Lúc đó, Thế Trung được lệnh đóng quân ở sông Trường Giang để đón đánh địch. Mặc dù ở thế chủ động, nhưng chỉ có vẻn vẹn 8000 quân, làm sao để đánh bại được 10 vạn quân Kim. Lương Hồng Ngọc bèn nghĩ ra cao kế, bà bàn với Thế Trung cố ý giăng đèn kết hoa mở hội ở Tú Châu để đánh lạc hướng quân Kim, một mặt, bà bảo chồng mang quân bí mật phục ở sông Trường Giang. Đúng như Hồng Ngọc dự tính, khi quân của Ngột Truật rút về tả ngạn sông Trường Giang, mải mê hướng về hội đèn hoa, không mảy may chuẩn bị. Lúc ấy, Thế Trung tung 8000 quân ra chặn đánh, quân Kim không kịp trở tay, thảm bại trong tay số quân lính ít ỏi của Thế Trung. Quân Tống đại thắng, Hàn Thế Trung từ đó ngày càng khâm phục vợ hơn, càng hay hỏi han bà về binh thư sách lược. Bà được suy tôn là 1 trong 3 nữ tướng quân vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa.
4. Liễu Như Thị
Liễu Như Thị sống vào đời nhà Minh, nàng là một trong tám danh kỹ lừng danh Trung Quốc, nổi tiếng khắp Nam Kinh với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, cầm kỳ thi họa lại đều vô cùng tinh thông.
Không phụ công mong đợi, Như Thị càng học hành càng tỏ ra giỏi giang, tiếng tăm đồn thổi, trở thành một trong những kỹ nữ nổi danh nhất bấy giờ. (ảnh minh họa)
Nàng sinh ra trong một gia đình nghèo khó, nên sớm đã phải vào chốn lầu xanh. Người trực tiếp đón Liễu Như Thị vào thanh lâu bấy giờ là tú bà họ Từ, nhận thấy nhan sắc hơn người và sự thông minh, lanh lợi của Như Thị, tú bà quyết định dạy dỗ nàng đàn, hát, múa với mong muốn đưa nàng thành quân cờ chủ lực của kỹ viện nổi tiếng khắp gần xa. Không phụ công mong đợi, Như Thị càng học hành càng tỏ ra giỏi giang, tiếng tăm đồn thổi, trở thành một trong những kỹ nữ nổi danh nhất bấy giờ.
Cũng như nhiều giai nhân thuở xưa, Liễu Như Thị có cuộc đời nhân duyên rất vất vả, mãi sau 3 đời làm lẽ, trải qua nhiều cuộc nhân duyên bi thương, đau khổ, nàng mới tìm được người chồng chính thức của mình. Tiếc thay, dù vậy cuộc đời của nàng cũng không được một kết thúc có hậu. Sau này, nhà Minh loạn lạc, nước mất nhà tan, chồng nàng là Tiền Khiêm Ích cũng chết sớm vì bạo bệnh, Liễu Như Thị cũng tuyệt vọng mà treo cổ tự sát, để lại cho người đời nhiều thương tiếc…
Theo Xahoi
Tuyệt chiêu tránh thai của gái lầu xanh
Sau khi tuyệt giao với chốn thanh lâu để yên bề gia thất, nhiều kỹ nữ phải ôm nhục bạc phúc vô sinh do tránh thai quá đà.
Xuất thân từ "chốn phong trần", gái lầu xanh dấn thân vào thứ nghề buôn phấn bán hương, phục vụ nhu cầu giải khuây, thậm chí ham muốn giường chiếu của đám khách làng chơi trong thiên hạ. Để có thể bám trụ với "nghề", chắc hẳn họ phải dụng trăm phương ngàn kế để tránh chuyện nhỡ nhàng, trót lỡ mang thai.
Dã sử không nhắc nhiều, phim ảnh cũng chỉ "thanh miêu đạm tả" điều này, vì vậy cho đến nay, chuyện tránh thai của phụ nữ cổ đại nói chung và kỹ nữ nói riêng vẫn tồn tại vô vàn quan điểm.
Có thuyết cho rằng, trước khi các biện pháp tránh thai hiện đại như: bao cao su, thuốc tránh thai... ra đời, kỹ nữ xưa từng nhét xạ hương vào rốn để tránh thai. Dù không phải gái thanh lâu bán thân nuôi miệng, nhưng Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức - hai mỹ nhân nức tiếng thời Hán cũng từng dụng chiêu này để gìn giữ xuân thì. Loại thuốc bí ẩn mà các nàng ưa dùng có tên gọi là "Hương cơ hoàn" với thành phần chính là xạ hương, sâm Cao Ly, lộc nhung.
Nhét thứ ấy vào rốn, công hiệu làm đẹp phát tác lạ kỳ. Hai mỹ nhân họ Triệu luôn rạng rỡ xuân thì với nước da trở nên mượt mà, trắng nõn và ngan ngát hương thơm. Nhưng chính vì ham mê làm đẹp, Phi Yến, Hợp Đức phải ngậm ngùi ôm nỗi đau "tuyệt hậu". Tích trữ lâu ngày trong cơ thể, xạ hương - thành phần chính của thuốc sẽ "đặt dấu chấm hết" cho khả năng thu thai ở người phụ nữ. Chính vì lẽ ấy, bí kíp này đã bị thất truyền. Lại có quan điểm cho rằng, trong loại thuốc có tên gọi "lương dược" cũng chứa thành phần xạ hương, ảnh hưởng tới khả năng làm mẹ của người phụ nữ, nhưng chưa tới mức tuyệt dục.
Còn theo dân gian Trung Quốc, nghệ tây là một "thần dược" tránh thai bí hiểm trong chốn cung đình. Nếu không mãn nguyện, hài lòng với cung nữ vừa lâm hạnh, đấng thiên tử sẽ hạ lệnh cho thái giám treo ngược cô ta lên, rồi dùng chất lỏng có chứa nghệ tây rửa sạch "vùng kín". Nghe nói, cách này có thể khiến đám "long tinh" còn lưu lại trong cơ thể cung nữ "bay biến" sạch sẽ. Một số tư liệu cho rằng, sau khi vui vẻ với người đẹp, nếu không muốn giữ lại giọt máu rồng, nhà vua sẽ hạ lệnh cho hoạn quan dùng tay bấm huyệt trên cơ thể mỹ nữ, khiến tinh dịch xuất sạch khỏi âm đạo.
Ngoài những phương pháp trên, người xưa còn sử dụng dụng cụ hỗ trợ tương tự như bao cao su ngày nay. Chỉ có điều, những "chiếc nón" này được đặc chế từ ruột động vật. Có người nói là ruột dê, cũng có người cho rằng, bàng quang lợn chính là "bao cao su" thuở sơ khai. Theo những ghi chép chân thực của sử liệu, loại bao được sử dụng trong chốn cung điện phương Tây thời trung đại quả thực có nguyên liệu từ ruột động vật, được gọi với cái tên khá vui tai: "nón Hà Lan". Riêng người Trung Quốc còn dùng bong bóng cá làm bao cao su. Trong số những cổ vật được lưu giữ trong bảo tàng có cả loại "nón" được chế từ ruột cừu, có điểm gần với hình dạng sơ bộ của bao cao su hiện đại.
Lại có ý kiến cho rằng, khoảng 3.000 năm trước, tại vùng Ấn Độ và Ai Cập, người ta quan niệm phân của các loài động vật như cá sấu, voi vốn tiềm tàng một sức mạnh thần bí cũng là thành phần hữu hiệu trong đơn thuốc tránh thai. Trên thực tế, chất thải của những loài vật này mang tính axit cao, có tác dụng nhất định trong việc tiêu diệt "tinh binh". Song, mùi hôi tới mức phải bịt mũi của chúng hiển nhiên sẽ ảnh hưởng tới hứng thú ân ái của lứa đôi.
Chưa hết, uống thủy ngân cũng được xem là biện pháp tránh thai hữu hiệu thời xa xưa. Tại một số vùng nông thôn miền Bắc Trung Quốc, nhiều phụ nữ cao tuổi từng vận dụng bí kíp này thời còn trẻ. Tuy nhiên, thủy ngân vốn chứa nhiều độc tố, nên là "con dao hai lưỡi" có thể gây hại cho sức khỏe con người. Xưa kia, trong trà hay các thực phẩm thường nhật của kỹ nữ thường có thêm một lượng nhỏ thủy ngân, nghe nói hiệu quả rất tốt. Đương nhiên, nếu biết thủy ngân có độc, gái bán hoa chắc hẳn sẽ không dám uống để rước họa vào thân.
Tuy nhiên, mọi biện pháp đều có sai số. Ngay cả ngày nay, những phương thức tránh thai khoa học, hiện đại cũng không hẳn đem lại hiệu quả tuyệt đối, mỹ mãn cho chị em. Thế nên, chuyện phụ nữ xưa kia, đặc biệt là các cô gái mang phận buôn phấn bán hương thất bại trong tránh thai cũng là điều dễ hiểu. Vi Tiểu Bảo chính là một thí dụ sống động cho sự cố này. Mẹ của Tiểu Bảo vốn là một kiều nữ xuất thân từ chốn phong trần, từng ăn nằm với đủ loại đàn ông trong xã hội. Chính bà ta cũng không hay biết cha của Tiểu Bảo là ai, nên chỉ đơn giản đặt tên con theo họ mình.
Có thể nói, vì lạm dụng những biện pháp ngừa thai, gái bán hoa gặp phải vô vàn rắc rối. Sau khi tuyệt giao với chốn nhơ nhuốc xác thịt để sống phận "gái ngoan", nhiều cô phải ê chề vì tiếng xấu bạc phúc vô sinh.
Theo VNE
Cảnh sát triệu tập admin trang web đồi trụy lầu xanh Admin của trang web đồi trụy lầu xanh này được xác định là Giám đốc một công ty công nghệ truyền thông ở Hà Nội. Đối tượng Sơn (trái) và Hữu (phải) tại cơ quan điều tra Đội 2 - Phòng Phòng chống tội phạm Công nghệ cao - Công an TP Hà Nội ngày 10/12 cho biết, đã triệu tập 2 đối...