4 kiểu đau đầu thường gặp – chữa trị thế nào?
Đau đầu gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Hiểu rõ căn nguyên của các kiểu đau đầu phổ biến giúp bạn nâng cao sức khỏe và ổn định sinh hoạt.
Đau đầu nửa đầu, đau đầu thành chuỗi hay đau đầu khi căng thẳng… là bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhiều nguyên nhân gây nên cơn đau đầu của bạn. Bạn có thể tìm hiểu điều gì thực sự khiến bạn đau đầu dữ dội và tìm cách khắc phục hiệu quả, theo Health.com.
Đau đầu do căng thẳng
Áp lực công việc và cuộc sống, uống thuốc giảm đau quá liều có thể gây nên nhưng cơn đau đầu dữ dội. Đau đầu do căng thẳng thường biểu hiện ở sự mỏi cơ mặt, cổ, đau khi nhai hoặc nghiến răng.
Áp lực công việc khiến bạn đau đầu thường xuyên. Ảnh: Health.com
Để điều trị chứng đau đầu này, bạn có thể sử dụng thuốc an thần, chẹn beta hay thuốc chống trầm cảm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, cách tốt nhất là cân bằng cuộc sống, giảm căng thẳng và thường xuyên vận động cơ thể. Bạn có thể thử các liệu pháp giảm căng thẳng sinh học, nhận thức hành vi, thiền… để giảm áp lực thần kinh và cải thiện chức năng thần kinh.
Đau nửa đầu
Nhiều người chọn sử dụng thuốc giảm đau để giải quyết chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài trên 15 ngày trong tháng, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Các biện pháp tự nhiên có thể điều trị chứng đau nửa đầu như bổ sung coenzyme Q10, vitamin B2, magie và các loại thảo mộc như hoa cúc… Vitamin B, đặc biệt là B2 (hay còn gọi Riboflavin) là một chất tự nhiên có hiệu quả mạnh mẽ trong việc cắt các cơn đau nửa đầu. Riboflavin giúp bảo vệ các tế bào từ quá trình oxy hóa và tham gia vào việc sản xuất năng lượng cho cơ thể. Nó cũng làm giảm tỷ lệ mắc chứng đau nửa đầu lên đến 59%.
Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng. Các nguyên nhân thông thường có thể là sự căng thẳng, thay đổi sinh hoạt, thực phẩm gây kích thích như mì chính, café, thay đổi nội tiết tố… Ngoài cách dùng thuốc, bạn nên tích cực luyện tập thể dục, massage đầu thường xuyên để xoa dịu những căng thẳng.
Video đang HOT
Đau đầu từng chuỗi
Triệu chứng đau nhói từng mảng đầu thường liên quan đến những bất thường vùng dưới đồi. Khi vùng dưới đồi xuất hiện bất thường, nó có thể ngăn cản sự lưu thông oxy dẫn đến hiện tượng đau nhói. Căn bệnh này có căn nguyên từ mạch máu, thường gặp ở lứa tuổi 20-40, nam bị nhiều hơn nữ. Biểu hiện là những cơn đau đột ngột, dữ dội và lặp lại nhiều lần ở vùng mặt – hố mắt, lan ra xung quanh. Cơn đau thường xảy ra sau bữa ăn hoặc ban đêm.
Các thuốc giảm đau không steroid thông thường như Indome-thacine, aspirin, paracetamol, diclophenac có thể có tác dụng tạm thời đối với bệnh này. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc trên.
Để phòng ngừa chứng đau đầu khó chịu này, bạn phải kiêng rượu (vì rượu là yếu tố khởi phát cơn đau), đồng thời sinh hoạt điều độ và thường xuyên luyện tập thể dục. Ngoài ra, người ta còn dùng thuốc lithium, corticoide ở giai đoạn đầu của cơn đau hoặc ở các bệnh nhân bị đau mạn tính. Những thuốc trên có nhiều tác dụng phụ nên phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
Đau đầu trong kỳ kinh nguyệt
Nhiều phụ nữ gặp chứng đau đầu trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân của chứng đau đầu thời kỳ kinh nguyệt là do thay đổi nội tiết tố, chủ yếu là giảm estrogen. Sự giảm hormone nữ liên quan đến tình trạng viêm và góp phần làm cơn đau trầm trọng hơn.
Xuất phát từ nguyên nhân, bạn có thể xử lý chứng đau đầu trong chu kỳ kinh nguyệt bằng cách uống thuốc bổ sung estrogen liều thấp trước kỳ kinh nguyệt khoảng 3 ngày đến 1 tuần. Nó không thể chấm dứt hoàn toàn nhưng sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
Thu Hoài
Theo Zing
Những sai lầm cần phải tránh khi ăn dưa chuột
Dưa chuột là loại thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ và làm đẹp. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Dưa chuột có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp. Trong dưa chuột chiếm đến 90% là nước, đồng thời dưa chuột chứa hầu hết các vitamin, khoáng chất tự nhiên cần thiết cho cơ thể.
Với hàm lượng vitamin và khoáng chất đó, dưa chuột sẽ cực tốt để giảm cân, giải độc, ổn định huyết áp, giúp tiêu hóa tốt và đặc biệt tốt khi sử dụng làm đẹp da. Vì vậy ăn dưa chuột mỗi ngày sẽ là phương pháp tốt, hiệu quả và đơn giản nhất để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Mặc dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên cũng giống như những thực phẩm khác, nếu không biết cách sử dụng và ăn không đúng cách sẽ gây ngộ độc và nguy hiểm cho sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Dưới đây là rủi ro có thể gặp khi ăn dưa chuột bạn cần biết để tránh:
Tăng nguy cơ lão hóa sớm
Vitamin C có rất nhiều trong dưa chuột, nếu tiêu thụ dưa chuột quá mức, vitamin lại gây tác dụng ngược, chống lại bản chất chống oxy hóa, gây sự phát triển và lây lan của các gốc tự do. Vì vậy khi nạp lượng vitamin C quá lớn từ dưa chuột, bạn đang tạo điều kiện cho các gốc tự do "đi lang thang", gây nguy cơ ung thư, mụn trứng cá, lão hóa sớm...
Gây đau đầu, khó thở
Hàm lượng nước trong dưa chuột lên tới 90%. Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn. Lượng nước dư thừa này có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên nếu ăn nhiều dưa chuột.
Ăn nhiều dễ mất nước
Tác hại lớn của việc ăn quá nhiều dưa chuột là nguy cơ mất nước và mất cân bằng trong cơ thể. Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu, mất cân bằng và nguy cơ liệt dương nếu trong trường hợp nặng.
Bên cạnh đó, trong dưa chuột có nhiều kali, lượng kali quá nhiều sẽ gây tăng kali trong máu - một điều kiện dẫn đến giảm chức năng thận. Đồng thời, nó có thể gây ra các bệnh đường ruột, đầy hơi, và đau bụng.
Không ăn khi viêm xoang, viêm hô hấp
Nếu bạn bị viêm xoang hay bất cứ loại bệnh hô hấp nào, bạn đều nên bỏ qua dưa chuột trong thực đơn. Các hiệu ứng làm mát của loại rau củ này có thể khiến các biểu hiện bệnh của bạn thêm trầm trọng.
Không ăn khi dưa đắng
Trong dưa chuột có chất độc, đó là vị đắng. Các nghiên cứu đã chứng minh các độc tố như cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic có trong dưa chuột là những yếu tố kích hoạt vị đắng trong dưa chuột. Một nghiên cứu khác thậm chí còn nêu rõ tiêu thụ quá nhiều những chất này còn có khả năng đe dọa tính mạng của bạn.
Không ăn khi thận yếu
Trong dưa chuột có nhiều kali, lượng kali quá nhiều sẽ gây tăng kali trong máu - một điều kiện dẫn đến giảm chức năng thận. Đồng thời, nó có thể gây ra các bệnh đường ruột, đầy hơi, và đau bụng.
Do dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu và dẫn đến liệt dương. Do vậy, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận thì không nên ăn dưa chuột.
Lưu ý khi làm đẹp bằng dưa chuột
Dưa chuột được nhiều phụ nữ sử dụng để đắp mặt. Tuy nhiên, các chuyên gia chuyên gia khuyên rằng việc làm này không thật sự hiệu quả. Bởi vì khi đắp lát dưa chuột vào thì chất nhựa của nó sẽ khiến da bị căng và sau đó da nhăn nheo hơn.
Cách sử dụng đúng là ép dưa chuột lấy nước, trước khi đi ngủ lấy nước ép này trộn thêm sữa, mật ong rồi bôi đều lên mặt khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch mặt.
Theo MH/Báo Gia đình & Xã hội
Khi đau đầu cần tránh ăn gì Khi đau đầu nên tránh ăn kem, trái cây họ cam, thực phẩm có ớt cay và uống cà phê... Đau đầu là chứng bệnh phổ biến hầu như ai cũng mắc phải. Thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân gây đau đầu, trong đó nhịn ăn, mất nước và ăn vội là những tác nhân đó. Khi bạn đang...